Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐỀU LÀ PHÙ ẢO CHẤP CHI HƠN THUA - Kinh Soṇa (Soṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐỀU LÀ PHÙ ẢO CHẤP CHI HƠN THUA - Kinh Soṇa (Soṇasuttaṃ)

Monday, 22/04/2024, 20:00 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.4.2024

ĐỀU LÀ PHÙ ẢO CHẤP CHI HƠN THUA

Kinh Soṇa (Soṇasuttaṃ)

Tập III – Uẩn Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Kinh Chính Mình Là Hải Đảo (S,ii,334)

Do tập tính, người đời thường sống với thái độ so đo giữa bản thân và người khác. Đối với Phật Pháp, dù tự tôn, tự thị, tự ti đều là “mạn” một thứ phiền não do chấp sai đối với bản chất vô thường, khổ não, vô ngã của năm uẩn. Nếu mạn chấp chỉ là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết về sự thật thì khả năng nhận thức năm uẩn đều là vô thường, khổ não, vô ngã dẫn đến sự buông xả và an tịnh thật sự của nội tâm.

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Evaṃ me sutaṃ—ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Atha kho soṇo gahapatiputto yena bhagavā tenupasaṅkami …pe… ekamantaṃ nisinnaṃ kho soṇaṃ gahapatiputtaṃ bhagavā etadavoca:

Tôi được nghe như vầy.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Rājagaha (Vương xá), tại Veḷuvana (Trúc Lâm), trong khu vực Kalandakanivāpe (chỗ cho sóc ăn).

Bấy giờ Soṇa, con trai một gia chủ, đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Đức Thế Tôn nói với Soṇa:

“Ye hi keci, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā aniccena rūpena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā? Aniccāya vedanāya dukkhāya vipariṇāmadhammāya ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā? Aniccāya saññāya … aniccehi saṅkhārehi dukkhehi vipariṇāmadhammehi ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā? Aniccena viññāṇena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā?

—Này Soṇa, những sa môn hay bà la môn nào dựa trên sắc - vốn vô thường, khổ, biến hoại -  cho là: “Ta tốt hơn (người)”, hay: “Ta bằng (người)”, hoặc: “Ta kém hơn (người)”; đâu gì khác mà chỉ là chẳng hiểu biết chân lý.

… dựa trên thọ - vốn vô thường, khổ, biến hoại - …

… dựa trên tưởng - vốn vô thường, khổ, biến hoại - …

… dựa trên hành - vốn vô thường, khổ, biến hoại - …

… dựa trên thức - vốn vô thường, khổ, biến hoại -  cho là: “Ta tốt hơn (người)”, hay: “Ta bằng (người)”, hoặc: “Ta kém hơn (người)”; đâu gì khác mà chỉ là chẳng hiểu biết chân lý.

Ye ca kho keci, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā aniccena rūpena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’tipi na samanupassanti; ‘sadisohamasmī’tipi na samanupassanti; ‘hīnohamasmī’tipi na samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa dassanā? Aniccāya vedanāya … aniccāya saññāya … aniccehi saṅkhārehi … aniccena viññāṇena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’tipi na samanupassanti; ‘sadisohamasmī’tipi na samanupassanti; ‘hīnohamasmī’tipi na samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa dassanā?

—Này Soṇa, những sa môn hay bà la môn nào không dựa trên sắc - vốn vô thường, khổ, biến hoại -  cho là: “Ta tốt hơn (người)”, hay: “Ta bằng (người)”, hoặc: “Ta kém hơn (người)”; không gì khác mà chỉ là chẳng hiểu biết chân lý.

… không dựa trên thọ - vốn vô thường, khổ, biến hoại - …

… không dựa trên tưởng - vốn vô thường, khổ, biến hoại - …

… không dựa trên hành - vốn vô thường, khổ, biến hoại - …

… không dựa trên thức - vốn vô thường, khổ, biến hoại -  cho là: “Ta tốt hơn (người)”, hay: “Ta bằng (người)”, hoặc: “Ta kém hơn (người)”; không gì khác mà chính là hiểu biết chân lý.

Taṃ kiṃ maññasi, soṇa, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

“Vedanā niccā vā aniccā vā”ti? “Aniccā, bhante” … “saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

—Thọ là thường hay vô thường? …

---Tưởng là thường hay vô thường? …

----Hành là thường hay vô thường? …

----Thức là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý hay chăng nếu xem: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

“Tasmātiha, soṇa, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

—Này Soṇa, cho nên phàm sắc gì dù quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải quán với chánh trí: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.

Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

phàm thọ gì … phàm tưởng gì … phàm hành gì …

Phàm thức gì dù quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải quán với chánh trí: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”

Evaṃ passaṃ, soṇa, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

Này Soṇa, do thấy vậy vị Thánh đệ tử có học hiểu yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: “Đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

 

Chú Thích

Trong Sớ giải nói rất ít về Soṇa.  Gọi là “con một gia chủ - gahapatiputta – như vậy thanh niên cư sĩ còn trẻ. Trong Tam Tạng chỉ có hai bài kinh đề cập tới người nầy. Cũng không thấy nói về những quả chứng ngộ. Tuy vậy với những gì Đức Phật dạy cho Soṇa trong hai bài kinh nầy cho thấy trình độ căn cơ người nầy khá cao.

Ba ý niệm: “Ta tốt hơn (người)”, hay: “Ta bằng (người)”, hoặc: “Ta kém hơn (người)” đều thuộc về “mạn”.

Câu “kimaññatra yathābhūtassa adassanā? - đâu gì khác mà chỉ là chẳng hiểu biết chân lý?”. Là cách nói hàm ý hể có sự so đo nhân ngã, bỉ thử thì đều là chấp sai, đi ngược lại với “như thật tánh -yathābhūta” hay chân lý.

 Nội dung bài kinh nầy. cũng như nhiều bài kinh trong phẩm Khandha, nói về sự liên hệ tất nhiên của ba pháp vô thường, khổ, vô ngã. Đồng thời của nói về sự liên đới của ái chấp, mạn chấp, và kiến chấp.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

Sớ Giải Soṇasuttaṃ

sattame seyyohamasmīti visiṭṭho uttamo ahamasmi. kimaññatra yathābhūtassa adassanāti yathābhūtassa adassanato aññaṃ kiṃ bhaveyya? adassanaṃ aññāṇameva bhaveyyāti attho. idānissa te parivaṭṭaṃ vajirabhedadesanaṃ ārabhanto taṃ kiṃ maññasi soṇotiādimāha. aṭṭhamaṃ uttānameva. sattamāṭṭhamāni.