- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 28.2.2024
HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT
Kinh Vô Thường (Aniccasuttaṃ)
Tập III – Uẩn - Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Vô Thường (S,ii,297)
Quả chứng giải thoát là kết quả tự nhiên của giác ngộ. Sự giác ngộ đến từ khả năng nhận thức bản chất thật của đời sống. Bản chất thực đó là vô thường, khổ não, vô ngã. Những hệ luỵ của cuộc đời vừa là bi kịch của kiếp nhân sinh mà cũng là chất liệu thắp sáng tuệ giác. Có bao nhiêu câu chuyện trong kinh điển ghi lại về những con người giác ngộ do đứng lên từ những vấp ngã khổ đau. Và Đức Phật đã dạy rõ đó không phải là sự may mắn tình cờ mà là hành trình khởi sự từ nhận thức bản chất vô thường, khổ não, vô ngã đối với thân tâm.hay năm uẩn.
Evaṃ me sutaṃ—sāvatthiyaṃ.
Tatra kho …pe…
“rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ, vedanā aniccā, saññā aniccā, saṅkhārā aniccā, viññāṇaṃ aniccaṃ.
Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.
Tôi được nghe như vầy,
Tại đấy …
-- Này chư Tỳ khưu, sắc là vô thường …, thọ là vô thường…, tưởng là vô thường … các hành là vô thường…, thức là vô thường.
Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy vậy nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán vị ấy ly tham. Do ly tham tâm được giải thoát. Khi giải thoát, trí sanh khởi nhận rõ: “Đã được giải thoát”; vị ấy biết: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không có thêm sự trạng nầy nữa”
Kinh Khổ Não (Dukkhasuttaṃ)
Tập III – Uẩn -Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Vô Thường (S,ii,298)
……
Sāvatthinidānaṃ.
“Rūpaṃ, bhikkhave, dukkhaṃ, vedanā dukkhā, saññā dukkhā, saṅkhārā dukkhā, viññāṇaṃ dukkhaṃ.
Evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti.
Tại Sāvatthi
Tại đấy …
-- Này chư Tỳ khưu, sắc là khổ…, thọ là khổ…, tưởng là khổ…, các hành là khổ…, thức là khổ ….
Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy vậy nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán vị ấy ly tham. Do ly tham tâm được giải thoát. Khi giải thoát, trí sanh khởi nhận rõ: “Đã được giải thoát”; vị ấy biết: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không có thêm sự trạng nầy nữa”
Kinh Vô Ngã (Anattasuttaṃ)
Tập III – Uẩn - Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Vô Thường (S,ii,299)
……
Sāvatthinidānaṃ.
“Rūpaṃ, bhikkhave, anattā, vedanā anattā, saññā anattā, saṅkhārā anattā, viññāṇaṃ anattā.
Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.
Tại Sāvatthi
-- Này chư Tỳ khưu, sắc là vô ngã…, thọ là vô ngã…, tưởng là vô ngã…, các hành là vô ngã…, thức là vô ngã …
Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy vậy nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán vị ấy ly tham. Do ly tham tâm được giải thoát. Khi giải thoát, trí sanh khởi nhận rõ: “Đã được giải thoát”; vị ấy biết: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không có thêm sự trạng nầy nữa”
Chú Thích
Chữ nibbindati – thường được dịch là nhàm chán hay yểm ly như trong các mệnh đề “nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với thức” không mang ý nghĩa chán nản tiêu cực mà là trạng thái thấy biết rõ bản chất nên không hứng thú đeo bám.
Câu “Do nhàm chán vị ấy ly tham - Nibbindaṃ virajjati” có nghĩa là trạng thái không vướng mắc đến từ sự nhàm chán do biết rõ bản chất vô thường, khổ não, vô ngã.
Câu:”Do ly tham tâm được giải thoát - virāgā vimuccati” có nghĩa là sự giải thoát do đoạn tận ái chấp và vô minh.
Câu “Khi giải thoát, trí sanh khởi nhận rõ: Đã được giải thoát - Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti “ có nghĩa là một bậc giác ngộ giải thoát luôn tự mình biết rõ sở đắc chứ không đợi đến khi được xác chứng hay phong tặng.
Câu “vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không có thêm sự trạng nầy nữa - Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī” có nghĩa là vị nầy biết không còn sanh tử với năm uẩn; hành trình phạm hạnh đã viên mãn, không cần phải tu tập gì nữa, không có thêm năm uẩn bị vô thường, khổ não chi phối ở tương lai.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
1. Aniccasuttaṃ
258. Evaṃ me sutaṃ—sāvatthiyaṃ.
Tatra kho …pe…
“rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ, vedanā aniccā, saññā aniccā, saṅkhārā aniccā, viññāṇaṃ aniccaṃ.
Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. Paṭhamaṃ.
2. Dukkhasuttaṃ
259. Sāvatthinidānaṃ.
“Rūpaṃ, bhikkhave, dukkhaṃ, vedanā dukkhā, saññā dukkhā, saṅkhārā dukkhā, viññāṇaṃ dukkhaṃ.
Evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. Dutiyaṃ.
3. Anattasuttaṃ
260. Sāvatthinidānaṃ.
“Rūpaṃ, bhikkhave, anattā, vedanā anattā, saññā anattā, saṅkhārā anattā, viññāṇaṃ anattā.
Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. Tatiyaṃ.