- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 5.10.2022
ĐỐI TRỊ TẤT ĐÀN
Kinh Kẻ Trộm Mùi Hương (Gandhatthenasuttaṃ)
(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 204)
Trên lý thuyết và quan niệm thông thường có những sự việc mới nghe như cỏn con, không có gì quan trọng. Tuy vậy trong thực tế ứng dụng thì có những điểm nhỏ mà không nhỏ. Không phải vì cố tình “chuyện bé xé to” mà vì sự cải thiện rất cần thiết trong quá trình trị liệu hoặc giáo dục. Phương cách nầy là cách chỉnh sửa tương thích mà cổ nhân gọi là đối trị tất đàn. Gọi một người ngửi hương sen trong hồ là kẻ trộm hương là điều dường như quá đáng. Xem một việc kém tao nhã là lỗi lớn thì có vẻ khó tính. Được thỉnh cầu nhắc nhở thì thẳng thừng từ chối xem ra chẳng chút nể tình. Phải đọc kỹ toàn bộ câu chuyện vì sao người cảnh tỉnh có những lời “nặng tay” như vậy mới hiểu được đằng sau đó là một tấm lòng. Sự chuyển hoá bằng giáo dục đòi hỏi cảm nhận tinh tế cả đôi bên người xây dựng và người thụ huấn.
Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto pokkharaṇiṃ ogāhetvā padumaṃ upasiṅghati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –
Một thuở có vị tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Bấy giờ vị tỳ khưu sau khi khất thực và thọ trai xuống một hồ nước và ngửi hương thơm đoá sen hồng.
Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng trắc ẩn với vị tỳ khưu, muốn cảnh tỉnh và mang lại lợi lạc cho chư vị ấy liền đi đến, nói lên kệ ngôn:
‘‘Yametaṃ vārijaṃ pupphaṃ, adinnaṃ upasiṅghasi;
Ekaṅgametaṃ theyyānaṃ, gandhatthenosi mārisā’’ti.
“Ngửi hương thơm hoa sen
Vốn không được tặng biếu
Là chi phần trộm đạo
Ngài là kẻ trộm hương.
(Vị tỳ khưu):
‘‘Na harāmi na bhañjāmi, ārā siṅghāmi vārijaṃ;
Atha kena nu vaṇṇena, gandhatthenoti vuccati.
‘‘Yvāyaṃ bhisāni khanati, puṇḍarīkāni bhañjati;
Evaṃ ākiṇṇakammanto, kasmā eso na vuccatī’’ti.
“Không lấy, không phá hại
Chỉ ngửi mùi từ xa
Vậy cớ gì lại nói
Tôi là kẻ trộm hương?
“Có người đào củ sen
Làm hư hại hoa sen
Với hành động thô thiển
Sao không nói người ấy?!
(Vị Thiên):
‘‘Ākiṇṇaluddo puriso, dhāticelaṃva makkhito;
Tasmiṃ me vacanaṃ natthi, tvañcārahāmi vattave.
‘‘Anaṅgaṇassa posassa, niccaṃ sucigavesino;
Vālaggamattaṃ pāpassa, abbhāmattaṃva khāyatī’’ti.
“Với những người thô thiển
Như vải lau nhơ bẩn
Thì nói để làm gì?
Với Ngài thì lại khác
“Với một người thanh cao
Luôn tầm cầu thanh tịnh
Lỗi nhỏ như sợi tóc
Cũng lớn tựa đám mây.
(Vị tỳ khưu):
‘‘Addhā maṃ yakkha jānāsi, atho me anukampasi;
Punapi yakkha vajjāsi, yadā passasi edisa’’nti.
“Thiên thần, Người hiểu tôi
Lân mẫn đối với tôi
Xin chỉ dạy thêm nữa
Khi thấy điều như vậy.
(Vị Thiên):
‘‘Neva taṃ upajīvāma, napi te bhatakāmhase;
Tvameva bhikkhu jāneyya, yena gaccheyya suggati’’nti.
“Tôi không sống nhờ Ngài
Không là người phục dịch
Tỳ khưu, nên tự biết
Đâu là đường tịnh lạc.
Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.
Vị tỳ khưu ấy bừng tỉnh khi được vị thiên nhắc nhở.
‘‘Yametaṃ vārijaṃ pupphaṃ adinnaṃ upasiṅghasi = khi ngài ngửi hoa sen vốn không được cho
Ekaṅgametaṃ theyyānaṃ = đây là chi phần của sự trộm cắp
gandhatthenosi mārisā’’ti = Ngài là người trộm mùi hương, thưa Hiền giả
‘‘Na harāmi na bhañjāmi = tôi không lấy, cũng không gây tổn hại
ārā siṅghāmi vārijaṃ = tôi ngửi hoa sen từ xa
Atha kena nu vaṇṇena gandhatthenoti vuccati = cớ gì người gọi tôi là kẻ trộm mùi hương?
‘‘Yvāyaṃ bhisāni khanati = người đào củ sen
puṇḍarīkāni bhañjati = người huỷ hoại hoa sen
Evaṃ ākiṇṇakammanto = những hành động thô thiển như vậy
kasmā eso na vuccatī’’ti = sao không nói với người ấy?
‘‘Ākiṇṇaluddo puriso = đối với người hung dữ võ biền
dhāticelaṃva makkhito = nhơ nhuốc như vải lau dùng bởi người điều dưỡng
Tasmiṃ me vacanaṃ natthi = tôi không có gì để nói với người ấy
tvañcārahāmi vattave = nhưng chính là Ngài thì tôi nên nói
‘‘Anaṅgaṇassa posassa = với người vốn thanh cao
niccaṃ sucigavesino = luôn tầm cầu thanh tịnh
Vālaggamattaṃ pāpassa = dù điều sai quấy chỉ bằng cọng tóc
abbhāmattaṃva khāyatī’’ti = thì cũng lớn tựa như đám mây
‘‘Addhā maṃ yakkha jānāsi = Hỡi Dạ xoa, người quả thật hiểu tôi
atho me anukampasi = và có lòng lân mẫn với tôi
Punapi yakkha vajjāsi = Hỡi thiên thần hãy chỉ dạy nữa
yadā passasi edisa’’nti = khi người thấy những sở hành như vậy
‘‘Neva taṃ upajīvāma = chúng tôi không sống nhờ Ngài
napi te bhatakāmhase = cũng không phải người phục dịch của Ngài
Tvameva bhikkhu jāneyya = Hỡi tỳ khưu, ngài nên tự biết
yena gaccheyya suggati’’nti = con đường nào đến cảnh giới an lạc
Theo Sở Giải thì vị thiên nữ trong kinh nầy biết được vị tỳ khưu đã học thiền án từ Đức Phật sau đó vào rừng để dốc lòng tu tập. Khi thấy vị tỳ khưu ngửi mùi hương của hoa sen thì thiên nữ lo là vị nầy nhiễm trần cảnh không thích hợp cho sự tu tập nên hiện ra nhắc nhở.
Theo Sớ Giải thì khi vị tỳ khưu cảm kích lời cảnh tỉnh của thiên nữ thì vị nầy khởi lên sự mong mỏi sẽ được nhắc nhở như vậy trong tương lai. Thiên nữ nghĩ rằng điều nầy có thể khiến vị tỳ khưu ỷ lại nên từ chối.
Có câu chuyện trong Kinh Bổn Sanh số 392 (III 307-10) với nội dung tương tự với bài kinh nầy mà vị tỳ khưu trong câu chuyện là tiền thân của Đức Phật.
Chữ yakkha thường được âm là dạ xoa và cũng thường được hiểu là quỹ dữ (và lại xấu xí). Thật ra trong Phạm ngữ từ vựng nầy chỉ cho những loài hoá sanh có uy lực kể cả thiên chủ Đế Thích. Nên trong bản dịch dùng chữ “thiên thần”.
Hai từ vựng ākiṇṇakammanto, ākiṇṇaluddo hơi khó dịch trong ngữ cảnh của bài kinh. Sớ giải định nghĩa hai từ nầy aparisuddhakammanto – không cao khiết – và kakkhaḷakammanto – thiếu tao nhã. Bản dịch nầy chọn chữ “thô thiển” có ý không phải là điều ác xấu nhưng là điều mà một tao nhân mặc khách luôn tránh.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
14. Gandhatthenasuttaṃ [Mūla]
234. Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto pokkharaṇiṃ ogāhetvā padumaṃ upasiṅghati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Yametaṃ vārijaṃ pupphaṃ, adinnaṃ upasiṅghasi;
Ekaṅgametaṃ theyyānaṃ, gandhatthenosi mārisā’’ti.
‘‘Na harāmi na bhañjāmi, ārā siṅghāmi vārijaṃ;
Atha kena nu vaṇṇena, gandhatthenoti vuccati.
‘‘Yvāyaṃ bhisāni khanati, puṇḍarīkāni bhañjati;
Evaṃ ākiṇṇakammanto, kasmā eso na vuccatī’’ti.
‘‘Ākiṇṇaluddo puriso, dhāticelaṃva makkhito;
Tasmiṃ me vacanaṃ natthi, tvañcārahāmi vattave.
‘‘Anaṅgaṇassa posassa, niccaṃ sucigavesino;
Vālaggamattaṃ pāpassa, abbhāmattaṃva khāyatī’’ti.
‘‘Addhā maṃ yakkha jānāsi, atho me anukampasi;
Punapi yakkha vajjāsi, yadā passasi edisa’’nti.
‘‘Neva taṃ upajīvāma, napi te bhatakāmhase;
Tvameva bhikkhu jāneyya, yena gaccheyya suggati’’nti.
Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.
14. Gandhatthenasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
234. Cuddasame ajjhabhāsīti taṃ bhikkhuṃ nāḷe gahetvā padumaṃ siṅghamānaṃ disvāva – ‘‘ayaṃ bhikkhu satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā samaṇadhammaṃ kātuṃ araññaṃ paviṭṭho gandhārammaṇaṃ upanijjhāyati, svāyaṃ ajja upasiṅghaṃ svepi punadivasepi upasiṅghissati, evamassa sā gandhataṇhā vaḍḍhitvā diṭṭhadhammikasamparāyikaṃ atthaṃ nāsessati, mā mayi passantiyā nassatu, codessāmi na’’nti upasaṅkamitvā abhāsi.
Ekaṅgametaṃ theyyānanti thenitabbānaṃ rūpārammaṇādīnaṃ pañcakoṭṭhāsānaṃ idaṃ ekaṅgaṃ, ekakoṭṭhāsoti attho. Na harāmīti na gahetvā gacchāmi. Ārāti dūre nāḷe gahetvā nāmetvā dūre ṭhito upasiṅghāmīti vadati. Vaṇṇenāti kāraṇena.
Yvāyanti yo ayaṃ. Tasmiṃ kira devatāya saddhiṃ kathenteyeva eko tāpaso otaritvā bhisakhananādīni kātuṃ āraddho, taṃ sandhāyevamāha. Ākiṇṇakammantoti evaṃ aparisuddhakammanto. Akhīṇakammantotipi pāṭho, kakkhaḷakammantoti attho. Na vuccatīti gandhacoroti vā pupphacoroti vā kasmā na vuccati.
Ākiṇṇaluddoti bahupāpo gāḷhapāpo vā, tasmā na vuccati. Dhāticelaṃva makkhitoti yathā dhātiyā nivatthakiliṭṭhavatthaṃ uccārapassāvapaṃsumasikaddamādīhi makkhitaṃ, evamevaṃ rāgadosādīhi makkhito. Arahāmi vattaveti arahāmi vattuṃ. Devatāya codanā kira sugatānusiṭṭhisadisā, na taṃ lāmakā hīnādhimuttikā micchāpaṭipannakapuggalā labhanti. Tasmiṃ pana attabhāve maggaphalānaṃ bhabbarūpā puggalā taṃ labhanti, tasmā evamāha.
Sucigavesinoti sucīni sīlasamādhiñāṇāni gavesantassa. Abbhāmattaṃ vāti valāhakakūṭamattaṃ viya. Jānāsīti suddho ayanti jānāsi. Vajjāsīti vadeyyāsi. Neva taṃ upajīvāmāti devatā kira cintesi – ‘‘ayaṃ bhikkhu atthi me hitakāmā devatā, sā maṃ codessati sāressatīti pamādampi anuyuñjeyya, nāssa vacanaṃ sampaṭicchissāmī’’ti. Tasmā evamāha. Tvamevāti tvaṃyeva. Jāneyyāti jāneyyāsi. Yenāti yena kammena sugatiṃ gaccheyyāsi, taṃ kammaṃ tvaṃyeva jāneyyāsīti. Cuddasamaṃ.