Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | HẾT BỆNH KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC - Kinh Tụng Niệm (Sajjhāyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | HẾT BỆNH KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC - Kinh Tụng Niệm (Sajjhāyasuttaṃ)

Tuesday, 27/09/2022, 17:50 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 27.9.2022


HẾT BỆNH KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC

Kinh Tụng Niệm (Sajjhāyasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 202)

Tụng niệm là sinh hoạt nhật hành của người xuất gia. Ngoài sự lễ bái Tam Bảo, kinh văn tụng niệm còn chứa đựng những Phật ngôn. Tụng kinh để tâm an tịnh; để nhớ lời Phật dạy; mà cũng tạo nên lợi lạc cho chúng sanh chung quanh kể cả chư thiên. Tất cả điều nầy rất cần, rất tốt con người đang tu tập. Tuy vậy đối với bậc hoàn toàn giải thoát có thể không cần thiết. Có những thiện sự chỉ tốt đối với người đang trên hành trình đến giác ngộ giải thoát.

Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu yaṃ sudaṃ pubbe ativelaṃ sajjhāyabahulo viharati so aparena samayena appossukko tuṇhībhūto saṅkasāyati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno dhammaṃ asuṇantī yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Một thuở có vị tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Vị tỳ khưu trước kia thường tụng nhiều kinh bổng nhiên yên lặng trong sự tịnh lạc. Bấy giờ một vị thiên trong khu rừng không còn được nghe kinh tụng nên đi đến vị tỳ khưu nói lên kệ ngôn:

‘‘Kasmā tuvaṃ dhammapadāni bhikkhu,

nādhīyasi bhikkhūhi saṃvasanto;

Sutvāna dhammaṃ labhatippasādaṃ,

diṭṭheva dhamme _ labhatippasaṃsa’’nti.

“Khi sống giữa Tăng chúng

Tỳ khưu nên tụng kinh

Tụng kinh tăng tín tâm

Được mọi người tán thán.

(Vị tỳ khưu):

Ahu pure dhammapadesu chando,

yāva virāgena samāgamimha;

Yato virāgena samāgamimha,

yaṃ kiñci diṭṭhaṃva sutaṃ mutaṃ vā;

Aññāya nikkhepanamāhu santo’’ti.

“Khi chưa chứng ly dục

Ta ưa thích Pháp kệ

Từ khi chứng ly dục

Thánh giả gọi liễu ngộ

Không chấp những thấy, nghe…

‘‘Kasmā tuvaṃ dhammapadāni bhikkhu nādhīyasi bhikkhūhi saṃvasanto = Hỡi tỳ khưu, sao không tụng đọc pháp kệ cùng với chư tăng?

Sutvāna dhammaṃ labhatippasādaṃ = nghe pháp khiến thành tựu niềm tịnh tín

diṭṭheva dhamme labhatippasaṃsa’’nti = được tán thán ngay trong đời nầy

‘‘Ahu pure dhammapadesu chando = trước kia ta thích pháp kệ

yāva virāgena samāgamimha = khi chưa đạt được trạng thái ly tham

Yato virāgena samāgamimha = giờ chứng đạo ly dục

yaṃ kiñci diṭṭhaṃva sutaṃ mutaṃ vā aññāya nikkhepanamāhu santo’’ti = không còn vương mang đối với những gì được thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, một trạng thái mà các bậc thánh giả gọi là liễu tri.

Theo Sớ Giải thì vị tỳ khưu sau khi chứng quả A la hán khởi lên ý nghĩ: Ta đã thành tựu những gì đề cập trong kinh văn tại sao tiếp tục tụng đọc?. Và từ đó vị ấy an hưởng quả vị giác ngộ giải thoát trong im lặng.

Chữ Dhammapada thường được dịch là Pháp cú chỉ cho những lời Phật dạy. Riêng ở đây thì có nghĩa là những Phật ngôn được nói theo thể kệ tụng, một hình thức rất hữu ích trong cách học truyền khẩu. Do vậy bảnh dịch nầy dùng chữ “pháp kệ”.

Chữ muta bao gồm ba giác quan là khứu giác, vị giác, xúc giác. Trọn cả câu nói về sự ly tham đối với năm trần cảnh.

Kệ ngôn của vị tỳ khưu trong bài kinh nầy có 5 câu. Đây là trường hợp rất hiếm hoi trong văn học Phạn ngữ.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

10. Sajjhāyasuttaṃ [Mūla]

230. Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu yaṃ sudaṃ pubbe ativelaṃ sajjhāyabahulo viharati so aparena samayena appossukko tuṇhībhūto saṅkasāyati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno dhammaṃ asuṇantī yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kasmā tuvaṃ dhammapadāni bhikkhu, nādhīyasi bhikkhūhi saṃvasanto;

Sutvāna dhammaṃ labhatippasādaṃ, diṭṭheva dhamme labhatippasaṃsa’’nti.

‘‘Ahu pure dhammapadesu chando, yāva virāgena samāgamimha;

Yato virāgena samāgamimha, yaṃ kiñci diṭṭhaṃva sutaṃ mutaṃ vā;

Aññāya nikkhepanamāhu santo’’ti.

10. Sajjhāyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

230. Dasame yaṃ sudanti nipātamattaṃ. Sajjhāyabahuloti nissaraṇapariyattivasena sajjhāyanato bahutaraṃ kālaṃ sajjhāyanto. So kira ācariyassa divāṭṭhānaṃ sammajjitvā ācariyaṃ udikkhanto tiṭṭhati. Atha naṃ āgacchantaṃ disvāva paccuggantvā pattacīvaraṃ paṭiggahetvā paññattāsane nisinnassa tālavaṇṭavātaṃ datvā pānīyaṃ āpucchitvā pāde dhovitvā telaṃ makkhetvā vanditvā ṭhito uddesaṃ gahetvā yāva sūriyatthaṅgamā sajjhāyaṃ karoti. So nhānakoṭṭhake udakaṃ upaṭṭhapetvā aṅgārakapalle aggiṃ karoti. Ācariyassa nhatvā āgatassa pādesu udakaṃ puñchitvā piṭṭhiparikammaṃ katvā vanditvā uddesaṃ gahetvā paṭhamayāme sajjhāyaṃ katvā majjhimayāme sarīraṃ samassāsetvā pacchimayāme uddesaṃ gahetvā yāva aruṇuggamanā sajjhāyaṃ katvā niruddhasaddaṃ khayato sammasati. Tato sesaṃ upādāyarūpaṃ bhūtarūpaṃ nāmarūpanti pañcasu khandhesu vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ pāpuṇi. Appossukkoti uddesaggahaṇe ca sajjhāyakaraṇīye ca nirussukko. Saṅkasāyatīti yassa dāni atthāya ahaṃ sajjhāyaṃ kareyyaṃ, so me attho matthakaṃ patto. Kiṃ me idāni sajjhāyenāti phalasamāpattisukhena kālaṃ ativatteti. Ajjhabhāsīti, ‘‘kiṃ nu kho assa therassa aphāsukaṃ jātaṃ, udāhussa ācariyassa? Kena nu kho kāraṇena pubbe viya madhurassarena na sajjhāyatī’’ti? Āgantvā santike ṭhitā abhāsi.

Dhammapadānīti idha sabbampi buddhavacanaṃ adhippetaṃ. Nādhīyasīti na sajjhāyasi. Nādiyasīti vā pāṭho, na gaṇhāsīti attho. Pasaṃsanti dhammabhāṇako pasaṃsaṃ labhati, ābhidhammiko suttantiko vinayadharotissa pasaṃsitā bhavanti. Virāgenāti ariyamaggena. Aññāyāti jānitvā. Nikkhepananti tassa diṭṭhasutādino vissajjanaṃ santo vadantīti dīpeti, na buddhavacanassa. Ettāvatā ‘‘thero buddhavacanaṃ na vissajjāpetī’’ti na niccakālaṃ sajjhāyanteneva bhavitabbaṃ, sajjhāyitvā pana – ‘‘ettakassāhaṃ atthassa vā dhammassa vā ādhāro bhavituṃ samattho’’ti ñatvā vaṭṭadukkhassa antakiriyāya paṭipajjitabbaṃ. Dasamaṃ.