Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || GIÁC NGỘ LÀ CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ - Kinh Vô Thường (Aniccasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || GIÁC NGỘ LÀ CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ - Kinh Vô Thường (Aniccasuttaṃ)

, 13/04/2024, 05:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.4.2024

GIÁC NGỘ LÀ CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ

Kinh Vô Thường (Aniccasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Chính Mình Là Hải Đảo (S,iii,45)

Phật pháp là con đường chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc. Do quán sát thực tại một cách khách quan, người tu tập nhận biết là bản chất không trường tồn, không hoàn hảo, không cá thể trong hiện tượng giới dù vật chất hay tâm thức. Nhận biết rõ, không còn bám chấp sai lạc và tâm đạt được cảnh giới thanh lương, không dao động. Sự an lạc đích thực nằm ở trạng thái tâm, chìa khoá bước vào cảnh giới an lạc chính là chánh trí hay tuệ giác.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

Này chư Tỳ khưu, sắc là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí như vầy: “Cái này không phải của ta; cái này không phải là ta; cái này không phải tự ngã của ta”. Do quán đúng theo thực tánh với chánh trí như vậy, tâm ly tham và giải thoát các lậu hoặc do không chấp thủ.

Vedanā aniccā …

saññā …

saṅkhārā …

viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi.

Thọ là vô thường …

Tưởng là vô thường …

Hành là vô thường …

Này chư Tỳ khưu, thức là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí như vầy: “Cái này không phải của ta; cái này không phải là ta; cái này không phải tự ngã của ta”. Do quán đúng theo thực tánh với chánh trí như vậy, tâm ly tham và giải thoát các lậu hoặc do không chấp thủ.

Rūpadhātuyā ce, bhikkhave, bhikkhuno cittaṃ virattaṃ vimuttaṃ hoti anupādāya āsavehi, vedanādhātuyā …pe… saññādhātuyā … saṅkhāradhātuyā … viññāṇadhātuyā ce, bhikkhave, bhikkhuno cittaṃ virattaṃ vimuttaṃ hoti anupādāya āsavehi.

Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

Này chư Tỳ khưu, nếu người tu tập đối với nguyên tố sắc có ly tham và giải thoát các lậu hoặc do không chấp thủ; đối với nguyên tố thọ …; đối với nguyên tố tưởng …; đối với nguyên tố hành…; đối với nguyên tố thức có ly tham và giải thoát các lậu hoặc do không chấp thủ. Do giải thoát, vị ấy an trụ.

Do an trụ, vị ấy toại nguyện.

Do toại nguyện, vị ấy không hy cầu.

Do không hy cầu, vị ấy tự mình chứng niết bàn.

Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

Chú Thích

Vô thường là hiện tượng sanh diệt, không đứng yên của cả hai hiện tượng vật chất và tâm thức. Đây là mấu chốt hành giả có thể nắm bắt qua quán niệm.

Cái gì vô thường (luôn biến đổi), thì cái đó khổ (bất toàn, khó kham nhẫn); cái gì khổ cái đó vô ngã (không thuộc chủ quyền nào). Đây là ba mấu chốt có liên hệ tất yếu.

Khi quán triệt ba tướng phổ quát trên, tâm hành giả không còn bám chấp và quan niệm sai lạc.

Theo Sớ Giải, thì “thấy với chánh trí” là “đạo – magga” và trạng thái ly tham, giải thoát là “quả - phala”.

Theo Sớ Giải, tâm an trụ (ṭhitaṃ) do không thấy có gì phải làm thêm, vì những gì cần làm đã làm. Toại nguyện (santussitaṃ) vì đã chứng ngộ những gì nên chứng ngộ.

Ý nghĩa của bài kinh đi từ sự trực nhận thực tại, đến sự chuyển hoá tâm thức một cách trọn vẹn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

3. Aniccasuttaṃ

45. Sāvatthinidānaṃ.

“Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi.

Vedanā aniccā …

saññā …

saṅkhārā …

viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi.

Rūpadhātuyā ce, bhikkhave, bhikkhuno cittaṃ virattaṃ vimuttaṃ hoti anupādāya āsavehi, vedanādhātuyā …pe… saññādhātuyā … saṅkhāradhātuyā … viññāṇadhātuyā ce, bhikkhave, bhikkhuno cittaṃ virattaṃ vimuttaṃ hoti anupādāya āsavehi.

Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

Tatiyaṃ.