Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐỜI ĐI TU ĐÚNG NGHĨA - Kinh Nanda (Nandasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐỜI ĐI TU ĐÚNG NGHĨA - Kinh Nanda (Nandasuttaṃ)

, 20/01/2024, 19:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 20.1.2024

ĐỜI ĐI TU ĐÚNG NGHĨA

Kinh Nanda (Nandasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương X. Tương Ưng Tỷ Kheo (S,ii,281)

Mỗi cuộc sống đều có phong cách thích hợp riêng. Một người lao động tay chân mà se xua là không hợp cách; trái lại, người làm việc xã giao mà ăn mặc lôi thôi thì khó làm tốt việc của mình. Tất nhiên, đời tu cũng có phong cách thích hợp riêng. Phải hiểu rõ tôn ý của Đức Phật và giá trị chân thực của đời sống xuất gia thì mới biết sống thế nào là thích hợp. Tất cả người tu đều cần hiểu cách áp dụng trung đạo trong đời sống thực tế hằng ngày.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā nando bhagavato mātucchāputto ākoṭitapaccākoṭitāni cīvarāni pārupitvā akkhīni añjetvā acchaṃ pattaṃ gahetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ nandaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘na kho te taṃ, nanda, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ ākoṭitapaccākoṭitāni cīvarāni pārupeyyāsi, akkhīni ca añjeyyāsi, acchañca pattaṃ dhāreyyāsi. Etaṃ kho te, nanda, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ āraññiko ca assasi, piṇḍapātiko ca paṃsukuliko ca kāmesu ca anapekkho vihareyyāsī’’ti.

Ngự ở Sāvatthi.

Bấy giờ Tôn giả Nanda, con trai di mẫu (của Phật), mặc y khéo ủi, khéo xếp, bôi vẽ mắt, cầm bát bóng loáng, đi đến Thế Tôn; đảnh lễ và rồi ngồi xuống một bên.

Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Nanda:

-- Này Nanda, thật không thích hợp cho Thầy, là một thiện gia nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ thế tục, sống không gia đình, lại mặc y khéo ủi, khéo xếp, bôi vẽ mắt, cầm bát bóng loáng. Thích hợp cho thầy, một thiện gia nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ thế tục, sống không gia đình, sống ẩn lâm, đi khất thực, mặc y phấn tảo, sống không tầm cầu dục lạc.

Idamavoca bhagavā...pe... satthā –

‘‘Kadāhaṃ nandaṃ passeyyaṃ, āraññaṃ paṃsukūlikaṃ;

Aññātuñchena yāpentaṃ, kāmesu anapekkhina’’nti.

Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Đấng Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Khi nào Ta thấy được

Nanda sống ẩn lâm

Mặc pháp phục phấn tảo

Dùng thực phẩm ngàn nhà

Chẳng tầm cầu dục lạc

Atha kho āyasmā nando aparena samayena āraññiko ca piṇḍapātiko ca paṃsukūliko ca kāmesu ca anapekkho vihāsīti.

Rồi Tôn giả Nanda sau đó trở thành sống ẩn lâm, đi khất thực, mặc y phấn tảo, sống không tầm cầu dục lạc.

Chú Thích

Tôn giả Nanda vừa là em cùng cha khác mẹ, cũng là anh em bạn dì ruột của Đức Phật trên phương diện huyết thống. Chữ mātucchāputta trong chánh văn có nghĩa là “anh em bạn dì” chỉ nói được một trong hai liên hệ.

Theo Sớ giải, sở dĩ Tôn giả Nanda “mặc y khéo ủi, khéo xếp, bôi vẽ mắt, cầm bát bóng loáng” vì cố ý muốn được Đức Phật dạy, là Đức Thế Tôn muốn tôn giả sống thế nào. Ăn mặc chỉnh tề, ra đường với diện mạo được chăm chút là lối sống tự nhiên của một người quý tộc. Sau khi xuất gia, Tôn giả Nanda vẫn muốn Đức Phật có ý kiến về cách sống của mình thuận theo ý của Phật.

 Chữ aññātuñchena yāpentaṃ là một cụm từ khó dịch. Chữ ñātuncha có nghĩa là những phần ăn của những người danh tiếng. Chữ aññātuñcha nghĩa là “miếng ăn của những kẻ vô danh”, ý nói là nuôi mạng bằng thực phẩm không cao sang, từ những gia đình không tiếng tăm, không quen biết. Ý nghĩa tương tự như “bát cơm ngàn nhà" hay “xuất gia vốn hạnh bần tăng, cơm mười phương góp tín tâm mọi nhà”.

 

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

8. Nandasuttaṃ

242. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā nando bhagavato mātucchāputto ākoṭitapaccākoṭitāni cīvarāni pārupitvā akkhīni añjetvā acchaṃ pattaṃ gahetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ nandaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘na kho te taṃ, nanda, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ ākoṭitapaccākoṭitāni cīvarāni pārupeyyāsi, akkhīni ca añjeyyāsi, acchañca pattaṃ dhāreyyāsi. Etaṃ kho te, nanda, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ āraññiko ca assasi, piṇḍapātiko ca paṃsukuliko ca kāmesu ca anapekkho vihareyyāsī’’ti. Idamavoca bhagavā...pe... satthā –

‘‘Kadāhaṃ nandaṃ passeyyaṃ, āraññaṃ paṃsukūlikaṃ;

Aññātuñchena yāpentaṃ, kāmesu anapekkhina’’nti.

Atha kho āyasmā nando aparena samayena āraññiko ca piṇḍapātiko ca paṃsukūliko ca kāmesu ca anapekkho vihāsīti. Aṭṭhamaṃ.

8. Nandasuttavaṇṇanā
 

242. Aṭṭhame ākoṭitapaccākoṭitānīti ekasmiṃ passe pāṇinā vā muggarena vā ākoṭanena ākoṭitāni, parivattetvā ākoṭanena paccākoṭitāni. Añjetvāti añjanena pūretvā. Acchaṃ pattanti vippasannavaṇṇaṃ mattikāpattaṃ. Kasmā pana thero evamakāsīti? Satthu ajjhāsayajānanatthaṃ. Evaṃ kirassa ahosi ‘‘sace satthā ‘sobhati vata me ayaṃ kaniṭṭhabhātiko’ti vakkhati, yāvajīvaṃ iminā vākārena carissāmi. Sace ettha dosaṃ dassati, imaṃ ākāraṃ pahāya saṅkāracoḷaṃ gahetvā cīvaraṃ katvā dhārento pariyantasenāsane vasanto carissāmī’’ti. Assasīti bhavissasi.

Aññātuñchenāti abhilakkhitesu issarajanagehesu kaṭukabhaṇḍasambhāraṃ sugandhaṃ bhojanaṃ pariyesantassa uñcho ñātuñcho nāma. Gharapaṭipāṭiyā pana dvāre ṭhitena laddhaṃ missakabhojanaṃ aññātuñcho nāma. Ayamidha adhippeto. Kāmesu anapekkhinanti vatthukāmakilesakāmesu nirapekkhaṃ. Āraññiko cātiādi sabbaṃ samādānavaseneva vuttaṃ. Kāmesu ca anapekkhoti idaṃ suttaṃ devaloke accharāyo dassetvā āgatena aparabhāge kathitaṃ. Imassa kathitadivasato paṭṭhāya thero ghaṭento vāyamanto katipāheneva arahatte patiṭṭhāya sadevake loke aggadakkhiṇeyyo jāto. Aṭṭhamaṃ.