Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | DUYÊN KHỞI KHÔNG THỂ HIỀU LÀ NHỮNG MẢNH GHÉP RỜI RẠC - Kinh Thánh Đệ Tử (Ariyasāvakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | DUYÊN KHỞI KHÔNG THỂ HIỀU LÀ NHỮNG MẢNH GHÉP RỜI RẠC - Kinh Thánh Đệ Tử (Ariyasāvakasuttaṃ)

Wednesday, 12/04/2023, 18:56 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 12.4.2023


DUYÊN KHỞI KHÔNG THỂ HIỀU LÀ NHỮNG MẢNH GHÉP RỜI RẠC

Kinh Thánh Đệ Tử (Ariyasāvakasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 77)

Cái gì thuộc về quy trình phải được hiểu thứ lớp tuần tự chứ không thể nhận thức từng phần riêng lẻ. Đây cũng là trường hợp nói về giáo lý duyên khởi. Sự liên đới của các pháp là điểm nhấn quan trọng để hiểu giáo lý vô ngã. Ở đây không có sự tồn tại độc lập cá biệt. Không có một thượng đế tự hữu mà không có ai tạo ra. Không có một linh hồn hằng hữu bất diệt. Gọi là hữu vi vì do duyên mà sanh và cũng do duyên mà diệt.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘na, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa evaṃ hoti – ‘kiṃ nu kho kismiṃ sati kiṃ hoti, kissuppādā kiṃ uppajjati? (Kismiṃ sati saṅkhārā honti, kismiṃ sati viññāṇaṃ hoti,) [( ) etthantare pāṭhā kesuci potthakesu na dissantīti sī. pī. potthakesu dassitā. tathā sati anantarasuttaṭīkāya sameti] kismiṃ sati nāmarūpaṃ hoti, kismiṃ sati saḷāyatanaṃ hoti, kismiṃ sati phasso hoti, kismiṃ sati vedanā hoti, kismiṃ sati taṇhā hoti, kismiṃ sati upādānaṃ hoti, kismiṃ sati bhavo hoti, kismiṃ sati jāti hoti, kismiṃ sati jarāmaraṇaṃ hotī’’’ti?

Ngự ở Sāvatthi …

-- Này chư Tỳ Khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu không có suy nghĩ như sau: "Khi cái gì hiện hữu thì cái gì được tạo thành? Với sự sanh khởi của cái gì khiến cái đó hiện khởi? [Do duyên gì hành sanh khởi? Do duyên gì thức sanh khởi?] Do duyên gì danh sắc hiện khởi? Do duyên gì lục nhập hiện khởi? Do duyên gì xúc hiện khởi? Do duyên gì thọ hiện khởi? Do duyên gì ái hiện khởi? Do duyên gì thủ hiện khởi? Do duyên gì hữu hiện khởi? Do duyên gì sanh hiện khời? do duyên gì già chết hiện khởi?.

‘‘Atha kho, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa aparappaccayā ñāṇamevettha hoti – ‘imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati. (Avijjāya sati saṅkhārā honti; saṅkhāresu sati viññāṇaṃ hoti;) [( ) etthakesu pāṭhā kesuci potthakesu na dissantīti sī. pī. potthakesu dassitā. tathā sati anantarasuttaṭīkāya sameti] viññāṇe sati nāmarūpaṃ hoti; nāmarūpe sati saḷāyatanaṃ hoti; saḷāyatane sati phasso hoti; phasse sati vedanā hoti; vedanāya sati taṇhā hoti; taṇhāya sati upādānaṃ hoti; upādāne sati bhavo hoti; bhave sati jāti hoti; jātiyā sati jarāmaraṇaṃ hotī’ti. So evaṃ pajānāti – ‘evamayaṃ loko samudayatī’’’ti.

-- Này chư Tỳ Khưu, thay vào đó, vị thánh đệ tử có học hiểu chính mình hiểu biết rõ: Do cái nầy hiện hữu nên cái kia hiện khởi; do cái đó hiện khởi nên cái nầy hiện hữu; [do có vô minh nên có hành, do có hành nên có thức], do có thức nên có danh sắc; do có danh sắc nên có lục nhập; do có lục nhập nên có xúc, do có xúc nên có thọ; do có thọ nên có ái; do có ái nên có thủ; do có thủ nên có hữu; do có hữu nên có sanh; do có sanh nên có già chết. Vị ấy hiểu rõ: như vậy là sự hiện khởi của thế giới.

‘‘Na, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa evaṃ hoti – ‘kiṃ nu kho kismiṃ asati kiṃ na hoti, kissa nirodhā kiṃ nirujjhati? (Kismiṃ asati saṅkhārā na honti, kismiṃ asati viññāṇaṃ na hoti,) [( ) etthantare pāṭhāpi tattha tatheva dassitā] kismiṃ asati nāmarūpaṃ na hoti, kismiṃ asati saḷāyatanaṃ na hoti, kismiṃ asati phasso na hoti, kismiṃ asati vedanā na hoti, kismiṃ asati taṇhā na hoti, kismiṃ asati upādānaṃ na hoti, kismiṃ asati bhavo na hoti, kismiṃ asati jāti na hoti, kismiṃ asati jarāmaraṇaṃ na hotī’’’ti?

-- Này chư Tỳ Khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu không có suy nghĩ như sau: "Khi cái gì không hiện hữu thì cái gì được không tạo thành? Với sự chấm dứt của cái gì khiến cái đó không hiện khởi? [Do đoạn diệt gì hành sanh khởi? Do đoạn diệt gì thức sanh khởi?] Do đoạn diệt gì gì danh sắc không hiện khởi? Do đoạn diệt gì lục nhập không hiện khởi? Do đoạn diệt gì xúc không hiện khởi? Do đoạn diệt gì thọ không hiện khởi? Do đoạn diệt gì gì ái không hiện khởi? Do đoạn diệt gì thủ không hiện khởi? Do đoạn diệt gì hữu không hiện khởi? Do đoạn diệt gì sanh hiện khởi? do duyên gì già chết không hiện khởi?.

‘‘Atha kho, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa aparappaccayā ñāṇamevettha hoti – ‘imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati. (Avijjāya asati saṅkhārā na honti; saṅkhāresu asati viññāṇaṃ na hoti;) [( ) etthantare pāṭhāpi tattha tatheva dassitā] viññāṇe asati nāmarūpaṃ na hoti; nāmarūpe asati saḷāyatanaṃ na hoti...pe... bhavo na hoti... jāti na hoti... jātiyā asati jarāmaraṇaṃ na hotī’ti. So evaṃ pajānāti – ‘evamayaṃ loko nirujjhatī’’’ti.

-- Này chư Tỳ Khưu, thay vào đó, vị thánh đệ tử có học hiểu chính mình hiểu biết rõ: Do cái nầy không hiện hữu nên cái kia không hiện khởi; do cái đó không hiện khởi nên cái nầy không hiện hữu; [do không có vô minh nên không có hành, do không có hành nên không có thức], do không có thức nên không có danh sắc; do không có danh sắc nên không có lục nhập; do không có lục nhập nên không có xúc, do không có xúc nên không có thọ; do không có thọ nên không có ái; do không có ái nên không có thủ; do không có thủ nên không có hữu; do không có hữu nên không có sanh; do không có sanh nên không có già chết. Vị ấy hiểu rõ: như vậy là sự tịch diệt của thế giới.

‘‘Yato kho, bhikkhave, ariyasāvako evaṃ lokassa samudayañca atthaṅgamañca yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako diṭṭhisampanno itipi...pe... amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhati itipī’’ti.

Này chư Tỳ Khưu, do vị thánh đệ tử biết duyên như vậy, duyên tập khởi như vậy, duyên đoạn diệt như vậy; biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt như vậy, vị thánh đệ tử ấy được gọi là đạt tri kiến, đạt tầm nhìn, đã đạt được chân diệu pháp này, thấy được chân diệu pháp này; đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập pháp lưu, là bậc thánh minh tuệ giác, đã đứng ngay tại Cửa Bất Tử.

Chú Thích

Bài kinh nầy có những câu nằm trong dấu ngoặc [ ] để chỉ cho sự khác biệt của những dị bản. Những câu nầy vì lý do gì đó không tìm thấy trong Tam Tạng ở Thái Lan và Tích Lan.

Sớ Giải và Hậu Sớ Giải chú thích rằng ở đây duyên khởi được trình bày theo song quan luận (dve nayā ekato vuttā) với hiện khởi và chấm dứt, năng duyên và sở duyên. Đây là cách nhận thức mạch lạc và minh xác.

Cụm từ sutavato ariyasāvakassa – vị thánh đệ tử có học hiểu – chỉ cho người có học pháp do vị Phật toàn giác truyền dạy chứ không phải tự thân giác ngộ. Chữ sutavato không mang ý nghĩa là “đa văn hay học nhiều hiểu rộng” như ở một số bản dịch.

Chữ aparappaccayā hàm nghĩa là chính mình nhận biết chứ không phải tin do sự nói lại hay thuyết phục. Vị thánh đệ tử có thể học từ kinh điển hay qua sự giảng dạy nhưng khi đắc chứng đạo quả thì tự thân thể nghiệm và liễu tri.

Hai mệnh đề: ‘kiṃ nu kho kismiṃ sati kiṃ hoti, kissuppādā kiṃ uppajjati – Khi cái gì hiện hữu thì cái gì được tạo thành? Với sự sanh khởi của cái gì khiến cái đó hiện khởi? mệnh đề đầu là câu hỏi về sở duyên (nguyên nhân nầy dẫn tới hệ quả nào?) và mệnh đề sau là câu hỏi về năng duyên (sự hiện hữu nầy do nhân nào)

Sự hiểu biết duyên khởi phải là một trình tự mang tánh liên lũy không thể nhận thức rời rạc bởi vì là tác động dây chuyền.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

9. Ariyasāvakasuttaṃ

49. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘na, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa evaṃ hoti – ‘kiṃ nu kho kismiṃ sati kiṃ hoti, kissuppādā kiṃ uppajjati? (Kismiṃ sati saṅkhārā honti, kismiṃ sati viññāṇaṃ hoti,) [( ) etthantare pāṭhā kesuci potthakesu na dissantīti sī. pī. potthakesu dassitā. tathā sati anantarasuttaṭīkāya sameti] kismiṃ sati nāmarūpaṃ hoti, kismiṃ sati saḷāyatanaṃ hoti, kismiṃ sati phasso hoti, kismiṃ sati vedanā hoti, kismiṃ sati taṇhā hoti, kismiṃ sati upādānaṃ hoti, kismiṃ sati bhavo hoti, kismiṃ sati jāti hoti, kismiṃ sati jarāmaraṇaṃ hotī’’’ti?

‘‘Atha kho, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa aparappaccayā ñāṇamevettha hoti – ‘imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati. (Avijjāya sati saṅkhārā honti; saṅkhāresu sati viññāṇaṃ hoti;) [( ) etthakesu pāṭhā kesuci potthakesu na dissantīti sī. pī. potthakesu dassitā. tathā sati anantarasuttaṭīkāya sameti] viññāṇe sati nāmarūpaṃ hoti; nāmarūpe sati saḷāyatanaṃ hoti; saḷāyatane sati phasso hoti; phasse sati vedanā hoti; vedanāya sati taṇhā hoti; taṇhāya sati upādānaṃ hoti; upādāne sati bhavo hoti; bhave sati jāti hoti; jātiyā sati jarāmaraṇaṃ hotī’ti. So evaṃ pajānāti – ‘evamayaṃ loko samudayatī’’’ti.

‘‘Na, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa evaṃ hoti – ‘kiṃ nu kho kismiṃ asati kiṃ na hoti, kissa nirodhā kiṃ nirujjhati? (Kismiṃ asati saṅkhārā na honti, kismiṃ asati viññāṇaṃ na hoti,) [( ) etthantare pāṭhāpi tattha tatheva dassitā] kismiṃ asati nāmarūpaṃ na hoti, kismiṃ asati saḷāyatanaṃ na hoti, kismiṃ asati phasso na hoti, kismiṃ asati vedanā na hoti, kismiṃ asati taṇhā na hoti, kismiṃ asati upādānaṃ na hoti, kismiṃ asati bhavo na hoti, kismiṃ asati jāti na hoti, kismiṃ asati jarāmaraṇaṃ na hotī’’’ti?

‘‘Atha kho, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa aparappaccayā ñāṇamevettha hoti – ‘imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati. (Avijjāya asati saṅkhārā na honti; saṅkhāresu asati viññāṇaṃ na hoti;) [( ) etthantare pāṭhāpi tattha tatheva dassitā] viññāṇe asati nāmarūpaṃ na hoti; nāmarūpe asati saḷāyatanaṃ na hoti...pe... bhavo na hoti... jāti na hoti... jātiyā asati jarāmaraṇaṃ na hotī’ti. So evaṃ pajānāti – ‘evamayaṃ loko nirujjhatī’’’ti.

‘‘Yato kho, bhikkhave, ariyasāvako evaṃ lokassa samudayañca atthaṅgamañca yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako diṭṭhisampanno itipi...pe... amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhati itipī’’ti. Navamaṃ.

9. Ariyasāvakasuttavaṇṇanā

49. Navame kiṃ nu khoti saṃsayuppattiākāradassanaṃ. Samudayatīti uppajjati. Navamaṃ.