Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CÒN BẤN LOẠN NGHĨA LÀ CÒN VƯỚNG MẮC - Kinh Lời Tự Thuyết (Udānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CÒN BẤN LOẠN NGHĨA LÀ CÒN VƯỚNG MẮC - Kinh Lời Tự Thuyết (Udānasuttaṃ)

Tuesday, 07/05/2024, 05:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 7.5.2024

CÒN BẤN LOẠN NGHĨA LÀ CÒN VƯỚNG MẮC

Kinh Lời Tự Thuyết (Udānasuttaṃ)

Tập III – Uẩn Chương I. Tương Ưng Uẩn--Phẩm  Vướng Mắc (S,ii,340)

Khi Đức Phật dạy về vô ngã và sự liễu ngộ giải thoát, một tỳ khưu hỏi làm thế nào để xác chứng về sự giải thoát kiết sử. Đức Phật dạy không chấp ngã thì không hoảng sợ khi đối diện với ý tưởng “không là ta, không là của ta” đối với năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trước là thế sau nầy cũng thế.  Ý nghĩa nầy trở nên hệ trọng khi con người đối diện với cái chết mà chợt nhận tất cả đều không là của ta. Nỗi sợ trước những đe doạ cũng là biểu hiện của ngã chấp. Khi thấy tất cả năm uẩn là “những chiếc lá vàng rơi trong sân chùa” thì cõi lòng nhẹ tênh. Mấy ai  có khả năng buông xả để tâm an bình thanh thản?

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthinidānaṃ.

Tatra kho bhagavā udānaṃ udānesi: “‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti—evaṃ adhimuccamāno bhikkhu chindeyya orambhāgiyāni saṃyojanānī”ti.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

Tại đấy, Đức Thế Tôn tự thốt lời như sau:

Vốn chẳng phải là ta

Cũng chẳng phải của ta

Sẽ chẳng phải lả ta

Sẽ chẳng phải của ta

Tỳ khưu xác định vậy

Đoạn hạ phần kiết sử

Evaṃ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca: “yathā kathaṃ pana, bhante, ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti—evaṃ adhimuccamāno bhikkhu chindeyya orambhāgiyāni saṃyojanānī”ti?

Ðược nghe nói vậy, một tỳ khưu bạch Đức Thế Tôn:

—Bạch Đức Thế Tôn thế nào là ý nghĩa:

Vốn chẳng phải là ta

Cũng chẳng phải của ta

Sẽ chẳng phải lả ta

Sẽ chẳng phải của ta

Tỳ khưu xác định vậy

Đoạn hạ phần kiết sử?

“Idha, bhikkhu, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī …pe…

sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ.

--Này Tỳ khưu, ở đây phàm phu không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thánh; không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thiện trí xem sắc là ngã, ngã là sắc, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc.

Vị ấy xem thọ là ngã, ngã là thọ …

Vị ấy xem tưởng là ngã, ngã là tưởng …

Vị ấy xem hành là ngã, ngã là hành …

Vị ấy xem thức là ngã, ngã là thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức.

So aniccaṃ rūpaṃ ‘aniccaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, aniccaṃ vedanaṃ ‘aniccā vedanā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, aniccaṃ saññaṃ ‘aniccā saññā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, anicce saṅkhāre ‘aniccā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, aniccaṃ viññāṇaṃ ‘aniccaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

Vị ấy không biết rõ thực tánh sắc vô thường là sắc vô thường, không biết rõ thực tánh thọ vô thường là thọ vô thường, không biết rõ thực tánh tưởng vô thường là tưởng vô thường, không biết rõ thực tánh hành vô thường là hành vô thường, không biết rõ thực tánh thức vô thường là thức vô thường.

Dukkhaṃ rūpaṃ ‘dukkhaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, dukkhaṃ vedanaṃ … dukkhaṃ saññaṃ … dukkhe saṅkhāre … dukkhaṃ viññāṇaṃ ‘dukkhaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

Không biết rõ thực tánh sắc khổ là sắc khổ, không biết rõ thực tánh thọ khổ … tưởng khổ … hành khổ … không biết rõ thực tánh thức khổ là thức khổ.

Anattaṃ rūpaṃ ‘anattā rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, anattaṃ vedanaṃ ‘anattā vedanā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, anattaṃ saññaṃ ‘anattā saññā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, anatte saṅkhāre ‘anattā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, anattaṃ viññāṇaṃ ‘anattā viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

Không biết rõ thực tánh sắc vô ngã là sắc vô ngã, không biết rõ thực tánh thọ vô ngã … tưởng vô ngã … hành vô ngã … không biết rõ thực tánh thức vô ngã là thức vô ngã.

Saṅkhataṃ rūpaṃ ‘saṅkhataṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, saṅkhataṃ vedanaṃ … saṅkhataṃ saññaṃ … saṅkhate saṅkhāre … saṅkhataṃ viññāṇaṃ ‘saṅkhataṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

Không biết rõ thực tánh sắc hữu vi là sắc do duyên mà thành, không biết rõ thực tánh thọ do duyên mà thành… tưởng hữu vi … hành hữu vi … không biết rõ thực tánh thức hữu vi là thức do duyên mà thành.

Rūpaṃ vibhavissatīti yathābhūtaṃ nappajānāti. Vedanā vibhavissati … saññā vibhavissati … saṅkhārā vibhavissanti … viññāṇaṃ vibhavissatīti yathābhūtaṃ nappajānāti.

Không biết rõ thực tánh sắc sẽ biến hoại … thọ sẽ biến hoại … tưởng sẽ biến hoại … các hành sẽ biến hoại … không biết rõ thực tánh thức sẽ biến hoại.

Sutavā ca kho, bhikkhu, ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati …pe… na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati.

Này Tỳ khưu, ở đây một thánh đệ tử có học hiểu, thành thạo, tu tập đạo lý của các bậc thánh; học hiểu, thành thạo, tu tập đạo lý của các bậc thiện trí không xem sắc là ngã, ngã là sắc, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc.

Vị ấy không xem thọ là ngã…

Vị ấy không xem tưởng là ngã…

Vị ấy không xem hành là ngã…

Vị ấy lhông xem thức là ngã, ngã là thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức

So aniccaṃ rūpaṃ ‘aniccaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Aniccaṃ vedanaṃ … aniccaṃ saññaṃ … anicce saṅkhāre … aniccaṃ viññāṇaṃ ‘aniccaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

Vị ấy thây rõ thực tánh sắc vô thường là vô thường, thọ vô thường … tưởng vô thường … hành vô thường … thức vô thường là thức vô thường.

Dukkhaṃ rūpaṃ …pe… dukkhaṃ viññāṇaṃ …

anattaṃ rūpaṃ …pe… anattaṃ viññāṇaṃ …

Vị ấy thây rõ thực tánh sắc khổ là sắc khổ, thọ khổ … tưởng khổ … hành khổ … như thật thấy rõ thức khổ là thức khổ.

Vị ấy thây rõ thực tánh sắc vô ngã là sắc vô ngã, thọ vô ngã … tưởng vô ngã … các hành vô ngã … thức vô ngã là thức vô ngã.

saṅkhataṃ rūpaṃ …pe… saṅkhataṃ viññāṇaṃ ‘saṅkhataṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

Rūpaṃ vibhavissatīti yathābhūtaṃ pajānāti. Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ vibhavissatīti yathābhūtaṃ pajānāti.

Vị ấy thây rõ thực tánh sắc hữu vi là sắc do duyên mà thành, không biết rõ thực tánh thọ do duyên mà thành… tưởng hữu vi … hành hữu vi … không biết rõ thực tánh thức hữu vi là thức do duyên mà thành.

Vị ấy như thật thấy rõ sắc sẽ biến diệt là sắc sẽ biến diệt, thọ sẽ biến diệt … tưởng sẽ biến diệt … các hành sẽ biến diệt … thức sẽ biến diệt là thức sẽ biến diệt.

So rūpassa vibhavā, vedanāya vibhavā, saññāya vibhavā, saṅkhārānaṃ vibhavā, viññāṇassa vibhavā, evaṃ kho, bhikkhu, ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti—evaṃ adhimuccamāno bhikkhu chindeyya orambhāgiyāni saṃyojanānī”ti.

Với sự biến hoại của sắc, biến hoại của thọ, biến hoại của tưởng, biến hoại của hành, biến hoại của thức như vậy vị tỳ khưu xác định:

Vốn chẳng phải là ta

Cũng chẳng phải của ta

Sẽ chẳng phải lả ta

Sẽ chẳng phải của ta

Và tỳ khưu đoạn hạ phần kiết sử

“Evaṃ adhimuccamāno, bhante, bhikkhu chindeyya orambhāgiyāni saṃyojanānī”ti.

“Kathaṃ pana, bhante, jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī”ti?

--Bạch Đức Thế Tôn, vị tỳ khưu thấy biết như vậy đoạn tận hạ phần kiết sử nhưng làm sau biết được, thấy được sự hoát nhiên đoạn tận lậu hoặc?

“Idha, bhikkhu, assutavā puthujjano atasitāye ṭhāne tāsaṃ āpajjati. Tāso heso bhikkhu assutavato puthujjanassa: ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti.

--Này Tỳ khưu, ở đây phàm phu không học hiểu hoảng sợ đối với những gì  không đáng hoảng sợ; phàm phu không học hiểu hoảng sợ đối với điều nầy:

Vốn chẳng phải có ta

Cũng chẳng phải của ta

Sẽ chẳng phải lả ta

Sẽ chẳng phải của ta

.

Sutavā ca kho, bhikkhu, ariyasāvako atasitāye ṭhāne na tāsaṃ āpajjati. Na heso, bhikkhu, tāso sutavato ariyasāvakassa: ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti.

Này Tỳ khưu, ở đây bậc thánh đệ tử có học hiểu không hoảng sợ đối với những gì  không đáng hoảng sợ; không hoảng sợ đối với điều nầy:

Vốn chẳng phải là ta

Cũng chẳng phải của ta

Sẽ chẳng phải lả ta

Sẽ chẳng phải của ta

Rūpupayaṃ vā, bhikkhu, viññāṇaṃ tiṭṭhamānaṃ tiṭṭheyya, rūpārammaṇaṃ rūpappatiṭṭhaṃ nandūpasecanaṃ vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjeyya.

Vedanupayaṃ vā, bhikkhu …

saññupayaṃ vā, bhikkhu …

saṅkhārupayaṃ vā, bhikkhu, viññāṇaṃ tiṭṭhamānaṃ tiṭṭheyya, saṅkhārārammaṇaṃ saṅkhārappatiṭṭhaṃ nandūpasecanaṃ vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjeyya.

Này Tỳ khưu,  thức khi trụ có thể vướng mắc ở sắc; y cứ trên sắc; thiết lập trên sắc; với sự tưới tẩm của hỷ có thể phát triển, lớn mạnh, tăng trưởng.

,,, thức khi trụ có thể vướng mắc ở thọ …

,,, thức khi trụ có thể vướng mắc ở tưởng …

thức khi trụ có thể vướng mắc ở hành; y cứ trên hành; thiết lập trên hành; với sự tưới tẩm của hỷ có thể phát triển, lớn mạnh, tăng trưởng.

Yo, bhikkhu, evaṃ vadeyya: ‘ahamaññatra rūpā, aññatra vedanāya, aññatra saññāya, aññatra saṅkhārehi viññāṇassa āgatiṃ vā gatiṃ vā cutiṃ vā upapattiṃ vā vuddhiṃ vā virūḷhiṃ vā vepullaṃ vā paññāpessāmī’ti, netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

Này Tỳ khưu,  ai nói như sau: “Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự phát trỉển, sự lớn mạnh hay sự tăng trưởng của thức”, đó là điều không thể.

Rūpadhātuyā ce, bhikkhu, bhikkhuno rāgo pahīno hoti. Rāgassa pahānā vocchijjatārammaṇaṃ patiṭṭhā viññāṇassa na hoti.

Vedanādhātuyā ce, bhikkhu, bhikkhuno …

saññādhātuyā ce, bhikkhu, bhikkhuno …

saṅkhāradhātuyā ce, bhikkhu, bhikkhuno …

viññāṇadhātuyā ce, bhikkhu, bhikkhuno rāgo pahīno hoti. Rāgassa pahānā vocchijjatārammaṇaṃ patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Tadappatiṭṭhitaṃ viññāṇaṃ avirūḷhaṃ anabhisaṅkhacca vimuttaṃ.

Này Tỳ khưu,  một người tu tập từ bỏ vướng mắc đối với nguyên tố sắc; với sự từ bỏ dục vọng, sở duyên được cắt đứt; không có sự trợ duyên cho sự thiết lập của thức.

… từ bỏ vướng mắc đối với nguyên tố thọ …

… từ bỏ vướng mắc đối với nguyên tố tưởng …

… từ bỏ vướng mắc đối với nguyên tố hành …

Một người tu tập từ bỏ vướng mắc đối với nguyên tố thức; với sự từ bỏ dục vọng sở duyên được cắt đứt; không có sự trợ duyên cho sự thiết lập của thức.

Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati.

‘Khīṇā jāti …pe… nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti.

Evaṃ kho, bhikkhu, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī”ti.

Khi thức không thiết lập thời không tăng trưởng, lan toả; vậy là giải thoát. Giải thoát tạo nên an định; an định tạo nên toại nguyện; do toại nguyện nên không hy cầu; do không hy cầu, vị ấy tự thân chứng niết bàn và biết rõ: ” Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

 

Chú Thích

Chữ udāna là lời Đức Phật tự thốt lên không nhằm vào một đối tượng hữu duyên. Thường được dịch là “cảm hứng ngữ” hay “lời tự thuyết”. Có một sưu tập những Phật ngôn tự thuyết như vậy trong Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya).

Theo Sớ Giải, bài kệ tự thốt lên của Đức Phật khi Ngài quán chiếu hạnh phúc giải thoát là bản chất tự nhiên  (niyyānikabhāva)  của Giáo Pháp.

Những động tự atthi, bhavati trong Pāḷi giống như động tự “to be” trong Anh ngữ, vốn cùng hệ Ấn Âu, mang nhiều ý nghĩa “thì, là, có, xảy ra, tồn tại…” tuỳ theo ngữ cảnh. Đây là điểm khó của việc chuyển ngữ bài kệ trong kinh nầy.

“Là” và “có”  trong “tôi là” và “tôi có” là hai ý niệm chấp thủ ngã và ngã sở. Văn phong của Phật ngôn “no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī -  Vốn chẳng phải là ta, cũng chẳng phải của ta, sẽ chẳng phải là ta, sẽ chẳng phải của ta” tương tự như cach nói “If you love something, set it free. If it comes back, it's yours. If not, it was never meant to be - Nếu bạn yêu một điều gì đó, đừng trói buộc. Nếu nó quay trở lại, thì nó là của bạn. Nếu không, thì vốn đã chẳng là của bạn.”. Chỉ là nói về ngôn phong chứ không phải là ý nghĩa tương đồng.

Theo Sớ Gỉ có hai cách hiểu bài kệ: một theo nghiệp báo, hai là theo bản chất vô ngã. Ở cách hiểu theo nghiệp báo (kammābhi-sankhāro) thì những gì chúng ta bị mất mát thì không phải là thật sự của mình  (mama parikkhāro) vì “phước là tại sản không thể bị cướp đoạt”. Trong cách hiểu thứ hai, năm uẩn có tự tánh sanh diệt do duyên không nên chấp là ta, của ta như phần sau của bài kinh đề cập. 

Một điều cần lưu tâm là câu Phật ngôn “no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī -  Vốn chẳng phải là ta, cũng chẳng phải của ta, sẽ chẳng phải là ta, sẽ chẳng phải của ta” cũng gần giống như xự mô tả của Đức Phật về chấp thủ đoạn kiến (ucchedaditthi) chỉ khác là ngôi vị động từ (ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất). Trong cái nhìn đoạn kiến thì “tôi chẳng là, tôi chẳng có” trong lúc mô tả về bản chất vô ngã thì Đức Phật dạy “đó chẳng phải là tôi, chẳng phải của tôi” (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba có sai biệt về mặt ngữ pháp trong Phạm ngữ và Anh ngữ (…)), Trong cái nhìn chủ quan của đoạn kiến thì lấy thế giới đối chiếu với tự ngã trong lúc thánh trí thì đối với thế giới (năm uẩn) thấy theo bản chất tự nhiên không phải là ta, là của ta.

(Một điểm thú vị là trong Tăng Chi Bộ V ( AN V 63) Đức Phật dạy cái nhìn đoạn kiến là sự suy luận cao nhất trong các lập thuyết  (etadaggam bāhirakānam ditthigatānam). Ngày nay cái nhìn của khoa học đối với thế giới nghiêng nặng về duy vật và đoạn kiến. )

Hạ phần kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân (có thể hiểu nôm na là tà kiến về tự ngã, nghi hoặc, chấp trì hạnh vô ích, bám chấp cái vừa ý, bực bội với điều trái ý). Vị thánh tam quả (a na hàm) là bậc đoạn tận năm hạ phần kiết sử.

Câu hỏi thứ hai của vị tỳ khưu hàm nghĩa là sao để tự mình xác chứng là đoạn tận hạ phần kiết sử ngay sau khi đắc chứng đạo quả. Đức Phật trả lời là tâm an nhiên không lo sợ đối với nhận thức không là ta, không là của ta. Thí dụ còn bấn loạn trước cái chết hay khi mất mát vật quý giá gì đó tức là còn hạ phần kiết sử.

Phần sau của bài kinh mang ý nghĩa tương tự như Kinh Vướng Mắc (Upayasuttaṃ) (S,ii,338)

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

Sớ Giải Kinh Udānasuttaṃ

tatiye udānaṃ udānesīti balavasomanassasamuṭṭhānaṃ udānaṃ udāhari. kiṃ nissāya panesa bhagavato uppannoti. sāsanassa niyyānikabhāvaṃ. kathaṃ? evaṃ kirassa ahosi, “tayome upanissayā — dānūpanissayo sīlūpanissayo bhāvanūpanissayo cā”ti. tesu dānasīlūpanissayā dubbalā, bhāvanūpanissayo balavā. dānasīlūpanissayā hi tayo magge ca phalāni ca pāpenti, bhāvanūpanissayo arahattaṃ pāpeti. iti dubbalūpanissaye patiṭṭhito bhikkhu ghaṭento vāyamanto pañcorambhāgiyāni bandhanāni chetvā tīṇi maggaphalāni nibbatteti, “aho sāsanaṃ niyyānikan”ti āvajjentassa ayaṃ udapādi.

♦ tattha “dubbalūpanissaye ṭhatvā ghaṭamāno tīṇi maggaphalāni pāpuṇātī”ti imassatthassāvibhāvanatthaṃ milakattherassa vatthu veditabbaṃ — so kira gihikāle pāṇātipātakammena jīvikaṃ kappento araññe pāsasatañceva adūhalasatañca yojesi. athekadivasaṃ aṅgārapakkamaṃsaṃ khāditvā pāsaṭṭhānesu vicaranto pipāsābhibhūto ekassa araññavāsittherassa vihāraṃ gantvā therassa caṅkamantassa avidūre ṭhitaṃ pānīyaghaṭaṃ vivari, hatthatemanamattampi udakaṃ nāddasa. so kujjhitvā āha — “bhikkhu, bhikkhu tumhe gahapatikehi dinnaṃ bhuñjitvā bhuñjitvā supatha, pānīyaghaṭe añjalimattampi udakaṃ na ṭhapetha, na yuttametan”ti. thero “mayā pānīyaghaṭo pūretvā ṭhapito, kiṃ nu kho etan”ti? gantvā olokento paripuṇṇaghaṭaṃ disvā pānīyasaṅkhaṃ pūretvā adāsi. so dvattisaṅkhapūraṃ pivitvā cintesi — “evaṃ pūritaghaṭo nāma mama kammaṃ āgamma tattakapālo viya jāto. kiṃ nu kho anāgate attabhāve bhavissatī”ti? saṃviggacitto dhanuṃ chaḍḍetvā, “pabbājetha maṃ, bhante”ti āha. thero tacapañcakakammaṭṭhānaṃ ācikkhitvā taṃ pabbājesi.

♦ tassa samaṇadhammaṃ karontassa bahūnaṃ migasūkarānaṃ māritaṭṭhānaṃ pāsādūhalānañca yojitaṭṭhānaṃ upaṭṭhāti. taṃ anussarato sarīre dāho uppajjati, kūṭagoṇo viya kammaṭṭhānampi vīthiṃ na paṭipajjati. so “kiṃ karissāmi bhikkhubhāvenā”ti? anabhiratiyā pīḷito therassa santikaṃ gantvā vanditvā āha — “na sakkomi, bhante, samaṇadhammaṃ kātun”ti. atha naṃ thero “hatthakammaṃ karohī”ti āha. so “sādhu, bhante”ti vatvā udumbarādayo allarukkhe chinditvā mahantaṃ rāsiṃ katvā, “idāni kiṃ karomī”ti pucchi? jhāpehi nanti. so catūsu disāsu aggiṃ datvā jhāpetuṃ asakkonto, “bhante, na sakkomī”ti āha. thero “tena hi apehī”ti pathaviṃ dvidhā katvā avīcito khajjopanakamattaṃ aggiṃ nīharitvā tattha pakkhipi. so tāva mahantaṃ rāsiṃ sukkhapaṇṇaṃ viya khaṇena jhāpesi. athassa thero avīciṃ dassetvā, “sace vibbhamissasi, ettha paccissasī”ti saṃvegaṃ janesi. so avīcidassanato paṭṭhāya pavedhamāno “niyyānikaṃ, bhante, buddhasāsanan”ti pucchi, āmāvusoti. bhante, buddhasāsanassa niyyānikatte sati milako attamokkhaṃ karissati, mā cintayitthāti. tato paṭṭhāya samaṇadhammaṃ karoti ghaṭeti, tassa vattapaṭivattaṃ pūreti, niddāya bādhayamānāya tintaṃ palālaṃ sīse ṭhapetvā pāde soṇḍiyaṃ otāretvā nisīdati. so ekadivasaṃ pānīyaṃ parissāvetvā ghaṭaṃ ūrumhi ṭhapetvā udakamaṇikānaṃ pacchedaṃ āgamayamāno aṭṭhāsi. atha kho thero sāmaṇerassa imaṃ uddesaṃ deti —

♦ “uṭṭhānavato satīmato,

♦ sucikammassa nisammakārino.

♦ saññatassa dhammajīvino,

♦ appamattassa yasobhivaḍḍhatī”ti. (dha. pa. 24).

♦ so catuppadikampi taṃ gāthaṃ attaniyeva upanesi — “uṭṭhānavatā nāma mādisena bhavitabbaṃ. satimatāpi mādiseneva ... pe ... appamattenapi mādiseneva bhavitabban”ti. evaṃ taṃ gāthaṃ attani upanetvā tasmiṃyeva padavāre ṭhito pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni chinditvā anāgāmiphale patiṭṭhāya haṭṭhatuṭṭho —

♦ “allaṃ palālapuñjāhaṃ, sīsenādāya caṅkamiṃ.

♦ pattosmi tatiyaṃ ṭhānaṃ, ettha me natthi saṃsayo”ti. —

♦ imaṃ udānagāthaṃ āha. evaṃ dubbalūpanissaye ṭhito ghaṭento vāyamanto pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni chinditvā tīṇi maggaphalāni nibbatteti. tenāha bhagavā — “no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatīti evaṃ adhimuccamāno bhikkhu chindeyya orambhāgiyāni saṃyojanānī”ti.

♦ tattha no cassaṃ, no ca me siyāti sace ahaṃ na bhaveyyaṃ, mama parikkhāropi na bhaveyya. sace vā pana me atīte kammābhisaṅkhāro nābhavissa, idaṃ me etarahi khandhapañcakaṃ na bhaveyya. nābhavissa, na me bhavissatīti idāni pana tathā parakkamissāmi, yathā me āyatiṃ khandhābhinibbattako kammasaṅkhāro na bhavissati, tasmiṃ asati āyatiṃ paṭisandhi nāma na me bhavissati. evaṃ adhimuccamānoti evaṃ adhimuccanto bhikkhu dubbalūpanissaye ṭhito pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni chindeyya. evaṃ vutteti evaṃ sāsanassa niyyānikabhāvaṃ āvajjentena bhagavatā imasmiṃ udāne vutte. rūpaṃ vibhavissatīti rūpaṃ bhijjissati. rūpassa vibhavāti vibhavadassanena sahavipassanena. sahavipassanakā hi cattāro maggā rūpādīnaṃ vibhavadassanaṃ nāma. taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. evaṃ adhimuccamāno, bhante, bhikkhu chindeyyāti, bhante, evaṃ adhimuccamāno bhikkhu chindeyyeva pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni. kasmā na chindissatīti?

♦ idāni upari maggaphalaṃ pucchanto kathaṃ pana, bhantetiādimāha. tattha anantarāti dve anantarāni āsannānantarañca dūrānantarañca. vipassanā maggassa āsannānantaraṃ nāma, phalassa dūrānantaraṃ nāma. taṃ sandhāya “kathaṃ pana, bhante, jānato kathaṃ passato vipassanānantarā ‘āsavānaṃ khayo’ti saṅkhaṃ gataṃ arahattaphalaṃ hotī”ti pucchati. atasitāyeti atasitabbe abhāyitabbe ṭhānamhi. tāsaṃ āpajjatīti bhayaṃ āpajjati. tāso hesoti yā esā “no cassaṃ, no ca me siyā”ti evaṃ pavattā dubbalavipassanā, sā yasmā attasinehaṃ pariyādātuṃ na sakkoti, tasmā assutavato puthujjanassa tāso nāma hoti. so hi “idānāhaṃ ucchijjissāmi, na dāni kiñci bhavissāmī”ti attānaṃ papāte patantaṃ viya passati aññataro brāhmaṇo viya. lohapāsādassa kira heṭṭhā tipiṭakacūḷanāgatthero tilakkhaṇāhataṃ dhammaṃ parivatteti. atha aññatarassa brāhmaṇassa ekamante ṭhatvā dhammaṃ suṇantassa saṅkhārā suññato upaṭṭhahiṃsu. so papāte patanto viya hutvā vivaṭadvārena tato palāyitvā gehaṃ pavisitvā, puttaṃ ure sayāpetvā, “tāta, sakyasamayaṃ āvajjento manamhi naṭṭho”ti āha. na heso bhikkhu tāsoti esā evaṃ pavattā balavavipassanā sutavato ariyasāvakassa na tāso nāma hoti. na hi tassa evaṃ hoti “ahaṃ ucchijjissāmī”ti vā “vinassissāmī”ti vāti. evaṃ pana hoti “saṅkhārāva uppajjanti, saṅkhārāva nirujjhantī”ti. tatiyaṃ.