Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CÒN TỰ CAO THÌ TU CHƯA CAO - Kinh Đoan Chính (Pesalasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CÒN TỰ CAO THÌ TU CHƯA CAO - Kinh Đoan Chính (Pesalasuttaṃ)

, 13/08/2022, 18:37 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.8.2022


CÒN TỰ CAO THÌ TU CHƯA CAO

Kinh Đoan Chính (Pesalasuttaṃ)

(CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA) (S. i, 186)

Một trong những cạm bẫy lớn của đời sống tu tập là sự kiêu mạn. Sự thể hiện dễ thấy của điều nầy thái độ tự tán huỷ tha (khen mình chê người). Kiêu mạn không làm cho người tu cao hơn mà khiến bản thân ô nhiễm thấp kém hơn. Dù giỏi nhiều thứ mà sống với tánh kiêu mạn thì vẫn vướng vào trạng thái ngã chấp triền phược. Điều nầy dẫn đến nhiều sở hành bất thiện để rồi đi vào con đường đau khổ. Đức Phật nhấn mạnh rằng một người tu tập phải thường tự quán xét để không sanh tâm tự tán huỷ tha bởi vì đó là thứ phiền não rất khó tránh khi đạt được những tiến bộ nhất thời.

Ekaṃ samayaṃ āyasmā vaṅgīso āḷaviyaṃ viharati aggāḷave cetiye āyasmatā nigrodhakappena upajjhāyena saddhiṃ. Tena kho pana samayena āyasmā vaṅgīso attano paṭibhānena aññe pesale bhikkhū atimaññati. Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘alābhā vata me, na vata me lābhā; dulladdhaṃ vata me, na vata me suladdhaṃ; yvāhaṃ attano paṭibhānena aññe pesale bhikkhū atimaññāmī’’ti.

Thuở ấy Tôn giả Vaṅgīsa trú tại ngôi đền Aggāḷava, ở Āḷavī cùng với thầy truyền giới là Tôn giả Nigrodha Kappa. Bấy giờ Tôn giả Vaṅgīsa do tài năng của mình khời tâm kiêu mạn xem thường các tỳ khưu khác có giới hạnh.

Rồi Tôn giả tự nghĩ: Thật là bất lợi cho ta, thật là mất mát cho ta, thật là điều không may cho ta khi do tài năng của mình khời tâm kiêu mạn xem thường các tỳ khưu khác có giới hạnh.

Atha kho āyasmā vaṅgīso attanāva attano vippaṭisāraṃ uppādetvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Mānaṃ pajahassu gotama, mānapathañca pajahassu;

Asesaṃ mānapathasmiṃ, samucchito vippaṭisārīhuvā cirarattaṃ.

‘‘Makkhena makkhitā pajā, mānahatā nirayaṃ papatanti;

Socanti janā cirarattaṃ, mānahatā nirayaṃ upapannā.

‘‘Na hi socati bhikkhu kadāci, maggajino sammāpaṭipanno;

Kittiñca sukhañca anubhoti, dhammadasoti tamāhu pahitattaṃ.

‘‘Tasmā akhilodha padhānavā, nīvaraṇāni pahāya visuddho;

Mānañca pahāya asesaṃ, vijjāyantakaro samitāvī’’ti.

Tôn giả Vaṅgīsa sau khi tự khiển trách đã nói lên kệ ngôn nầy:

“Ðệ tử Gotama,

Hãy từ bỏ kiêu mạn,

Và đường sanh kiêu mạn

Say men đường kiêu mạn

Tự mình phải thống trách.

“Người nhiễm thói cao ngạo

Kiêu mạn rơi địa ngục

Chịu đau khổ lâu dài

Khinh mạn sanh điạ ngục.

“Tỳ khưu không sầu khổ

Biết đạo tu chánh hạnh

Trãi nghiệm sự an lạc

Được khen người thấy pháp.

“Hãy khiêm tốn, tinh cần

Bỏ pháp cái, thanh tịnh

Đoạn kiêu mạn tịch tịnh

Giải thoát với tuệ giác.

(Bổ túc sau)

Theo Sớ Giải Tôn giả Vaṅgīsa sanh tâm kiêu mạn do biện tài và tư chất giỏi văn chương chữ nghĩa.

Tất cả những kệ ngôn do Tôn giả Vaṅgīsa trước tác rất khó chuyển ngữ vì đậm chất thi ca. Có những điệp ngữ rất hay trong nguyên bản nhưng khi chuyển dịch hoá thành trùng lập.

Tự nhận là “Đệ tử Đức Cồ Đàm” giống như một tỳ khưu gọi mình “thuộc giòng họ Thích hay Thích tử”

Theo Sớ giải của Trưởng Lão Tăng Kệ thì chữ akhilo chỉ cho sự đoạn tận năm tâm hoang vu (pañcacetokhilarahito) là không vững tin ở Phật, không vững tin ở Pháp, không vững tin ở Tăng, không vững tin ở học giới, và bất hoà với pháp lữ. Bản sớ giải của bài kinh nầy thì nói akhilo chỉ cho năm pháp cái (tham dục, sân độc, hôn thuỵ, trạo hối, nghi hoặc)

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

3. Pesalasuttaṃ [Mūla]

211. Ekaṃ samayaṃ āyasmā vaṅgīso āḷaviyaṃ viharati aggāḷave cetiye āyasmatā nigrodhakappena upajjhāyena saddhiṃ. Tena kho pana samayena āyasmā vaṅgīso attano paṭibhānena aññe pesale bhikkhū atimaññati. Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘alābhā vata me, na vata me lābhā; dulladdhaṃ vata me, na vata me suladdhaṃ; yvāhaṃ attano paṭibhānena aññe pesale bhikkhū atimaññāmī’’ti. Atha kho āyasmā vaṅgīso attanāva attano vippaṭisāraṃ uppādetvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Mānaṃ pajahassu gotama, mānapathañca pajahassu;

Asesaṃ mānapathasmiṃ, samucchito vippaṭisārīhuvā cirarattaṃ.

‘‘Makkhena makkhitā pajā, mānahatā nirayaṃ papatanti;

Socanti janā cirarattaṃ, mānahatā nirayaṃ upapannā.

‘‘Na hi socati bhikkhu kadāci, maggajino sammāpaṭipanno;

Kittiñca sukhañca anubhoti, dhammadasoti tamāhu pahitattaṃ.

‘‘Tasmā akhilodha padhānavā, nīvaraṇāni pahāya visuddho;

Mānañca pahāya asesaṃ, vijjāyantakaro samitāvī’’ti.

3. Pesalasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

211. Tatiye atimaññatīti ‘‘kiṃ ime mahallakā? Na etesaṃ pāḷi, na aṭṭhakathā, na padabyañjanamadhuratā, amhākaṃ pana pāḷipi aṭṭhakathāpi nayasatena nayasahassena upaṭṭhātī’’ti atikkamitvā maññati. Gotamāti gotamabuddhasāvakattā attānaṃ ālapati. Mānapathanti mānārammaṇañceva mānasahabhuno ca dhamme. Vippaṭisārīhuvāti vippaṭisārī ahuvā, ahosīti attho. Maggajinoti maggena jitakileso. Kittiñca sukhañcāti vaṇṇabhaṇanañca kāyikacetasikasukhañca. Akhilodha padhānavāti akhilo idha padhānavā vīriyasampanno. Visuddhoti visuddho bhaveyya. Asesanti nissesaṃ navavidhaṃ. Vijjāyantakaroti vijjāya kilesānaṃ antakaro. Samitāvīti rāgādīnaṃ samitatāya samitāvī. Tatiyaṃ.