- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 19.2.2025
CÓ THÌ CÓ TỰ MẢY MAY
Kinh Samiddhi Hỏi Về Khổ (Samiddhidukkhapañhāsuttaṃ)
Kinh Samiddhi Hỏi Về Thế Gian
(Samiddhilokapañhāsuttaṃ)
Chương 35. Tương Ưng Sáu Xứ - Phẩm migajāla - SN.35.67 & SN.35.68
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Migajāla (SN.35.65&66)
Trong cảnh giới của sự tu tập, thế giới bên ngoài và thế giới bên trong là nhất thể. Liễu tri được nội tại cũng là thấu triệt ngoại giới. Đạo Hạnh thiền sư đời Lý có câu: “Tác hữu trần sa hữu, vi không nhất thiết không (Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không)”. Với tuệ giác thấy rõ bản chất sanh diệt của vạn hữu thì dù hạt bụi hay vũ trụ đều nằm trong định lý do duyên mà sanh, hết duyên thì diệt. Dù là ma, hay chúng sanh, dù đau khổ hay thế gian, dù là bản chất hay hiện tượng, dù thực thể hay thi thiết, cự vi hay toàn bộ vũ trụ không nằm ngoài bản chất tương đồng là tụ, tán do duyên.
Kinh văn
Kinh Samiddhi Hỏi Về Khổ (Samiddhidukkhapañhāsuttaṃ)
67. “‘dukkhaṃ, dukkhan’ti, bhante, vuccati. kittāvatā nu kho, bhante, dukkhaṃ vā assa dukkhapaññatti vā”ti ... pe .... pañcamaṃ.
— "Bạch Thế Tôn, có nói đến ‘Khổ, Khổ’. Bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là Khổ theo nghĩa đen? Và thế nào là Khổ theo nghĩa bóng?"
Kinh Samiddhi Hỏi Về Thế Gian (Samiddhilokapañhāsuttaṃ)
68. “‘loko, loko’ti, bhante, vuccati. kittāvatā nu kho, bhante, loko vā assa lokapaññatti vā”ti? yattha kho, samiddhi, atthi cakkhu, atthi rūpā, atthi cakkhuviññāṇaṃ, atthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha loko vā lokapaññatti vāti ... pe ... atthi jivhā ... pe ... atthi mano, atthi dhammā, atthi manoviññāṇaṃ, atthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha loko vā lokapaññatti vā.
“yattha ca kho, samiddhi, natthi cakkhu, natthi rūpā, natthi cakkhuviññāṇaṃ, natthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha loko vā lokapaññatti vā ... pe ... natthi jivhā ... pe ... natthi mano, natthi dhammā, natthi manoviññāṇaṃ, natthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha loko vā lokapaññatti vā”ti. chaṭṭhaṃ.
— "Bạch Thế Tôn, có nói đến ‘Thế gian, Thế gian’. Bạch Đúc Thế Tôn, thế nào gọi là Thế gian theo nghĩa đen? Và thế nào là Thế gian theo nghĩa bóng?"
[Đức Thế Tôn dạy:]
— "Này Samiddhi, nơi nào có con mắt, có sắc, có nhãn thức,có các pháp được nhận biết qua nhãn thức, thì nơi đó có Thế gian theo nghĩa đen và cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào có tai, có âm thanh, có nhĩ thức, có các pháp được nhận biết qua nhĩ thức, thì nơi đó có Thế gian theo nghĩa đen và cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào có mũi, có hương, có tỷ thức, có các pháp được nhận biết qua tỷ thức, thì nơi đó có Thế gian theo nghĩa đen và cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào có lưỡi, có vị, có thiệt thức, có các pháp được nhận biết qua thiệt thức, thì nơi đó có Thế gian theo nghĩa đen và cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào có thân, có xúc, có thân thức, có các pháp được nhận biết qua thân thức, thì nơi đó có Thế gian theo nghĩa đen và cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào có ý, có pháp, có ý thức, có các pháp được nhận biết qua ý thức, thì nơi đó có Thế gian theo nghĩa đen và cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
"Nhưng này Samiddhi, nơi nào không có con mắt, không có sắc, không có nhãn thức, không có các pháp được nhận biết qua nhãn thức, thì nơi đó không có Thế gian theo nghĩa đen và cũng không có Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có tai, không có âm thanh, không có nhĩ thức, không có các pháp được nhận biết qua nhĩ thức, thì nơi đó không có Thế gian theo nghĩa đen và cũng không có Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có mũi, không có hương, không có tỷ thức, không có các pháp được nhận biết qua tỷ thức, thì nơi đó không có Thế gian theo nghĩa đen và cũng không có Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có lưỡi, không có vị, không có thiệt thức, không có các pháp được nhận biết qua thiệt thức, thì nơi đó không có Thế gian theo nghĩa đen và cũng không có Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có thân, không có xúc, không có thân thức, không có các pháp được nhận biết qua thân thức, thì nơi đó không có Thế gian theo nghĩa đen không có cũng là Thế gian theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có ý, không có pháp, không có ý thức, không có các pháp được nhận biết qua ý thức, thì nơi đó không có Thế gian theo nghĩa đen và cũng không có Thế gian theo nghĩa bóng.
Chú Thích
Cả hai bài kinh này, cũng như hai bài kinh trước, có cùng mô thức trong cách trả lời và hành văn.
Trong bốn bài kinh, Tôn giả Samiddhi nêu lên bốn điểm để hỏi là: ma, chúng sanh, khổ đau và thế gian. Đức Phật trả lời ở đâu có căn, cảnh, thức và những cảnh liên hệ thì ở đó có ma, có chúng sanh, có khổ đau, có thế gian.
Khổ đau được định nghĩa là sự bất toàn, bất toại nguyện.
Thế gian được định nghĩa là hiện tượng giới có sanh, có diệt của pháp hữu vi.
Dù nói về những thứ thoạt nghe như không liên quan gì nhau là ma, chúng sanh, đau khổ, thế gian nhưng tất cả đều là biến hiện của căn, cảnh, thức. Theo Thắng Pháp thì năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới đều là cách nói bao trùm cả hữu vi pháp.
Câu hỏi của tôn giả Samiddhi mang bình diện rộng của tri thức. Câu trả lời của Đức Thế Tôn tập chú vào sự quán chiếu của pháp hành. Ai thấy được sự vô thường, khổ não, vô ngã của sáu căn, sáu cảnh, sáu thức thì liễu tri được ma, liễu tri được chúng sanh, liễu tri được khổ, liễu tri được thế gian.
Sớ Giải
68. chaṭṭhe lokoti lujjanapalujjanaṭṭhena loko. iti migajālattherassa āyācanasuttato paṭṭhāya pañcasupi suttesu vaṭṭavivaṭṭameva kathitaṃ.
68. Trong bài kinh thứ sáu, thuật ngữ "loko" có nghĩa là thế gian, được giải thích là "lujjanapalujjanaṭṭhena", tức là nơi luôn bị hoại diệt và tan rã.
Như vậy, bắt đầu từ bài kinh mà Tỳ-kheo Migajāla đã thỉnh cầu Đức Phật, tất cả năm bài kinh này đều nói về luân hồi (vaṭṭa) và giải thoát (vivaṭṭa).
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
II. Phẩm Migajàla
65.III. Samiddhi (I) (S.iv,38)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2-3) Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn... và bạch Thế Tôn:
-- "Màra, Màra", như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Màra, hay là danh nghĩa Màra (Màrapannatti)?
4) -- Này Samiddhi, chỗ nào có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.
5-6)... có tai... có mũi...
7-8)... có lưỡi... có thân...
9) Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.
10-12) Và này Samiddhi, chỗ nào không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra... tai... mũi...
13-14) Chỗ nào không có lưỡi... không có thân...
15) Chỗ nào không có ý, không có các pháp, không có ý thức, không có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra.
66.IV. Samiddhi (2) (S.iv,39)
1-2) ...
3-15)-- "Hữu tình, hữu tình (Satta)", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là hữu tình, hay danh nghĩa hữu tình?... (như trên)...
67.V. Samiddhi (3) (S.iv,39)
1-2) ...
3-15) -- "Khổ, khổ", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là khổ, hay là danh nghĩa của khổ?... (như trên)...
68.VI. Samiddhi (4) (S.iv,39)
1-2) ...
3)... "Thế giới, thế giới", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thế giới, hay là danh nghĩa thế giới?
4-9) -- Chỗ nào, này Samiddhi, có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới, hay danh nghĩa thế giới... (như trên)... Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới hay có danh nghĩa thế giới.
10-15) Và tại chỗ nào, này Samiddhi, không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có thế giới, hay không có danh nghĩa thế giới... không có ý... tại chỗ ấy, không có thế giới hay không có danh nghĩa thế giới.