- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 18.9.2024
CHUYỂN MÊ KHAI NGỘ, LY KHỔ ĐẮC LẠC
Kinh Thường Yểm Ly (Nibbidābahulasuttaṃ), Kinh Tùy Quán Vô Thường, Kinh Tùy Quán Khổ Não, Kinh Tùy Quán Vô Ngã.
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Than Hừng (S,iii,146, 147, 148, 149)
Theo lời Phật dạy, biểu hiện rõ nét của khổ đau là tâm thái sầu, bi, khổ, ưu, ai. Sự giải thoát có thể hiểu là khi tâm không còn những dao động đó. Để được vậy cần hiểu rõ để buông xả. Muốn hiểu rõ cần thường sống với cái nhìn thuận theo chánh pháp: năm uẩn không đáng bám víu, năm uẩn là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Khổ đau và hạnh phúc được hiểu là tương quan mật thiết với mê và ngộ.
Kinh văn
Kinh Thường Yểm Ly (Nibbidābahulasuttaṃ) (SN 22. 146)
146. sāvatthinidānaṃ. “saddhāpabbajitassa, bhikkhave, kulaputtassa ayamanudhammo hoti — yaṃ rūpe nibbidābahulo {nibbidābahulaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)} vihareyya. vedanāya ... pe ... saññāya... saṅkhāresu... viññāṇe nibbidābahulo vihareyya. yo rūpe nibbidābahulo viharanto, vedanāya... saññāya... saṅkhāresu... viññāṇe nibbidābahulo viharanto rūpaṃ parijānāti, vedanaṃ... saññaṃ... saṅkhāre... viññāṇaṃ parijānāti; so rūpaṃ parijānaṃ vedanaṃ parijānaṃ saññaṃ parijānaṃ saṅkhāre parijānaṃ viññāṇaṃ parijānaṃ parimuccati rūpamhā, parimuccati vedanāya, parimuccati saññāya, parimuccati saṅkhārehi, parimuccati viññāṇamhā, parimuccati jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi; ‘parimuccati dukkhasmā’ti vadāmī”ti. ekādasamaṃ.
Tại Sāvatthī. “Này chư Tỳ khưu, đối với một thiện gia nam tử xuất gia vì lòng tin, điều này là thuận hợp với Chánh Pháp: người ấy thường sống yểm ly đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Người nào thường sống yểm ly đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ liễu tri sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Người nào liễu tri sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ được giải thoát khỏi sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Người ấy được giải thoát khỏi sanh, già, chết; được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não; ta nói rằng người ấy được giải thoát khổ đau.”
Kinh Tùy Quán Vô Thường (aniccānupassīsuttaṃ) (SN 22. 147)
147. sāvatthinidānaṃ. “saddhāpabbajitassa, bhikkhave, kulaputtassa ayamanudhammo hoti — yaṃ rūpe aniccānupassī vihareyya. vedanāya... saññāya... saṅkhāresu... viññāṇe aniccānupassī vihareyya ... pe ... ‘parimuccati dukkhasmā’ti vadāmī”ti. dvādasamaṃ.
Kinh Tùy Quán Khổ Não (dukkhānupassīsuttaṃ) (SN 22. 147)
147. sāvatthinidānaṃ. “saddhāpabbajitassa, bhikkhave, kulaputtassa ayamanudhammo hoti — yaṃ rūpe aniccānupassī vihareyya. vedanāya... saññāya... saṅkhāresu... viññāṇe aniccānupassī vihareyya ... pe ... ‘parimuccati dukkhasmā’ti vadāmī”ti. dvādasamaṃ.
Kinh Tùy Quán Vô Ngã (anattānupassīsuttaṃ) (SN 22. 147)
147. sāvatthinidānaṃ. “saddhāpabbajitassa, bhikkhave, kulaputtassa ayamanudhammo hoti — yaṃ rūpe aniccānupassī vihareyya. vedanāya... saññāya... saṅkhāresu... viññāṇe aniccānupassī vihareyya ... pe ... ‘parimuccati dukkhasmā’ti vadāmī”ti. dvādasamaṃ.
Tại Sāvatthī. “Này chư Tỳ khưu, đối với một thiện gia nam tử xuất gia vì lòng tin, điều này là thuận hợp với Chánh Pháp: người ấy nên sống tuỳ quán vô ngả đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Người nào sống tuỳ quán vô ngã đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ liễu tri sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Người nào liễu tri sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ được giải thoát khỏi sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Người ấy được giải thoát khỏi sanh, già, chết; được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não; ta nói rằng người ấy được giải thoát khổ đau.”
Chú thích
Chữ “kulaputta” có nghĩa là một thanh niên trai trẻ xuất thân từ gia đình gia giáo. Các bản kinh chữ Hán thường dịch là “thiện gia nam tử” hàm ý là một thanh niên có đầy đủ sự giáo dục. Cũng thường viết ngắn là “thiện nam tử” nhưng cắt gọn như vậy đánh mất ý nghĩa “con nhà gia giáo”. Đức Phật dùng từ này chỉ cho nhân tuyển tốt nhất cho đời sống tu hành.
Chữ “nibbidābahulo” có nghĩa là thường sống với thái độ không thích thú hay nhàm chán. Chữ yểm ly được chọn vì đôi khi chữ nhàm chán khiến người ta có ý tưởng mang tính tiêu cực.
Chữ “anupassī” có nghĩa là người thường suy niệm về (vô thường, khổ não, vô ngã). Ở đây, dịch là tuỳ quán hàm ý là dựa trên những gì xảy ra, lấy đó là thiền án để chiêm nghiệm về bản chất vô thường, khổ não, vô ngã.
Đại ý của cả bốn bài kinh này đều minh hoạ tiến trình chuyển hoá tâm thức trong sự tu tập. Có nhìn đúng góc cạnh mới hiểu rõ. Có hiểu rõ thì không còn vướng mắc. Có không vướng mắc mới thoát khổ.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
XI. Thiện Nam Tử Khổ (Tạp 2, Ðại 2,12a) (S.iii,179)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Ðối với vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, này các Tỷ-kheo, đây là thuận pháp (anudhammam): Hãy sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, hãy sống nhàm chán nhiều đối với thức.
4) Ai sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, ai sống nhàm chán nhiều đối với thức thời sẽ biến tri sắc... thọ... tưởng... các hành, biến tri thức.
5) Vị nào biến tri sắc, biến tri thọ, biến tri tưởng, biến tri các hành, biến tri thức, thời được giải thoát khỏi sắc, được giải thoát khỏi thọ, được giải thoát khỏi tưởng, được giải thoát khỏi các hành, được giải thoát khỏi thức, được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy được giải thoát khỏi đau khổ.
XII. Thiện Nam Tử Khổ
(Như kinh trên, chỉ khác là "thấy vô thường" thay thế "sống nhàm chán").
XIII. Thiện Nam Tử Khổ
(Như kinh trên, ở đây chỉ khác là "thấy vô ngã").
Tất cả 4 bài kinh này có cùng chú thích với bài kinh Kukkuḷasutta (Kinh Than Hừng)
kukkuḷavaggassa paṭhame kukkuḷanti santattaṃ ādittaṃ chārikarāsiṃ viya mahāpariḷāhaṃ. imasmiṃ sutte dukkhalakkhaṇaṃ kathitaṃ, sesesu aniccalakkhaṇādīni. sabbāni cetāni pāṭiyekkaṃ puggalajjhāsayena kathitānīti.
Trong bài kinh đầu tiên của Kukkuḷavagga, "kukkuḷa" có nghĩa là nóng bỏng, rực cháy, giống như than hừng đang cháy rực, tượng trưng cho sự đau khổ lớn. Trong kinh này, tướng khổ được thuyết giảng, còn trong các bài kinh khác, các tướng vô thường và vô ngã được đề cập. Tất cả những điều này đều được thuyết giảng riêng biệt dựa trên căn cơ của từng cá nhân.