- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 19.7.2022
CON BẤT HIẾU TỆ HƠN CÂY GẬY
Kinh Mahāsāla (Mahāsālasuttaṃ)
CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM CƯ SĨ
Bài kinh nầy ghi lại một câu chuyện vốn thường xẩy ra về tình đời đen bạc. Cha mẹ sanh con với bao yêu thương công khó nhưng khi con lớn lên có gia thất lại phụ rẫy mẹ cha. Sự vô ơn, ích kỷ, giả trá vốn là bản chất của phần đông chúng sanh. Xã hội văn minh tiến bộ ngày nay có những luật lệ tương đối chặt chẽ bảo vệ quyền lợi vơ chồng khi ly hôn nhưng có rất ít sự can thiệp đối với trường hợp con cái bất hiếu bỏ rơi cha mẹ lúc về già. Nền văn hoá Phương Đông thời cổ đại có những quan niệm chê trách mạnh mẽ sự bất hiếu của con đối với cha mẹ. Đức Phật kêu gọi sự tri ân và báo ân của con cái. Báo hiếu là một thiện pháp được đề cập nhiều trong kinh điển Phật giáo.
Sāvatthinidānaṃ. Atha kho aññataro brāhmaṇamahāsālo lūkho lūkhapāvuraṇo [lūkhapāpuraṇo (sī. syā. kaṃ. pī.)] yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho taṃ brāhmaṇamahāsālaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘kinnu tvaṃ, brāhmaṇa, lūkho lūkhapāvuraṇo’’ti? ‘‘Idha me, bho gotama, cattāro puttā. Te maṃ dārehi saṃpuccha gharā nikkhāmentī’’ti.
Tại Sāvatthi.
Bấy giờ có một bà la môn đại phú đi đến Đức Thế Tôn với dáng dấp tiều tuỵ, rách rưới. Sau khi đến nói những lời chào hỏi thân thiện rồi ngồi một bên.
Đức Thế Tôn hỏi ông bà la môn đại phú:
- Này Ba la môn, sao lại tiều tuỵ và ăn mặc rách rưới như vậy?
-- Thưa Tôn giả Gotama, con có bốn đứa con trai. Bọn chúng toa rập với vợ đuổi con ra khỏi nhà.
‘‘Tena hi tvaṃ, brāhmaṇa, imā gāthāyo pariyāpuṇitvā sabhāyaṃ mahājanakāye sannipatite puttesu ca sannisinnesu bhāsassu –
‘‘Yehi jātehi nandissaṃ, yesañca bhavamicchisaṃ;
Te maṃ dārehi saṃpuccha, sāva vārenti sūkaraṃ.
‘‘Asantā kira maṃ jammā, tāta tātāti bhāsare;
Rakkhasā puttarūpena, te jahanti vayogataṃ.
‘‘Assova jiṇṇo nibbhogo, khādanā apanīyati;
Bālakānaṃ pitā thero, parāgāresu bhikkhati.
‘‘Daṇḍova kira me seyyo, yañce puttā anassavā;
Caṇḍampi goṇaṃ vāreti, atho caṇḍampi kukkuraṃ.
‘‘Andhakāre pure hoti, gambhīre gādhamedhati;
Daṇḍassa ānubhāvena, khalitvā patitiṭṭhatī’’ti.
- Vậy này Bà la môn, hãy học thuộc lòng bài kệ nầy. Khi nào có cuộc hội họp tại chỗ đông người với sự hiện diện của các con trai ông hãy đọc lên kệ ngôn nầy:
“Chúng chào đời, tôi vui
Luôn mong chúng nên người
Nhưng chúng nghe lời vợ
Đuổi tôi như xua chó.
“Chúng thật là ma mãnh
Dù gọi tôi: cha yêu
Nhưng là quỷ trá hình
Bỏ tôi khi già yếu.
“Như ngựa già vô dụng
Bị ruồng rẫy bỏ đói
Cha già của bọn chúng
Phải xin ăn nhà người.
“Cây gậy mà tốt hơn
So với con bất hiếu
Gậy giúp chận bò
Gậy xua đuổi chó dữ.
“Gậy dò đường đêm tối
Gậy đỡ chân vũng sâu
Chính nhờ vào cây gậy
Đứng dậy khi vấp ngã.
Atha kho so brāhmaṇamahāsālo bhagavato santike imā gāthāyo pariyāpuṇitvā sabhāyaṃ mahājanakāye sannipatite puttesu ca sannisinnesu abhāsi –
‘‘Yehi jātehi nandissaṃ, yesañca bhavamicchisaṃ;
Te maṃ dārehi saṃpuccha, sāva vārenti sūkaraṃ.
‘‘Asantā kira maṃ jammā, tāta tātāti bhāsare;
Rakkhasā puttarūpena, te jahanti vayogataṃ.
‘‘Assova jiṇṇo nibbhogo, khādanā apanīyati;
Bālakānaṃ pitā thero, parāgāresu bhikkhati.
‘‘Daṇḍova kira me seyyo, yañce puttā anassavā;
Caṇḍampi goṇaṃ vāreti, atho caṇḍampi kukkuraṃ.
‘‘Andhakāre pure hoti, gambhīre gādhamedhati;
Daṇḍassa ānubhāvena, khalitvā patitiṭṭhatī’’ti.
Ông bà la môn đại phú học thuộc lòng kệ ngôn từ Đức Thế Tôn rồi khi có cuộc hội họp tại chỗ đông người với sự hiện diện của các con trai đã đọc lên kệ ngôn nầy:
“Chúng chào đời, tôi vui
Luôn mong chúng nên người
Nhưng chúng nghe lời vợ
Đuổi tôi như xua chó.
“Chúng thật là ma mãnh
Dù gọi tôi: cha yêu
Nhưng là quỷ trá hình
Bỏ tôi khi già yếu.
“Như ngựa già vô dụng
Bị ruồng rẫy bỏ đói
Cha già của bọn chúng
Phải xin ăn nhà người.
“Cây gậy mà tốt hơn
So với con bất hiếu
Gậy giúp chận bò
Gậy xua đuổi chó dữ.
“Gậy dò đường đêm tối
Gậy đỡ chân vũng sâu
Chính nhờ vào cây gậy
Đứng dậy khi vấp ngã.
Atha kho naṃ brāhmaṇamahāsālaṃ puttā gharaṃ netvā nhāpetvā paccekaṃ dussayugena acchādesuṃ. Atha kho so brāhmaṇamahāsālo ekaṃ dussayugaṃ ādāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho brāhmaṇamahāsālo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘mayaṃ, bho gotama, brāhmaṇā nāma ācariyassa ācariyadhanaṃ pariyesāma. Paṭiggaṇhatu me bhavaṃ gotamo ācariyadhana’’nti. Paṭiggahesi bhagavā anukampaṃ upādāya.
Những người con trai của ông bà la môn đại phú đã đưa ông về nhà tắm rửa và mỗi người dâng cho cha một cặp áo choàng.
Ông bà la môn đại phú mang một cặp áo choàng đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi đến và nói những lời thăm hỏi đã ngồi xuống một bên và bạch rằng:
- Thưa Tôn giả Gotama, những người bà la môn chúng con có tục lệ dâng lễ phẩm bái sư. Kinh mong Ngài nhận lễ phẩm bái sư của con.
Đức Thế Tôn thọ nhận vì lòng bi mẫn.
Atha kho so brāhmaṇamahāsālo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.
Rồi bà la môn đại phú ấy bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
(Bổ túc sau)
Chữ brāhmaṇamahāsālo dịch là bà la môn đại phú có nghĩa là một bà la môn rất giàu có. Cũng có thể hiểu là một tên gọi do vị nầy vốn là một đại phú gia. Cách đặt tên gọi nầy được tìm thấy trong nhiều bài kinh của phẩm Bà la môn.
Sớ giải ghi lại toàn bộ câu chuyện với nhiều tình tiết. Có thể tìm đọc trong duyên sự của bài kệ số 324 kinh Pháp Cú.
Đoạn dưới đây trích từ bộ “Tích Chuyện Kinh Pháp Cú” bản dịch của Tu Viện Viên Chiếu để tiện cho người đọc tham khảo.
*
[Bài tham khảo]
3. Lão Bà La Môn Và Các Con
Con voi tên Tài Hộ...
Câu chuyện xảy ra khi đức Phật ở Xá-vệ, trong trường hợp một Bà-la-môn già bị các con hất hủi.
Tại thành Xá-vệ, một Bà-là-môn có bốn người con trai và gia tài tám trăm ngàn đồng tiền vàng. Khi các con đến tuổi trưởng thành, ông cưới vợ cho chúng và cho mỗi đứa một trăm ngàn tiền vàng. Sau đó, vợ ông chết, các người con họp nhau lại bàn tán:
- Nếu cha ta cưới vợ khác, gia tài sẽ bị chia cho mấy đứa con sau và không còn gì cả. Chi bằng chúng ta săn sóc ông già để hưởng gia tài của ông.
Chúng bu quanh hầu hạ ông chu đáo, lo thức ăn ngon, quần áo đẹp, tắm rửa cho ông, mọi bổn phận đều làm tròn.
Một ngày nọ, chúng đến hầu thấy ông vẫn còn ngủ. Ngay khi ông thức giấc, chúng rửa tay chân cho ông, và nói về sự bất lợi của một gia đình chia hai dòng con. Chúng hứa:
- Chúng con sẽ săn sóc cha cho tới khi cha chết, cha hãy chia cho chúng con số tiền còn lại.
Ông già chiều theo lời yêu cầu, chia luôn bốn trăm ngàn tiền còn lại làm bốn phần, cho mỗi đứa một phần, riêng ông chẳng còn gì, ngoài bộ quần áo dính da.
Vài ngày đầu, đứa con trưởng hầu hạ ông. Một hôm, khi ông đến nhà người này như thường lệ, mụ con dâu đứng ở cửa vừa gặp ông liền nói:
- Ông có cho thêm con trai ông một trăm hay một ngàn đồng không? Rõ ràng ông cho mỗi con trai ông hai trăm ngàn đồng mà. Ông không biết đường đi tới nhà mấy ông con kia à?
Ông Bà-la-môn giận dữ, mắng:
- Im đi, con đàn bà đê tiện.
Ông đến nhà đứa con thứ hai. Nhưng chỉ vài hôm, ông lại bị đuổi ra khỏi nhà theo cách của đứa thứ nhất, và cảnh ấy cũng diễn ra ở tại nhà đứa út. Rốt cuộc ông không có nhà để nương thân.
Do đó, ông từ bỏ đời thế gian, đi tu theo giáo đoàn Pandaranga, xin ăn từ nhà này sang nhà khác. Theo thời gian, ông trở nên gầy ốm vì tuổi già, thân thể suy sụp vì thức ăn tồi tệ và chỗ ngủ không đủ ấm. Một ngày nọ, sau khi đi xin ăn về, ông nằm dài tại chỗ và ngủ thiếp đi. Mở mắt ra ông mệt mỏi nhìn quanh chẳng thấy có đứa con nào để nhờ cậy. Ông nghĩ thầm: "Họ nói rằng Sa-môn Cồ-đàm có một dáng dấp từ hòa, vẻ mặt chân thật cởi mở, rằng thái độ của Ngài hoan hỷ, rằng Ngài tiếp khách lạ với tất cả vẻ thân thiện. Có lẽ ta nên đến với Sa-môn Cồ-đàm, để được tiếp đãi ấm áp".
Ông khoác áo, ôm bát, chống gậy đi đến chỗ Thế Tôn. Ðến nơi ông ngồi qua một bên thật cung kính. Ðức Thế Tôn chào đón ông vui vẻ và hỏi:
- Này Bà-la-môn, vì sao ông đến nơi này với vẻ tiều tụy, áo rách tả tơi thế kia?
- Thưa Cồ-đàm, tôi có bốn đứa con trai, nhưng chúng bị mê hoặc bởi mấy con vợ, rồi đuổi tôi ra khỏi nhà.
- Ðược rồi, ông hãy học thuộc bài kệ này. Và khi mọi người và các con ông đến nhà họp, ông đọc lên trước chúng.
Ngài dạy:
Chúng là những đứa con khi sanh ra tôi vui mừng, mong mỏi.
Vậy mà chúng nghe lời vợ xúi giục, đuổi tôi như xua chó.
Chúng gọi tôi "Cha thân yêu!..." thật ác độc và rỗng tuếch.
Quỷ đội lốt con trai, chúng bỏ rơi tôi khi tuổi già, như bỏ đói con ngựa già vô dụng.
Làm cha một lũ ngu, phải xin ăn lang thang từng nhà.
Một cây gậy còn tốt hơn lũ con bất hiếu.
Gậy còn đuổi được bò rừng chó dữ.
Gậy dẫn đường trong đêm tối, đỡ chân qua vũng nước bùn lầy.
Ông Bà-la-môn học thuộc lòng bài dạy trên.
Một ngày nọ, dòng Bà-la-môn họp mặt, các con trai ông cũng đến họp. Chúng ăn mặc sang trọng, trang sức quí giá và ngồi vào chỗ danh dự giữa những người Bà-la-môn. Ông già nhủ thầm: "Ðây là cơ hội tốt cho ta". Ông đi vào phòng họp, giữa mọi người ông đưa tay lên nói:
- Tôi muốn đọc một bài thơ, xin các ngài hãy nghe cho.
- Ông đọc đi, chúng tôi nghe.
Ông đứng giữa hội chúng, đọc lên bài kệ đức Phật dạy.
Luật pháp thời ấy ấn định rằng: "Nếu người nào hưởng gia tài của cha mẹ, mà không nuôi dưỡng cha mẹ, sẽ bị tử hình". Các con ông đã hoảng sợ, quỳ xuống dưới chân ông van xin:
- Cha ơi! Xin cứu chúng con.
Trái tim người cha mềm yếu, ông bèn bảo lãnh cho chúng.
- Xin các vị đừng xử tội chúng. Chúng sẽ nuôi nấng tôi.
Hội chúng hăm đám con ông:
- Từ nay, nếu các anh không săn sóc ông cụ tử tế, chúng tôi sẽ đưa ra pháp luật đấy.
Bốn người con trai hoảng sợ, vội khiêng ông cụ về nhà, tắm rửa kỳ cọ, xoa dầu, bôi kem, ướp phấn... cho ông cụ, rồi gọi vợ đến bảo:
- Từ nay bổn phận của các bà phải săn sóc cha cho chu đáo. Nếu thiếu sót coi chừng ăn đòn.
Chúng dọn thức ăn thượng vị cho ông.
Từ đó được bồi dưỡng, nghỉ ngơi êm ấm tiện nghi, ông cụ phục hồi sức khỏe, thân thể tươi tốt. Ông tự nhủ: "Ta được như vầy là nhờ Sa-môn Cồ-đàm". Ông bèn chọn một cặp vải tốt, đi đến chỗ đức Phật, chào Ngài và lui ngồi một bên, đặt vải dưới chân Phật, thưa:
- Kính bạch Cồ-đàm, dòng Bà-la-môn chúng tôi mong ước rằng một vị thầy nhận lễ vật, xin đức Cồ-đàm tôn kính là thầy của tôi, nhận lễ vật này.
Phật nhận xấp vải, và giảng pháp cho ông cụ nghe. Nghe xong, ông quy y Phật và thưa:
- Bạch Cồ-đàm, các con tôi thường cung cấp cho tôi một ngày bốn bữa ăn, tôi xin cúng dường Ngài hai bữa.
- Rất tốt đó ông lão, nhưng chúng ta chỉ đi đến nhà nào được chọn.
Ông cụ về nhà bảo các con:
- Này các con, Sa-môn Cồ-đàm là bạn của ta, ta dâng Ngài hai bữa ăn. Khi Ngài đến hãy tiếp đãi đừng thiếu sót.
Các con đều hứa nghe lời. Ngày hôm sau, đức Phật đi khất thực, Ngài đứng trước cửa nhà của người con trưởng. Người này vội đỡ lấy bình bát của Ngài, mời vào nhà, soạn ghế nệm gấm thỉnh Phật ngồi, và cúng dường thức ăn thượng vị. Những ngày sau, đức Thế Tôn đến các người con kế, họ đều tiếp đón Ngài nồng hậu.
Ngày nọ sắp đến lễ hội, người con trưởng hỏi ông:
- Thưa cha, ai là ân nhân danh dự của chúng ta?
- Chỉ có Sa-môn Cồ-đàm thôi, không ai khác.
- Như thế, ngày mai xin mời Ngài và năm trăm vị Sa-môn.
Ông cụ thỉnh Phật và năm trăm Tăng chúng. Ngày hôm sau, Phật cùng chúng Tăng đến nhà ông. Ngôi nhà trang hoàng theo nghi thức lễ hội, ông Bà-la-môn dọn chỗ ngồi cho Phật và chúng Tăng, dâng cúng các thức ăn thượng vị loại cứng, loại mềm. Bốn người con ngồi trước Phật, bạch rằng:
- Thưa Ngài Cồ-đàm, chúng tôi săn sóc ông già chu đáo, không dám lơ là. Ngài hãy nhìn ông cụ xem.
Phật dạy:
- Các ngươi làm như thế tốt lắm. Người khôn ngoan bao giờ cũng nuôi dưỡng cha mẹ chu đáo.
Ngài nói kệ:
(324) Con voi tên Tài Hộ,
Phát dục, khó điều phục,
Trói buộc không ăn uống,
Voi nhớ đến rừng voi.
Ðức Phật kể chuyện con voi Tài Hộ (Dhanapāla) dù được vua săn sóc, cho ăn ngon, ở nơi đẹp, vẫn nhớ mẹ nơi rừng voi. Không chịu ăn uống vì nghĩ đến bổn phận làm con đối với cha mẹ. Nghe xong, mấy người con đều rơi lệ. Ðức Phật biết rằng họ đã thấm nhuần bèn giảng pháp. Cuối cùng, cả ông cụ, các con trai, con dâu, đều chứng Sơ quả.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
4. Mahāsālasuttaṃ [Mūla]
200. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho aññataro brāhmaṇamahāsālo lūkho lūkhapāvuraṇo [lūkhapāpuraṇo (sī. syā. kaṃ. pī.)] yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho taṃ brāhmaṇamahāsālaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘kinnu tvaṃ, brāhmaṇa, lūkho lūkhapāvuraṇo’’ti? ‘‘Idha me, bho gotama, cattāro puttā. Te maṃ dārehi saṃpuccha gharā nikkhāmentī’’ti. ‘‘Tena hi tvaṃ, brāhmaṇa, imā gāthāyo pariyāpuṇitvā sabhāyaṃ mahājanakāye sannipatite puttesu ca sannisinnesu bhāsassu –
‘‘Yehi jātehi nandissaṃ, yesañca bhavamicchisaṃ;
Te maṃ dārehi saṃpuccha, sāva vārenti sūkaraṃ.
‘‘Asantā kira maṃ jammā, tāta tātāti bhāsare;
Rakkhasā puttarūpena, te jahanti vayogataṃ.
‘‘Assova jiṇṇo nibbhogo, khādanā apanīyati;
Bālakānaṃ pitā thero, parāgāresu bhikkhati.
‘‘Daṇḍova kira me seyyo, yañce puttā anassavā;
Caṇḍampi goṇaṃ vāreti, atho caṇḍampi kukkuraṃ.
‘‘Andhakāre pure hoti, gambhīre gādhamedhati;
Daṇḍassa ānubhāvena, khalitvā patitiṭṭhatī’’ti.
Atha kho so brāhmaṇamahāsālo bhagavato santike imā gāthāyo pariyāpuṇitvā sabhāyaṃ mahājanakāye sannipatite puttesu ca sannisinnesu abhāsi –
‘‘Yehi jātehi nandissaṃ, yesañca bhavamicchisaṃ;
Te maṃ dārehi saṃpuccha, sāva vārenti sūkaraṃ.
‘‘Asantā kira maṃ jammā, tāta tātāti bhāsare;
Rakkhasā puttarūpena, te jahanti vayogataṃ.
‘‘Assova jiṇṇo nibbhogo, khādanā apanīyati;
Bālakānaṃ pitā thero, parāgāresu bhikkhati.
‘‘Daṇḍova kira me seyyo, yañce puttā anassavā;
Caṇḍampi goṇaṃ vāreti, atho caṇḍampi kukkuraṃ.
‘‘Andhakāre pure hoti, gambhīre gādhamedhati;
Daṇḍassa ānubhāvena, khalitvā patitiṭṭhatī’’ti.
Atha kho naṃ brāhmaṇamahāsālaṃ puttā gharaṃ netvā nhāpetvā paccekaṃ dussayugena acchādesuṃ. Atha kho so brāhmaṇamahāsālo ekaṃ dussayugaṃ ādāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho brāhmaṇamahāsālo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘mayaṃ, bho gotama, brāhmaṇā nāma ācariyassa ācariyadhanaṃ pariyesāma. Paṭiggaṇhatu me bhavaṃ gotamo ācariyadhana’’nti. Paṭiggahesi bhagavā anukampaṃ upādāya. Atha kho so brāhmaṇamahāsālo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.
4. Mahāsālasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
200. Catutthe lūkho lūkhapāvuraṇoti jiṇṇo jiṇṇapāvuraṇo. Upasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? Tassa kira ghare aṭṭhasatasahassadhanaṃ ahosi. So catunnaṃ puttānaṃ āvāhaṃ katvā cattāri satasahassāni adāsi. Athassa brāhmaṇiyā kālaṅkatāya puttā sammantayiṃsu – ‘‘sace aññaṃ brāhmaṇiṃ ānessati, tassā kucchiyaṃ nibbattavasena kulaṃ bhijjissati. Handa naṃ mayaṃ saṅgaṇhāmā’’ti. Te cattāropi paṇītehi ghāsacchādanādīhi upaṭṭhahantā hatthapādasambāhanādīni karontā saṅgaṇhitvā ekadivasaṃ divā niddāyitvā vuṭṭhitassa hatthapāde sambāhamānā pāṭiyekkaṃ gharāvāse ādīnavaṃ vatvā – ‘‘mayaṃ tumhe iminā nīhārena yāvajīvaṃ upaṭṭhahissāma, sesadhanampi no dethā’’ti yāciṃsu. Brāhmaṇo puna ekekassa satasahassaṃ satasahassaṃ datvā attano nivatthapārupanamattaṃ ṭhapetvā sabbaṃ upabhogaparibhogaṃ cattāro koṭṭhāse katvā niyyādesi. Taṃ jeṭṭhaputto katipāhaṃ upaṭṭhahi.
Atha naṃ ekadivasaṃ nhatvā āgacchantaṃ dvārakoṭṭhake ṭhatvā suṇhā evamāha – ‘‘kiṃ tayā jeṭṭhaputtassa sataṃ vā sahassaṃ vā atirekaṃ dinnamatthi? Nanu sabbesaṃ dve dve satasahassāni dinnāni, kiṃ sesaputtānaṃ gharassa maggaṃ na jānāsī’’ti? So ‘‘nassa vasalī’’ti kujjhitvā aññassa gharaṃ agamāsi, tatopi katipāhaccayena imināva upāyena palāpito aññassāti evaṃ ekagharepi pavesanaṃ alabhamāno paṇḍaraṅgapabbajjaṃ pabbajitvā bhikkhāya caranto kālānamaccayena jarājiṇṇo dubbhojanadukkhaseyyāhi milātasarīro bhikkhācārato āgamma, pīṭhakāya nipanno niddaṃ okkamitvā vuṭṭhāya nisinno attānaṃ oloketvā puttesu patiṭṭhaṃ apassanto cintesi – ‘‘samaṇo kira gotamo abbhākuṭiko uttānamukho sukhasambhāso paṭisanthārakusalo, sakkā samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitvā paṭisanthāraṃ labhitu’’nti nivāsanapāvuraṇaṃ saṇṭhapetvā bhikkhābhājanamādāya yena bhagavā tenupasaṅkami.
Dārehi saṃpuccha gharā nikkhāmentīti sabbaṃ mama santakaṃ gahetvā mayhaṃ niddhanabhāvaṃ ñatvā attano bhariyāhi saddhiṃ mantayitvā maṃ gharā nikkaḍḍhāpenti.
Nandissanti nandijāto tuṭṭho pamudito ahosiṃ. Bhavamicchisanti vuḍḍhiṃ patthayiṃ. Sāva vārenti sūkaranti yathā sunakhā vaggavaggā hutvā bhussantā bhussantā sūkaraṃ vārenti, punappunaṃ mahāravaṃ ravāpenti, evaṃ dārehi saddhiṃ maṃ bahuṃ vatvā viravantaṃ palāpentīti attho.
Asantāti asappurisā. Jammāti lāmakā. Bhāsareti bhāsanti. Puttarūpenāti puttavesena. Vayogatanti tayo vaye gataṃ atikkantaṃ pacchimavaye ṭhitaṃ maṃ. Jahantīti pariccajanti.
Nibbhogoti nipparibhogo. Khādanā apanīyatīti asso hi yāvadeva taruṇo hoti javasampanno, tāvassa nānārasaṃ khādanaṃ dadanti, jiṇṇaṃ nibbhogaṃ tato apanenti, antimavaye taṃ vattaṃ na labhati, gāvīhi saddhiṃ aṭaviyaṃ sukkhatiṇāni khādanto carati. Yathā so asso, evaṃ jiṇṇakāle viluttasabbadhanattā nibbhogo mādisopi bālakānaṃ pitā thero paragharesu bhikkhati.
Yañceti nipāto. Idaṃ vuttaṃ hoti – ye mama puttā anassavā appatissā avasavattino, tehi daṇḍova kira seyyo sundarataroti. Idānissa seyyabhāvaṃ dassetuṃ caṇḍampi goṇantiādi vuttaṃ.
Pure hotīti aggato hoti, taṃ purato katvā gantuṃ sukhaṃ hotīti attho. Gādhamedhatīti udakaṃ otaraṇakāle gambhīre udake patiṭṭhaṃ labhati.
Pariyāpuṇitvāti uggaṇhitvā vā vācuggatā katvā. Sannisinnesūti tathārūpe brāhmaṇānaṃ samāgamadivase sabbālaṅkārapaṭimaṇḍitesu puttesu taṃ sabhaṃ ogāhetvā brāhmaṇānaṃ majjhe mahārahe āsane nisinnesu. Abhāsīti ‘ayaṃ me kālo’ti sabhāya majjhe pavisitvā hatthaṃ ukkhipitvā, ‘‘bho ahaṃ tumhākaṃ gāthā bhāsitukāmo, bhāsite suṇissathā’’ti vatvā – ‘‘bhāsa, brāhmaṇa, suṇomā’’ti vutto ṭhitakova abhāsi. ‘‘Tena ca samayena manussānaṃ vattaṃ hoti yo mātāpitūnaṃ santakaṃ khādanto mātāpitaro na poseti, so māretabbo’’ti. Tasmā te brāhmaṇaputtā pitupādesu nipatitvā ‘‘jīvitaṃ no tāta, dehī’’ti yāciṃsu. So pituhadayassa puttānaṃ muduttā ‘‘mā me, bho, bālake vināsayittha, posissanti ma’’nti āha.
Athassa putte manussā āhaṃsu – ‘‘sace, bho, ajja paṭṭhāya pitaraṃ na sammā paṭijaggissatha, ghātessāma vo’’ti. Te bhītā gharaṃ netvā paṭijaggiṃsu. Taṃ dassetuṃ atha kho naṃ brāhmaṇamahāsālantiādi vuttaṃ. Tattha netvāti pīṭhe nisīdāpetvā sayaṃ ukkhipitvā nayiṃsu.
Nhāpetvāti sarīraṃ telena abbhañjitvā ubbaṭṭetvā gandhacuṇṇādīhi nhāpesuṃ. Brāhmaṇiyopi pakkosāpetvā, ‘‘ajja paṭṭhāya amhākaṃ pitaraṃ sammā paṭijaggatha. Sace pamādaṃ āpajjissatha, gharato vo nikkaḍḍhissāmā’’ti vatvā, paṇītabhojanaṃ bhojesuṃ.
Brāhmaṇo subhojanañca sukhaseyyañca āgamma katipāhaccayena sañjātabalo pīṇitindriyo attabhāvaṃ oloketvā, ‘‘ayaṃ me sampatti samaṇaṃ gotamaṃ nissāya laddhā’’ti paṇṇākāraṃ ādāya bhagavato santikaṃ agamāsi. Taṃ dassetuṃ atha kho sotiādi vuttaṃ. Tattha etadavocāti dussayugaṃ pādamūle ṭhapetvā etaṃ avoca. Saraṇagamanāvasāne cāpi bhagavantaṃ evamāha – ‘‘bho gotama, mayhaṃ puttehi cattāri dhurabhattāni dinnāni, tato ahaṃ dve tumhākaṃ dammi, dve sayaṃ paribhuñjissāmī’’ti. Kalyāṇaṃ, brāhmaṇa, pāṭiyekkaṃ pana mā niyyādehi, amhākaṃ ruccanaṭṭhānameva gamissāmāti. ‘‘Evaṃ, bho’’ti kho brāhmaṇo bhagavantaṃ vanditvā gharaṃ gantvā putte āmantesi ‘‘tātā, samaṇo gotamo mayhaṃ sahāyo, tassa dve dhurabhattāni dinnāni, tumhe tasmiṃ sampatte mā pamajjathā’’ti. Sādhu, tātāti. Punadivase bhagavā pubbaṇhasamaye pattacīvaraṃ ādāya jeṭṭhaputtassa nivesanadvāraṃ gato. So satthāraṃ disvāva hatthato pattaṃ gahetvā gharaṃ pavesetvā mahārahe pallaṅke nisīdāpetvā paṇītabhojanamadāsi. Satthā punadivase itarassa, punadivase itarassāti paṭipāṭiyā sabbesaṃ gharāni agamāsi. Sabbe tatheva sakkāraṃ akaṃsu.
Athekadivasaṃ jeṭṭhaputtassa ghare maṅgalaṃ paccupaṭṭhitaṃ. So pitaraṃ āha – ‘‘tāta, kassa maṅgalaṃ demā’’ti. Amhe aññaṃ na jānāma? Nanu samaṇo gotamo mayhaṃ sahāyoti? Tena hi tumhe pañcahi bhikkhusatehi saddhiṃ svātanāya samaṇaṃ gotamaṃ nimantethāti. Brāhmaṇo tathā akāsi. Bhagavā adhivāsetvā punadivase bhikkhusaṅghaparivuto tassa gehadvāraṃ agamāsi. So haritupalittaṃ sabbālaṅkārapaṭimaṇḍitaṃ gehaṃ satthāraṃ pavesetvā buddhappamukhaṃ bhikkhusaṅghaṃ paññattāsanesu nisīdāpetvā appodakapāyāsañceva khajjakavikatiñca adāsi. Antarabhattasmiṃyeva brāhmaṇassa cattāropi puttā satthu santike nisīditvā āhaṃsu – ‘‘bho gotama, mayaṃ amhākaṃ pitaraṃ paṭijaggāma nappamajjāma, passathassa attabhāva’’nti. Satthā ‘‘kalyāṇaṃ vo kataṃ, mātāpituposakaṃ nāma porāṇakapaṇḍitānaṃ āciṇṇamevā’’ti vatvā mahānāgajātakaṃ (jā. 1.11.1 ādayo; cariyā. 2.1 ādayo) nāma kathetvā, cattāri saccāni dīpetvā dhammaṃ desesi. Desanāpariyosāne brāhmaṇo saddhiṃ catūhi puttehi catūhi ca suṇhāhi desanānusārena ñāṇaṃ pesetvā sotāpattiphale patiṭṭhito. Tato paṭṭhāya satthā na sabbakālaṃ tesaṃ gehaṃ agamāsīti. Catutthaṃ.