- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 16.11.2024
KHẮC TINH
Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương IX. Tương Ưng Kim Sí Điểu – Phẩm Kim Sí Điểu (S,iii,334)
Trong xã hội, cũng như thiên nhiên, đều có luật bù trừ. Có những thành phần thế cao lực mạnh, nhưng theo luật tự nhiên cũng có những khắc tinh. Có long chủng thì có Kim Sí Điểu. Biết được luật tự nhiên thì tâm an hoà với tất cả những dị biệt, tương sanh, tương khắc giữa cuộc đời. Ít nhất là không phẫn nộ, uất ức để thốt lời “Trời sanh Du sao còn sanh Lượng”.
Kinh văn
1. Kinh Giản Lược (suddhikasuttaṃ)
392. sāvatthinidānaṃ. “catasso imā, bhikkhave, supaṇṇayoniyo. katamā catasso? aṇḍajā supaṇṇā, jalābujā supaṇṇā, saṃsedajā supaṇṇā, opapātikā supaṇṇā — imā kho, bhikkhave, catasso supaṇṇayoniyo”ti. paṭhamaṃ.
Tại Sāvatthī.
“Này chư Tỳ khưu, có bốn hình thái sinh ra của các kim sí điểu. Bốn hình thức đó là gì? kim sí điểu thuộc noãn sanh; kim sí điểu thuộc thai sanh; kim sí điểu thuộc thấp sanh; kim sí điểu thuộc hoá sanh”.
2. Kinh Tha Đi (harantisuttaṃ)
343. sāvatthinidānaṃ. “catasso imā, bhikkhave, nāgayoniyo. katamā catasso? aṇḍajā nāgā, jalābujā nāgā, saṃsedajā nāgā, opapātikā nāgā. tatra, bhikkhave, aṇḍajehi nāgehi jalābujā ca saṃsedajā ca opapātikā ca nāgā paṇītatarā. tatra, bhikkhave, aṇḍajehi ca jalābujehi ca nāgehi saṃsedajā ca opapātikā ca nāgā paṇītatarā. tatra, bhikkhave, aṇḍajehi ca jalābujehi ca saṃsedajehi ca nāgehi opapātikā nāgā paṇītatarā. imā kho, bhikkhave, catasso nāgayoniyo”ti. dutiyaṃ.
Tại Sāvatthī.
“Này chư Tỳ khưu, có bốn hình thái sinh ra của các kim sí điểu. Bốn hình thức đó là gì? kim sí điểu thuộc noãn sanh; kim sí điểu thuộc thai sanh; kim sí điểu thuộc thấp sanh; kim sí điểu thuộc hoá sanh”.
“Này chư Tỳ khưu, các loại kim sí điểu noãn sanh chỉ mang đi các loại rồng rắn noãn sanh; không mang đi các loại rồng rắn thai sanh, thấp sanh và hóa sanh.
Các loại kim sí điểu thai sanh chỉ mang đi các loại rồng rắn thai sanh và noãn sanh; không mang đi các loại rồng rắn thấp sanh và hóa sanh.
Các loại kim sí điểu thấp sanh chỉ mang đi các loại rồng rắn noãn sanh, thai sanh và thấp sanh; không mang đi các loại rồng rắn hóa sanh.
Các loại kim sí điểu hoá sanh mang đi các loại rồng rắn noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hoá sanh.
Này chư Tỳ khưu, đây là bốn loại kim sí điểu về sanh chủng.
Những bài kinh còn lại của “Phẩm Kim Sí Điểu” có nội dung tương tự như phẩm trước “Phẩm Long Chủng” nên sẽ không có bài giảng. Có thể tham khảo thêm bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
Chú Thích
“Supaṇṇa” là một thuật ngữ trong tiếng Pali, dùng để chỉ loài chim thiên thể hoặc siêu nhiên. Chúng được nhắc nhiều trong các văn bản Phật giáo, đặc biệt là Kinh tạng Pali, trong đó nổi bật là những câu chuyện Jātakas (các câu chuyện tiền thân của Đức Phật). Thuật ngữ này có liên hệ mật thiết với từ “Suparṇa” trong tiếng Phạn, có thể dịch là “có lông vũ đẹp” hoặc “có cánh hoàn mỹ”. Kim sí điểu là khắc tinh của long chủng.
Kim Sí Điểu, còn được gọi là “Garuda” (Ca-lâu-la) trong tiếng Phạn, là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong Ấn Độ giáo, “Garuda” là vật cưỡi của thần Vishnu, thường được miêu tả với hình dáng nửa người nửa chim, có đầu người, mỏ đại bàng và ba mắt. “Garuda” được xem là kẻ thù tự nhiên của loài rắn “Nāga” và thường được thể hiện đang xé xác rắn bằng mỏ và móng vuốt sắc nhọn.
Trong Phật giáo Bắc Truyền, Kim Sí Điểu được biết đến là một trong Thiên Long Bát Bộ. Dù là khắc tinh của Long chủng, nhưng kim sí điểu không là biểu tượng văn hoá quen thuộc như rồng ở các quốc gia theo Phật giáo Đại Thừa. Trong lúc hình tượng Kim Sí Điểu xuất hiện rộng rãi trong kiến trúc và nghệ thuật của các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Campuchia. Tại Thái Lan, Garuda là biểu tượng quốc gia và xuất hiện trên quốc huy.
Theo Sớ Giải, "Harantīti" nghĩa là nâng lên hoặc “tha đi”. Tuy nhiên, khi kim sí điểu bắt tha đi, chúng chỉ có thể nâng được những thứ có sức mạnh yếu hơn hoặc tương đương với mình, chứ không thể nâng được những loài mạnh hơn. Có bảy loại rồng (Nāga) không thể bị nâng lên bởi Supaṇṇa, vì chúng vượt trội hơn về sức mạnh và địa vị:
1. Những loài Nāga thuộc loại "Kambalasatarā".
2. Nāga thủ lĩnh của quân đội (Nāgasenāpatino).
3. Những Nāga thuộc dòng họ Dhataraṭṭha.
4. Những Nāga sống giữa bảy đại dương (Sattasīdantaravāsino).
5. Những Nāga gắn chặt với đất (Pathaviṭṭhakā).
6. Những Nāga sống trên đỉnh núi (Pabbataṭṭhakā).
7. Những Nāga sống trong cung điện trên không (Vimānaṭṭhakā).
Trong đó:
• Có loài rồng sinh từ trứng (Aṇḍajā) hay từ bọc nước (Jalābujā) nhưng vượt trội hơn Supaṇṇa, nên không thể bị nâng lên.
• Những loài "Kambalasatarā" là thủ lĩnh Nāga, bất kỳ Supaṇṇa nào cũng không thể nâng được, dù gặp ở bất cứ đâu.
• Những Nāga dòng Dhataraṭṭha cũng là những vua rồng, không thể bị nâng lên bởi bất kỳ ai.
• Những Nāga sống giữa các đại dương lớn không thể bị xê dịch, vì nơi ở của họ hoàn toàn ổn định, nên không thể nâng lên được.
• Những Nāga sống gắn chặt với mặt đất hoặc trong các khe núi cũng có nơi trú ẩn kiên cố, nên không thể nâng lên.
• Nhưng đối với những Nāga sống trên bề mặt sóng biển trong đại dương, bất kỳ Supaṇṇa nào, dù ngang sức hay mạnh hơn, đều có thể nâng họ lên.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
Tương Ưng Kim Sí Ðiểu
-ooOoo-
I. Chủng Loại (S.iii,246)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim sí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim sí điểu từ trứng sanh, loại Kim sí điểu từ thai sanh, loại Kim sí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim sí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim sí điểu.
II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim sí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim sí điểu từ trứng sanh... loại Kim sí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim sí điểu.
4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim sí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh.
5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim sí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại hóa sanh.
6) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim sí điểu từ ẩm ướt sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, các loại từ thai sanh và các loại từ ẩm ướt sanh, không mang đi các loại Nàga hóa sanh.
7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim sí điểu hóa sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và các loại hóa sanh.
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim sí điểu về sanh chủng.
III. Làm Hai Hạnh (S.iii,247)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh?
4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng được nghe như sau: "Loại Kim sí điểu từ trứng sanh, có thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".
5) Chúng suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta có thể được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh!" Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh.
6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh.
IV. Làm Hai Hạnh (S.iii,248)
(Như kinh trước, chỉ thế vào các loại Kim sí điểu từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và các loại hóa sanh ).
V. Ủng Hộ Bố Thí (S.iii,248)
1-3) Nhân duyên ở Sàvathi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh?
4) -- Tại đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng nghe nói như sau: "Các Kim sí điểu từ trứng sanh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, thọ hưởng nhiều lạc".
5) Chúng suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh!"
6) Chúng bố thí đồ ăn. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh. Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh. Chúng bố thí đồ uống... Chúng bố thí vải mặc... Chúng bố thí hương liệu xoa bóp... Chúng bố thí ngọa cụ... Chúng bố thí nhà cửa... Chúng bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh.
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Kim sí điểu từ trứng sanh.
VI. Ủng Hộ Bố Thí (S.iii,248)
(Như kinh trên, câu hỏi được đặt ra với ba loại Kim sí điểu còn lại và câu trả lời được nói lên theo mỗi trường hợp).
Sớ Giải Phẩm Kim Sí Điểu
392-437. supaṇṇasaṃyutte pattānaṃ vaṇṇavantatāya garuḷā supaṇṇāti vuttā. idhāpi paṭhamasuttaṃ purimanayeneva aṭṭhuppattiyaṃ vuttaṃ. harantīti uddharanti. uddharamānā ca pana te attanā hīne vā same vā uddharituṃ sakkonti, na attanā paṇītatare. sattavidhā hi anuddharaṇīyanāgā nāma paṇītatarā kambalassatarā dhataraṭṭhā sattasīdantaravāsino pathaviṭṭhakā pabbataṭṭhakā vimānaṭṭhakāti. tatra aṇḍajādīnaṃ jalābujādayo paṇītatarā, te tehi anuddharaṇīyā. kambalassatarā pana nāgasenāpatino, te yattha katthaci disvā yo koci supaṇṇo uddharituṃ na sakkoti. dhataraṭṭhā pana nāgarājāno, tepi koci uddharituṃ na sakkoti. ye pana sattasīdantare mahāsamudde vasanti, te yasmā katthaci vikampanaṃ kātuṃ na sakkā, tasmā koci uddharituṃ na sakkoti. pathaviṭṭhakādīnaṃ nilīyanokāso atthi, tasmā tepi uddharituṃ na sakkoti. ye pana mahāsamudde ūmipiṭṭhe vasanti, te yo koci samo vā paṇītataro vā supaṇṇo uddharituṃ sakkoti. sesaṃ nāgasaṃyutte vuttanayamevāti.
392-437. Trong Supaṇṇasaṃyutta, vì tính chất uy nghi và đẹp đẽ của cánh chim, các chim thần Garuḷa được gọi là Supaṇṇa. Ở đây, bài kinh đầu tiên cũng được trình bày theo cách như các bài kinh trước.
"Harantīti" nghĩa là nâng lên hoặc kéo ra. Tuy nhiên, khi họ kéo ra, họ chỉ có thể nâng được những ai có sức mạnh yếu hơn hoặc tương đương với mình, chứ không thể nâng được những ai mạnh hơn. Có bảy loại rồng (Nāga) không thể bị nâng lên bởi Supaṇṇa, vì chúng vượt trội hơn về sức mạnh và địa vị:
Trong đó:
Các chi tiết còn lại đã được giải thích trong Nāgasaṃyutta.