Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | ĐỘ NGƯỜI HAY ĐỘ MÌNH - Kinh Dạ Xoa Tên Sakka (Sakkanāmasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | ĐỘ NGƯỜI HAY ĐỘ MÌNH - Kinh Dạ Xoa Tên Sakka (Sakkanāmasuttaṃ)

Tuesday, 11/10/2022, 18:03 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 11.10.2022


ĐỘ NGƯỜI HAY ĐỘ MÌNH

Kinh Dạ Xoa Tên Sakka (Sakkanāmasuttaṃ)

(CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA) (S. i, 206)

Việc hoằng pháp lợi sanh là trách nhiệm thiêng liêng của người con Phật. Tuy vậy trong việc thực hiện sứ mạng cao cả nầy vẫn có những điều phải cẩn trọng. Dĩ nhiên với Đức Phật và chư vị thánh nhân hoàn toàn giải thoát thì luôn tự tại trong hành trạng độ đời. Với phàm nhân thì không thể không nghĩ tới những hệ luỵ như sợi dây liên hệ mật thiết giữa cá nhân với cá nhân hoặc càng thành công thì càng chấp ngã. Không nên xem thường những vướng vấp nhưng cũng không nên vì sự quá cẩn trọng mà quay lưng với sự hoằng hoá độ sanh. Sự quân bình rất tế nhị. Bậc trí là người có thể đi qua những giai đoạn khó mà vẫn giữ được tinh thần tự giác, giác tha.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho sakkanāmako yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự trên đỉnh núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu), ở Rājagaha (Vương Xá). Lúc ấy dạ xoa tên Sakka đi đến Đức Thế Tôn và nói lên kệ ngôn.

‘‘Sabbaganthappahīnassa, vippamuttassa te sato;

Samaṇassa na taṃ sādhu, yadaññamanusāsasī’’ti.

“Với người đã giải thoát

Cắt đứt mọi buộc ràng

Còn lo dạy người khác

Chẳng tốt, hỡi Sa môn.

(Thế Tôn):

‘‘Yena kenaci vaṇṇena, saṃvāso sakka jāyati;

Na taṃ arahati sappañño, manasā anukampituṃ.

‘‘Manasā ce pasannena, yadaññamanusāsati;

Na tena hoti saṃyutto, yānukampā anuddayā’’ti

“Sakka, do duyên gì

Sự thân thiết khởi sanh

Trí giả không động lòng

Với bản nguyện từ bi.

“Bằng tâm tư trong sáng

Bằng xót thương lân mẫn

Vị ấy giáo hoá người

Không có gì vương mang.

‘‘Sabbaganthappahīnassa vippamuttassa te sato = Một người đã hoàn toàn giải thoát, cắt đứt mọi cột trói.

Samaṇassa na taṃ sādhu = thật không tốt gì cho Ngài, một vị sa môn

yadaññamanusāsasī’’ti = hướng dẫn cho người khác.

‘‘Yena kenaci vaṇṇena = cho dù bất cứ lý do gì

saṃvāso sakka jāyati = sự thân thiết khởi sanh, hỡi Sakka

Na taṃ arahati sappañño manasā anukampituṃ = bậc trí cũng không giao động trong sự bi mẫn với người ấy

‘‘Manasā ce pasannena = Với tâm ý trong sáng

yadaññamanusāsati = vị ấy giáo hoá kẻ khác

Na tena hoti saṃyutto = vị ấy không ràng buộc

yānukampā anuddayā’’ti = với từ tâm và bi mẫn

Theo Sớ Giải thì dạ xoa nầy thuộc hội chúng Ma vương (mārapakkhika yakkha) vốn không muốn Đức Phật thuyết pháp độ sanh. Ma vương cũng từng có lời chỉ trích Phật tương tự như trong phẩm Māra.

Chữ vaṇṇena – dù nguyên nhân hay lý do – được Hậu Sớ Giải chú thích là dù đối với hàng cư sĩ hay các vị xuất gia (gahattḥena vā pabbajitena) có vẻ như thiên về đối tượng giáo hoá. Ở đây nên hiểu tôn ý rõ ràng của Đức Phật trong kệ ngôn trả lời là bậc trí không vì sự giáo hoá mà vương mang với bất cứ ai. Nói cách khác là hoằng hoá độ sanh nhưng không ái nhiễm thế tục.

Sự ràng buộc trong việc giáo hoá được giải thích là sự vướng mắc giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với hội chúng, giữ bản thân và ngã chấp. Dù thế nào thì việc hoằng truyền chánh pháp với tâm bi mẫn và trách nhiệm vẫn là việc nên làm nhưng nếu chưa giác ngộ giải thoát thì phải luôn cẩn trọng.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

2. Sakkanāmasuttaṃ [Mūla]

236. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho sakkanāmako yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Sabbaganthappahīnassa, vippamuttassa te sato;

Samaṇassa na taṃ sādhu, yadaññamanusāsasī’’ti [yadaññamanusāsatīti (sī. syā. kaṃ. pī.)].

‘‘Yena kenaci vaṇṇena, saṃvāso sakka jāyati;

Na taṃ arahati sappañño, manasā anukampituṃ.

‘‘Manasā ce pasannena, yadaññamanusāsati;

Na tena hoti saṃyutto, yānukampā [sānukampā (sī. pī.)] anuddayā’’ti.

2. Sakkanāmasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

236. Dutiye sakkanāmakoti evaṃ nāmako eko yakkho, so kira mārapakkhikayakkho. Vippamuttassāti tīhi bhavehi vippamuttassa. Yadaññanti yaṃ aññaṃ. Vaṇṇenāti kāraṇena. Saṃvāsoti ekato vāso, sakkhidhammo mittadhammoti attho. Sappaññoti supañño sambuddho. Dutiyaṃ.