Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || DẪN ĐẾN TỰ HUỶ - Các Bài Kinh Từ 180 đến 192

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || DẪN ĐẾN TỰ HUỶ - Các Bài Kinh Từ 180 đến 192

Wednesday, 15/11/2023, 19:25 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.11.2023

Các bài kinh từ 180 đến 192

DẪN ĐẾN TỰ HUỶ

180. Kinh Chia Rẽ (Bhindisuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S.ii,239)

Đối với người tu tập, sự đắm nhiễm lợi danh không chỉ đơn giản là chạy theo phù hoa tục luỵ, mà còn làm hỏng những giá trị cốt lõi của bản thân và dẫn đến tự huỷ. Đây là điều không thể xem thường. Quá tự tin, không cẩn trọng như hay đùa với lửa. Một người từ tu tập rất tốt, đến mức chứng thiền và có thần lực, thế mà vì hư danh đã đánh mất tất cả những thiện pháp đã có, để buông mình theo dòng danh lợi. Rồi tạo nên nhiều ác nghiệp để gặt quả khổ đau. Không có sự đam mê nào dẫn đến tự hủy mà nên xem nhẹ.

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Lābhasakkārasilokena abhibhūto pariyādiṇṇacitto, bhikkhave, devadatto saṅghaṃ bhindi. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... sikkhitabba’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh tiếng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do tâm ý bị chiếm ngự và đắm nhiễm bởi lợi lộc, vinh dự, và danh vọng nên Devadatta đã chia rẽ Tăng chúng.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Tỳ khưu Devadatta (âm Hán Việt là Đề Bà Đạt Đa) vốn là con của vương gia Suppabuddha và là anh ruột của công nương Yasodhara. Là một trong 6 vị hoàng tử dòng Thích Ca phát tâm xuất gia theo Đức Phật trong lần đầu tiên Đức Thế Tôn trở về cố hương Kapilavatthu. Thời gian đầu sau khi xuất gia, tỳ khưu Devadatta tinh cần tu tập chứng tứ thiền và có thần thông. Sự tu tập rất tốt đến Tôn giả Sāriputta cũng khen ngợi. Nhưng về sau nầy vì lợi đắc, cung kính khiến vị nầy thay đổi hoàn toàn. Devadatta là một thí dụ đặc trưng về sự xoay chiều do danh lợi chi phối. Từ đam mê danh lợi vị nầy có những hành động đại nghịch bất đạo đã gây bao nhiêu hệ luỵ cho bản thân và những người liên hệ. Một trong những việc đã làm là tạo ác nghiệp vốn được biết là “ngũ nghịch đại tội”. Bấy giờ Devadatta có tham vọng cầm đầu Tăng chúng đã đến gặp Đức Phật thỉnh cầu ban hành luật định về hạnh đầu đà trở thành hạnh bắt buộc cho Tăng chúng như suốt đời phải mặc y phấn tảo, sống dưới cội cây… Đức Phật không chuẩn thuận mà dạy rằng những hạnh tu đó tủy ở sự lựa chọn cá nhân. Devadatta vốn biết trước Đức Phật sẽ không ban hành giới luật như thỉnh cầu nhưng vẫn đưa ra để một số những tỳ khưu mới tu nghĩ đó là điều cao quý mà Đức Phật không đồng tình nên tin theo Devadatta và ra đi. Sau nầy nhị vị thượng thủ thinh văn đã đến minh thị cho các tỳ khưu nầy hiểu rõ sự việc và rời bỏ Devadatta. Hành động chia rẻ Tăng là một trong năm trọng nghiệp bất thiện.

181. Kinh Thiện Căn (Kusalamūlasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S.ii,240)

……

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Lābhasakkārasilokena abhibhūtassa pariyādiṇṇacittassa, bhikkhave, devadattassa kusalamūlaṃ samucchedamagamā. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... sikkhitabba’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh tiếng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do tâm ý bị chiếm ngự và đắm nhiễm bởi lợi lộc, vinh dự, và danh vọng nên Devadatta đã chia rẽ Tăng chúng.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Theo Sớ Giải, thiện căn ở đây là vô tham, vô sân, vô si. Khi thiện căn bị huỷ hoại như cây bị bứng gốc khiến con đường sanh vào cõi nhân thiên bị tắt nghẽn. Devadatta khi chạy theo danh lời chỉ đi xuống và đi xuống trong con đường sa đoạ.

182. Kinh Thiện Pháp (Kusaladhammasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S.ii,240)

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Lābhasakkārasilokena abhibhūtassa pariyādiṇṇacittassa, bhikkhave, devadattassa kusaladhammaṃ samucchedamagamā. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... sikkhitabba’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh tiếng…

Do tâm ý bị chiếm ngự và đắm nhiễm bởi lợi lộc, vinh dự, và danh vọng nên thiện pháp Devadatta bị cắt đoạn.

…….

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Với căn cơ nhiều đời, Devadatta có thể chứng tần thiền sắc giới cao nhất và có thần lực. Thế nhưng sau nầy vì rời vào sự đam mê danh lợi mà vị nầy vị hoại thiền và tạo nhiều ác nghiệp.

188. Kinh Tinh Lương (Sukkadhammasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S,ii,240)

……

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Lābhasakkārasilokena abhibhūtassa pariyādiṇṇacittassa, bhikkhave, devadattassa sukko dhammo samucchedamagamā. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... sikkhitabba’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh tiếng…

Do tâm ý bị chiếm ngự và đắm nhiễm bởi lợi lộc, vinh dự, và danh vọng nên sự tinh lương của Devadatta bị cắt đoạn.

…….

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Chữ sukka có nghĩa là trắng, tốt, chói sáng, đức hạnh. Ở đây dịch là tinh lương chỉ cho chất liệu tinh tuý của thiện pháp.

Devadatta vốn đã huân tu nhiều pháp ba la mật đủ để sau nầy khi hết mãnh lực ác nghiệp ở địa ngục a tỳ sanh lại làm người có thể chứng quả Phật độc giác. Thế mà vì nhất thời đắm nhiễm lợi danh lại dấn thân vào con đường đen tối khiến đời sau phải khổ trong địa ngục vô gián.

184. Kinh Vừa Ra Đi (Acirapakkantasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S,ii,240)

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate acirapakkante devadatte. Tatra kho bhagavā devadattaṃ ārabbha bhikkhū āmantesi – ‘‘attavadhāya, bhikkhave, devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi, parābhavāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi’’.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự tại Gujjhakūta (Linh Thứu), Rājagaha (Vương Xá). Bấy giờ Devadatta bỏ đi không bao lâu. Đề cập tới Devadatta, Đức Thế Tôn nói với chư tỳ khưu:

-- Này chư Tỳ Khưu, lợi lộc, vinh dự, danh tiếng đưa đến suy tàn cho Devadatta. Lợi lộc, vinh dự, danh tiếng đưa đến tự hủy cho Devadatta.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, kadalī attavadhāya phalaṃ deti, parābhavāya phalaṃ deti; evameva kho, bhikkhave, attavadhāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi, parābhavāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, veḷu attavadhāya phalaṃ deti, parābhavāya phalaṃ deti; evameva kho, bhikkhave, attavadhāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi, parābhavāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, naḷo attavadhāya phalaṃ deti, parābhavāya phalaṃ deti; evameva kho, bhikkhave, attavadhāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi, parābhavāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, assatarī attavadhāya gabbhaṃ gaṇhāti, parābhavāya gabbhaṃ gaṇhāti; evameva kho, bhikkhave, attavadhāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi, parābhavāya devadattassa lābhasakkārasiloko udapādi. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

-- Này chư Tỳ Khưu, giống như cây chuối, cây tre, cây lau khi sanh quả đưa đến suy tàn, đưa đến tự huỷ. Lợi lộc, vinh dự, danh tiếng đưa đến suy tàn cho Devadatta. Lợi lộc, vinh dự, danh tiếng đưa đến tự hủy cho Devadatta.

-- Này chư Tỳ Khưu, giống như con la khi mang thai đưa đến suy tàn, đưa đến tự hủy. Lợi lộc, vinh dự, danh tiếng đưa đến suy tàn cho Devadatta. Lợi lộc, vinh dự, danh tiếng đưa đến tự hủy cho Devadatta.

Ví như con lừa có thai đưa đến tự hại, có thai đưa đến diệt vong. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Phalaṃ ve kadaliṃ hanti, phalaṃ veḷuṃ phalaṃ naḷaṃ;

Sakkāro kāpurisaṃ hanti, gabbho assatariṃ yathāti’’.

Đức Thế Tôn, Đấng Thiện Thệ, dạy như vậy, rồi bậc Ðạo Sư lại nói như sau:

Như cây chuối, cây tre,

Và cây lau sanh quả,

Như con la mang thai

Là đưa đến tự huỷ

Vinh dự khiến kẻ ngu

Tự dẫn đến diệt vong.

Chú Thích

Khả tính tự hủy xẩy ra trong thiên nhiên được ghi nhận nhiều trường hợp thí dụ như sét sanh ra từ sắt rồi ăn mòn sắt hay có hồi (salmon) sanh trứng rồi phải chết. Ở đây Đức Phật nêu lên một số trường hợp thường thấy và dễ biết trong bối cảnh thời xưa ở Ấn Độ.

185. Kinh Năm Trăm Cỗ Xe (Pañcarathasatasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S,ii,242)

……

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena devadattassa ajātasattukumāro pañcahi rathasatehi sāyaṃ pātaṃ upaṭṭhānaṃ gacchati, pañca ca thālipākasatāni bhattābhihāro abhiharīyati. Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘devadattassa, bhante, ajātasattukumāro pañcahi rathasatehi sāyaṃ pātaṃ upaṭṭhānaṃ gacchati, pañca ca thālipākasatāni bhattābhihāro abhiharīyatī’’ti. ‘‘Mā, bhikkhave, devadattassa lābhasakkārasilokaṃ pihayittha. Yāvakīvañca, bhikkhave, devadattassa ajātasattukumāro pañcahi rathasatehi sāyaṃ pātaṃ upaṭṭhānaṃ gamissati, pañca ca thālipākasatāni bhattābhihāro āharīyissati, hāniyeva, bhikkhave, devadattassa pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no vuddhi’’.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Veluvana (Trúc Lâm), Rājagaha (Vương Xá) tại Kalandakanivāpa (nơi cho sóc ăn) . Bấy giờ hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) mỗi sáng chiều lui tới hầu Devadatta với nhiều cỗ xe với rất nhiều cỗ xe chở hằng trăm thố đựng thực phẩm.

Rồi một số đông chư tỳ khưu đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi đến đảnh lễ và bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) mỗi sáng chiều lui tới hầu Devadatta với rất nhiều cỗ xe chở hằng trăm thố đựng thực phẩm.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, đừng mong muốn những lợi lộc, vinh dự, danh vọng mà Devadatta có. Chừng nào hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) mỗi sáng chiều lui tới hầu Devadatta với rất nhiều cỗ xe chở hằng trăm thố đựng thực phẩm thì điều sẽ xẩy ra là sự tổn giảm sự tốt lành ở Devadatta chứ không có tăng trưởng.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, caṇḍassa kukkurassa nāsāya pittaṃ bhindeyyuṃ, evañhi so, bhikkhave, kukkuro bhiyyosomattāya caṇḍataro assa; evameva, bhikkhave, yāvakīvañca devadattassa ajātasattukumāro pañcahi rathasatehi sāyaṃ pātaṃ upaṭṭhānaṃ gamissati, pañca ca thālipākasatāni bhattābhihāro āharīyissati, hāniyeva, bhikkhave, devadattassa pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no vuddhi. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

Này chư Tỳ khưu, giống như con chó dữ trở nên hung dữ hơn khi bị mật đắng xịt vào lỗ mũi. Cũng vậy, chừng nào hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) mỗi sáng chiều lui tới hầu Devadatta với rất nhiều cỗ xe chở hằng trăm thố đựng thực phẩm thì điều sẽ xẩy ra là sự tổn giảm sự tốt lành ở Devadatta chứ không có tăng trưởng.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

 

Con số pañca sata dịch sát là năm trăm nhưng thường đường dùng như hư số trong văn khí trong Phạm văn. Không nên hiều chính xác là 500 mà nên hiểu là “hằng trăm”. Nói rõ hơn là rất nhiều.

Y cứ theo Sớ giải và Hậu Sớ Giải thì cụm từ pittaṃ bhindeyyuṃ có nghĩa là phun hay xịt mật gấu hay mật cá vào lỗ mũi con chó dữ. Hậu Sớ Giải chú thích chữ pakhippeyyuṃ ở đây với ý nghĩa là  osiñceyyuṃ - phun hay xịt.

Devadatta thu phục hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) khiến vị nầy trở thành người răm rắp nghe theo lời chỉ dẫn thậm chí giết vua cha soán ngôi, lập mưu giết Phật. Từ những sự việc nầy Devadatta lao vào những ác nghiệp nghiêm trọng cho tới cuối đời.

…….

Các bài kinh từ số 186 đến 192

Kinh Mẹ, … (Mātusuttādichakkaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Tư (S,ii,242)

……

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Idhāhaṃ, bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ evaṃ cetasā ceto paricca pajānāmi – ‘na cāyamāyasmā mātupi hetu pitupi hetu ... pe ... bhātupi hetu... bhaginiyāpi hetu... puttassapi hetu... dhītuyāpi hetu... pajāpatiyāpi hetu sampajānamusā bhāseyyā’ti.. Tamenaṃ passāmi aparena samayena lābhasakkārasilokena abhibhūtaṃ pariyādiṇṇacittaṃ sampajānamusā bhāsantaṃ. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ pajahissāma. Na ca no uppanno lābhasakkārasiloko cittaṃ pariyādāya ṭhassatī’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

... Tại Sāvatthi.

-- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

Ở  đây Ta  với tâm của mình biết có người có tâm như sau:  "Con người đáng quý nầy cho dù vì  mẹ  cũng không nói dối….cho dù vì  cha …. cho dù vì anh em…..cho dù vì chị em…. Cho dù vì con trai….cho dù vì con gái….cho dù vì vợ cũng không nói dối”. Tuy vậy sau một thời gian vị ấy bị lợi lộc, vinh dự, danh tiếng chi phối, chiếm ngự lại cố ý nói dối.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Nội dung các bài kinh từ số 186 đến 192 có ý nghĩa tương tự như “Kinh Bát Vàng” và một số kinh tiếp theo. Những bài kinh nầy không có ý nghĩa liên hệ tới Devadatta nhưng vì có sự tương đồng ý nghĩa với những kinh trước đây nên gom chung thành một bài để tiện việc giảng dạy.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch