Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | ĐÃ Ở RỪNG KHÔNG NÊN RỪNG RÚ - Kinh Các Căn Phóng Túng (Pākatindriyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | ĐÃ Ở RỪNG KHÔNG NÊN RỪNG RÚ - Kinh Các Căn Phóng Túng (Pākatindriyasuttaṃ)

Tuesday, 04/10/2022, 15:58 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 4.10.2022


ĐÃ Ở RỪNG KHÔNG NÊN RỪNG RÚ

Kinh Các Căn Phóng Túng (Pākatindriyasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 203)

Chọn lựa trú xứ ở rừng vắng chỉ thật sự lợi lạc cho đời sa môn nếu sinh hoạt hằng ngày có sự thúc liễm thân tâm. Trong ngôn ngữ cô đọng nhất mô tả về sự tu tập đó là phòng hộ các căn. Không thu thúc sáu căn thì dẫn đến thất niệm, giao động, và lối sống bất xứng. Thời buổi nào, ngay cả khi Đức Phật trụ thế, vẫn có nhiều cá nhân trong Tăng chúng sống buông thả dù đã từ bỏ gia đình ngay cả dù đã chọn lựa nếp sống ẩn tu trong rừng. Những trồi sụt trong cuộc tu là bản chất tự nhiên của chúng sanh. Thật may mắn cho những ai có được sự nhắc nhở, có được bạn lành, và có được sự cảnh tỉnh trong những lúc cần nhất.

Ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū kosalesu viharanti aññatarasmiṃ vanasaṇḍe uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā muṭṭhassatino asampajānā asamāhitā vibbhantacittā pākatindriyā. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tesaṃ bhikkhūnaṃ anukampikā atthakāmā te bhikkhū saṃvejetukāmā yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū gāthāhi ajjhabhāsi –

Một thuở có nhiều tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Những vị nầy phóng túng, kiêu mạn, ồn ào, lắm lời, thất niệm, không định tĩnh, giao động, không phòng hộ các căn.

Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng trắc ẩn với các vị tỳ khưu, muốn cảnh tỉnh và mang lại lợi lạc cho chư vị ấy liền đi đến, nói lên kệ ngôn:

‘‘Sukhajīvino pure āsuṃ, bhikkhū gotamasāvakā;

Anicchā piṇḍamesanā, anicchā sayanāsanaṃ;

Loke aniccataṃ ñatvā, dukkhassantaṃ akaṃsu te.

‘‘Dupposaṃ katvā attānaṃ, gāme gāmaṇikā viya;

Bhutvā bhutvā nipajjanti, parāgāresu mucchitā.

‘‘Saṅghassa añjaliṃ katvā, idhekacce vadāmahaṃ;

Apaviddhā anāthā te, yathā petā tatheva te.

‘‘Ye kho pamattā viharanti, te me sandhāya bhāsitaṃ;

Ye appamattā viharanti, namo tesaṃ karomaha’’nti.

“Xưa Tăng Chúng an lạc

Đệ tử Đức Cồ Đàm

Vô cầu, đi khất thực

Vô cầu, trú tịnh am

Biết thế gian vô thường

Họ tu đoạn tận khổ.

“Giờ (một số tỳ khưu)

Quan liêu như trưởng làng

Cuộc sống khó cung phụng

Ăn, lại ăn, nằm dài

Thất niệm ở nhà người.

“Chấp tay lễ Tăng chúng

Con chỉ nói vài vị

Đoạ lạc, tự đào thải

Sống mà như đã chết

Với những vị tinh cần

Con nhất tâm kính lễ.

Các tỳ khưu ấy bừng tỉnh khi được vị thiên nhắc nhở.

‘‘Sukhajīvino pure āsuṃ = Lúc trước sống an lạc

bhikkhū gotamasāvakā = chư tỳ khưu đệ tử Đức Gotama

Anicchā piṇḍamesanā = đi khất thực mà tham cầu

anicchā sayanāsanaṃ = sử dụng trú xứ mà không tham cầu

Loke aniccataṃ ñatvā =biết được sự vô thường ở thế gian

dukkhassantaṃ akaṃsu te = Họ tu đoạn khổ đau

‘‘Dupposaṃ katvā attānaṃ = biến mình thành người khó nuôi

gāme gāmaṇikā viya = giống như hương cả trong làng

Bhutvā bhutvā nipajjanti = ăn, lại ăn, rồi nằm

parāgāresu mucchitā = hành xử vô ý thức ở nhà người khác

‘‘Saṅghassa añjaliṃ katvā = chấp tay đảnh lễ Tăng chúng

idhekacce vadāmahaṃ = con chỉ nói một số vị ở đây

Apaviddhā anāthā te = những vị không phòng hộ, tự đào thải

yathā petā tatheva te = sống như người đã chết

‘‘Ye kho pamattā viharanti = Với những vị sống buông thả

te me sandhāya bhāsitaṃ = con muốn nói về những vị ấy

Ye appamattā viharanti = đối với những vị sống tinh cần

namo tesaṃ karomaha’’nti = con chí thành đảnh lễ

Không phòng hộ các căn là ý chính trong sự mô tả về lối sống thiếu tu tập của chư vị tỳ khưu. Phòng hộ các căn không chỉ là sự tu tập mà còn là một trong bốn thanh tịnh giới mà chư vị xuất gia đệ tử Phật tuân thủ. Mặc dù thu thúc thanh tịnh giới không đi vào từng chi tiết nhưng một vị tỳ khưu đúng nghĩa phải hiểu sự ứng dụng trong cuộc sống thế nào.

Vị thiên trong bài kinh nầy dù có những lời cảnh tỉnh có tính cách “trung ngôn nghịch nhĩ” nhưng vẫn giữ sự tôn kính đối với Tăng bảo nói chung. Đây là cung cách tế nhị mà những cư sĩ với tinh thần xây dựng nhắc nhở hàng xuất gia khi cần thiết.

Câu parāgāresu mucchitā – hành xử vô ý thức ở nhà người khác – ám chỉ khi các vị tỳ khưu nầy tới nhà những cư sĩ thiếu chánh niệm, quên bản thân là những sa môn.

Trong một số bài kinh, như bài kinh nầy hay một bài kinh khác trong Trung Bộ do nhị vị thượng thủ thinh văn thuyết giảng, thì những vị sống ở rừng không nhất thiết là luôn tốt đẹp hơn những vị sống trong các tu viện. Không nên lấy hình thức làm chuẩn mực mà phải xem thực chất thế nào. Trong tâm ở đây là nếp sinh hoạt có ý thức phòng hộ các căn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

13. Pākatindriyasuttaṃ [Mūla]

233. Ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū kosalesu viharanti aññatarasmiṃ vanasaṇḍe uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā muṭṭhassatino asampajānā asamāhitā vibbhantacittā pākatindriyā. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tesaṃ bhikkhūnaṃ anukampikā atthakāmā te bhikkhū saṃvejetukāmā yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Sukhajīvino pure āsuṃ, bhikkhū gotamasāvakā;

Anicchā piṇḍamesanā, anicchā sayanāsanaṃ;

Loke aniccataṃ ñatvā, dukkhassantaṃ akaṃsu te.

‘‘Dupposaṃ katvā attānaṃ, gāme gāmaṇikā viya;

Bhutvā bhutvā nipajjanti, parāgāresu mucchitā.

‘‘Saṅghassa añjaliṃ katvā, idhekacce vadāmahaṃ;

Apaviddhā [apaviṭṭhā (syā. kaṃ.)] anāthā te, yathā petā tatheva te.

‘‘Ye kho pamattā viharanti, te me sandhāya bhāsitaṃ; Ye appamattā viharanti, namo tesaṃ karomaha’’nti.

Atha kho te bhikkhū tāya devatāya saṃvejitā saṃvegamāpādunti.

13. Pākatindriyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

233. Terasamaṃ devaputtasaṃyutte jantudevaputtasutte vitthāritameva. Terasamaṃ.