Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CHUYỂN HOÁ CƠN GIẬN DỮ - Kinh Dhanañjānī (Dhanañjānīsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CHUYỂN HOÁ CƠN GIẬN DỮ - Kinh Dhanañjānī (Dhanañjānīsuttaṃ)

Wednesday, 15/06/2022, 17:44 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.6.2022


CHUYỂN HOÁ CƠN GIẬN DỮ

Kinh Dhanañjānī (Dhanañjānīsuttaṃ)

CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM A LA HÁN THỨ NHẤT (S.i,160)

Nộ khí là điều khó kềm chế. Một người đàn ông bị mất mặt với bạn bè thật khó giữ bình tĩnh. Trong lúc thịnh nộ lập tâm bài kích Đức Phật. Đấng Vô Thượng Điền Ngự đã trả lời đúng “tim đen” của vị nầy. Chánh pháp như giọt cam lồ mang lại sự thanh lương cho nội tâm. Cõi lòng thay đổi cuộc sống cũng đổi thay. Con người phẫn nộ nhưng hữu duyên hữu phúc ấy được khai thị để rồi chuyển hoá toàn bộ bản thân. Chữ duyên đôi lúc khó thể nghĩ bàn.

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena aññatarassa bhāradvājagottassa brāhmaṇassa dhanañjānī [dhānañjānī (pī. sī. aṭṭha.)] nāma brāhmaṇī abhippasannā hoti buddhe ca dhamme ca saṅghe ca. Atha kho dhanañjānī brāhmaṇī bhāradvājagottassa brāhmaṇassa bhattaṃ upasaṃharantī upakkhalitvā tikkhattuṃ udānaṃ udānesi –

‘‘Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa;

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa;

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassā’’ti.

Tôi được nghe như vầy

Thuở ấy Đức Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), chùa Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivāpa (khu vực sóc ăn trong chùa).

Bấy giờ nữ Bà la môn Dhanañjānī, vợ một bà la môn thuộc dòng họ Bhāradvāja, đtặ trọn niềm tin đối với Phật, Pháp và Tăng.

Rồi nữ Bà-la-môn Dhanañjānī, trong khi bưng cơm cho Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja bị vấp chân bất chợt thốt lên câu: "Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh biến tri; đảnh lễ Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh biến tri !; đảnh lễ Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh biến tri!”

Evaṃ vutte, bhāradvājagotto brāhmaṇo dhanañjāniṃ brāhmaṇiṃ etadavoca – ‘‘evamevaṃ panāyaṃ vasalī yasmiṃ vā tasmiṃ vā tassa muṇḍakassa samaṇassa vaṇṇaṃ bhāsati. Idāni tyāhaṃ, vasali, tassa satthuno vādaṃ āropessāmī’’ti. ‘‘Na khvāhaṃ taṃ, brāhmaṇa, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, yo tassa bhagavato vādaṃ āropeyya arahato sammāsambuddhassa. Api ca tvaṃ, brāhmaṇa, gaccha, gantvā vijānissasī’’ti [gantvāpi jānissasīti (syā. kaṃ.)].

Nghe vậy, bà la môn thuộc dòng họ Bhāradvāja nói với nữ bà la môn Dhanañjānī:

-- Ngay khi một sự cố nhỏ xẩy ra, kẻ hạ tiện nầy cũng thốt lời xưng tán vị sa môn đầu trọc ấy. Nầy người hạ tiện, ta sẽ đi và phủ bác giáo thuyết của đạo sư ngươi.

-- Tôi không thấy trong thế giới chư thiên, Ma vương, Phạm thiên, trong giới tu hành hoặc ba la môn có ai có thể phủ bác Đức Thế Tôn, bậc Ứng cúng, Chánh biến tri. Nhưng cứ đi. Đi rồi sẽ hiểu.

Atha kho bhāradvājagotto brāhmaṇo kupito anattamano yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho bhāradvājagotto brāhmaṇo bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Rồi bà la môn thuộc dòng họ Bhāradvāja với tâm phẫn nộ không vui đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi đến chào hỏi xã giao, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi, vị ấy nói với Đức Thế Tôn kệ ngôn:

‘‘Kiṃsu chetvā sukhaṃ seti, kiṃsu chetvā na socati;

Kissassu ekadhammassa, vadhaṃ rocesi gotamā’’ti.

‘‘Kodhaṃ chetvā sukhaṃ seti, kodhaṃ chetvā na socati;

Kodhassa visamūlassa, madhuraggassa brāhmaṇa;

Vadhaṃ ariyā pasaṃsanti, tañhi chetvā na socatī’’ti.

Sát trừ gì ngủ ngon?

Sát trừ gì không sầu?

Một pháp nào sát trừ

Gotama đồng thuận?

(Thế Tôn)

Sát phẫn nộ, ngủ ngon

Sát phẫn nộ, không sầu

Phạm chí! sát phẫn nộ

Ngọn ngọt, gốc độc hại

Diệt chúng, bậc thánh khen

Diệt chúng , khiến an lạc.

Evaṃ vutte, bhāradvājagotto brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya – cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampada’’nti.

Ðược nghe vậy, bà la môn thuộc dòng họ Bhāradvāja bạch Đức Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Đức Thế Tôn, và được thọ đại giới.

Alattha kho bhāradvājagotto brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno kho panāyasmā bhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi.

Aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti.

Bà la môn thuộc dòng họ Bhāradvāja được xuất gia và thọ đại giới từ Đức Thế Tôn.

Thọ giới không lâu, Tôn giả Bhāradvāja sống độc cư, viễn ly, cần mẫn, không xao lãng, quyết tâm và tự thân chứng ngộ chánh trí ngay trong kiếp hiện tại. Đây chính là cứu cánh mà những thiện gia nam tử đi tu sống không gia đình hướng tới. Vị ấy chính mình biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Và Tôn giả Bhāradvāja trở thành một vị A-la-hán nữa.

‘‘Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa = Đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Ứng cúng, Đấng Chánh biến tri

‘‘Kiṃsu chetvā sukhaṃ seti = sát trừ gì khiến ngũ ngon

kiṃsu chetvā na socati = sát trừ gì khiến không sầu muộn

Kissassu ekadhammassa = có một pháp nào

vadhaṃ rocesi gotamā’’ti = sự đoạn trừ được Tôn giả Gotama chấp thuận?

‘‘Kodhaṃ chetvā sukhaṃ seti = sát trừ phẫn nộ khiến ngũ ngon

kodhaṃ chetvā na socati = sát trừ phẫn nộ khiến không sầu muộn

Kodhassa visamūlassa madhuraggassa brāhmaṇa = Phẫn nộ có ngọn thì ngọt mà gốc rễ thì độc. Hỡi bà la môn

Vadhaṃ ariyā pasaṃsanti = sự giết (phẫn nộ) được bậc thánh khen ngợi

tañhi chetvā na socatī’’ti = sau khi tận diệt chúng sẽ không sầu muộn.

Theo Sớ giải thì dòng tộc Dhanañjānī của nữ bà la môn trong bài kinh nầy được xem là giòng tộc cao sang nhất trong các giòng tộc bà la môn.

Theo Sớ giải thì sở dĩ người chồng là bà la môn giòng Bhāradvāja nổi nóng gọi vợ là Vasalī (kẻ hạ cấp) một từ khinh miệt gọi người thuộc giai cấp thủ đà la bởi vì ông bà la môn nầy mở một đại tiệc chiêu đãi hằng trăm bà la môn khác. Biết vợ mình mỗi khi bất chợt gặp sự cố gì thường thốt lời niệm Phật nên người chồng nhắc trước là có khách đến thì đừng như vậy. Trong bữa tiệc, nữ bà la môn Dhanañjānī vấp phải khúc củi bất giác nói lên lời đảnh lễ Phật. Những khác bà la môn thấy vậy bỏ tiệc ra về. Điều nầy khiến người chồng phẫn nộ.

Theo Sớ giải thì bà la môn giòng Bhāradvāja có chủ tâm vấn nạn Đức Phật với câu hỏi của mình. Nếu Đức Phật trả lời là có chấp nhận sát trừ thì gọi Ngài là “sát nhân”; nếu Đức Phật nói không thì chỉ trích là người đi tu sao không sát trừ tham, sân, si?. Như vậy Đức Phật trả lời cách nào cũng bị chỉ trích.

Câu chuyện nầy cũng được tìm thấy trong Trung Bộ (kinh số 100) và Sớ Giải Kinh Pháp Cú (Dhp-a IV,161-63)

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

1. Dhanañjānīsuttaṃ [Mūla]

187. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena aññatarassa bhāradvājagottassa brāhmaṇassa dhanañjānī [dhānañjānī (pī. sī. aṭṭha.)] nāma brāhmaṇī abhippasannā hoti buddhe ca dhamme ca saṅghe ca. Atha kho dhanañjānī brāhmaṇī bhāradvājagottassa brāhmaṇassa bhattaṃ upasaṃharantī upakkhalitvā tikkhattuṃ udānaṃ udānesi –

‘‘Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa;

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa;

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassā’’ti.

Evaṃ vutte, bhāradvājagotto brāhmaṇo dhanañjāniṃ brāhmaṇiṃ etadavoca – ‘‘evamevaṃ panāyaṃ vasalī yasmiṃ vā tasmiṃ vā tassa muṇḍakassa samaṇassa vaṇṇaṃ bhāsati. Idāni tyāhaṃ, vasali, tassa satthuno vādaṃ āropessāmī’’ti. ‘‘Na khvāhaṃ taṃ, brāhmaṇa, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, yo tassa bhagavato vādaṃ āropeyya arahato sammāsambuddhassa. Api ca tvaṃ, brāhmaṇa, gaccha, gantvā vijānissasī’’ti [gantvāpi jānissasīti (syā. kaṃ.)].

Atha kho bhāradvājagotto brāhmaṇo kupito anattamano yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho bhāradvājagotto brāhmaṇo bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kiṃsu chetvā sukhaṃ seti, kiṃsu chetvā na socati;

Kissassu ekadhammassa, vadhaṃ rocesi gotamā’’ti.

‘‘Kodhaṃ chetvā sukhaṃ seti, kodhaṃ chetvā na socati;

Kodhassa visamūlassa, madhuraggassa brāhmaṇa;

Vadhaṃ ariyā pasaṃsanti, tañhi chetvā na socatī’’ti.

Evaṃ vutte, bhāradvājagotto brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya – cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampada’’nti.

Alattha kho bhāradvājagotto brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno kho panāyasmā bhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti.

1. Dhanañjānīsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

187. Brāhmaṇasaṃyuttassa paṭhame dhanañjānīti dhanañjānigottā. Ukkaṭṭhagottā kiresā. Sesabrāhmaṇā kira brahmuno mukhato jātā, dhanañjānigottā matthakaṃ bhinditvā nikkhantāti tesaṃ laddhi. Udānaṃ udānesīti kasmā udānesi? So kira brāhmaṇo micchādiṭṭhiko ‘‘buddho dhammo saṅgho’’ti vutte kaṇṇe pidahati, thaddho khadirakhāṇusadiso. Brāhmaṇī pana sotāpannā ariyasāvikā. Brāhmaṇo dānaṃ dento pañcasatānaṃ brāhmaṇānaṃ appodakaṃ pāyāsaṃ deti, brāhmaṇī buddhappamukhassa saṅghassa nānārasabhojanaṃ. Brāhmaṇassa dānadivase brāhmaṇī tassa vasavattitāya pahīnamaccheratāya ca sahatthā parivisati. Brāhmaṇiyā pana dānadivase brāhmaṇo pātova gharā nikkhamitvā palāyati. Athekadivasaṃ brāhmaṇo brāhmaṇiyā saddhiṃ asammantetvā pañcasate brāhmaṇe nimantetvā brāhmaṇiṃ āha – ‘‘sve bhoti amhākaṃ ghare pañcasatā brāhmaṇā bhuñjissantī’’ti.

Mayā kiṃ kātabbaṃ brāhmaṇāti? Tayā aññaṃ kiñci kātabbaṃ natthi, sabbaṃ pacanaparivesanaṃ aññe karissanti. Yaṃ pana tvaṃ ṭhitāpi nisinnāpi khipitvāpi ukkāsitvāpi ‘‘namo buddhassā’’ti tassa muṇḍakassa samaṇakassa namakkāraṃ karosi, taṃ sve ekadivasamattaṃ mā akāsi. Taṃ hi sutvā brāhmaṇā anattamanā honti, mā maṃ brāhmaṇehi bhindasīti. Tvaṃ brāhmaṇehi vā bhijja devehi vā, ahaṃ pana satthāraṃ anussaritvā na sakkomi anamassamānā saṇṭhātunti. Bhoti kulasatike gāme gāmadvārampi tāva pidahituṃ vāyamanti, tvaṃ dvīhaṅgulehi pidahitabbaṃ mukhaṃ brāhmaṇānaṃ bhojanakālamattaṃ pidahituṃ na sakkosīti. Evaṃ punappunaṃ kathetvāpi so nivāretuṃ asakkonto ussīsake ṭhapitaṃ maṇḍalaggakhaggaṃ gahetvā – ‘‘bhoti sace sve brāhmaṇesu nisinnesu taṃ muṇḍasamaṇakaṃ namassasi, iminā taṃ khaggena pādatalato paṭṭhāya yāva kesamatthakā kaḷīraṃ viya koṭṭetvā rāsiṃ karissāmī’’ti imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Iminā maṇḍalaggena, pādato yāva matthakā;

Kaḷīramiva chejjāmi, yadi micchaṃ na kāhasi.

‘‘Sace buddhoti bhaṇasi, sace dhammoti bhāsasi;

Sace saṅghoti kittesi, jīvantī me nivesane’’ti.

Ariyasāvikā pana pathavī viya duppakampā, sineru viya dupparivattiyā. Sā tena naṃ evamāha –

‘‘Sace me aṅgamaṅgāni, kāmaṃ chejjasi brāhmaṇa;

Nevāhaṃ viramissāmi, buddhaseṭṭhassa sāsanā.

‘‘Nāhaṃ okkā varadharā, sakkā rodhayituṃ jinā;

Dhītāhaṃ buddhaseṭṭhassa, chinda vā maṃ vadhassu vā’’ti.

Evaṃ dhanañjānigajjitaṃ nāma gajjantī pañca gāthāsatāni abhāsi. Brāhmaṇo brāhmaṇiṃ parāmasituṃ vā paharituṃ vā asakkonto ‘‘bhoti yaṃ te ruccati, taṃ karohī’’ti vatvā khaggaṃ sayane khipi. Punadivase gehaṃ haritupalittaṃ kārāpetvā lājāpuṇṇaghaṭamālāgandhādīhi tattha tattha alaṅkārāpetvā pañcannaṃ brāhmaṇasatānaṃ navasappisakkharamadhuyuttaṃ appodakapāyāsaṃ paṭiyādāpetvā kālaṃ ārocāpesi.

Brāhmaṇīpi pātova gandhodakena sayaṃ nhāyitvā sahassagghanakaṃ ahatavatthaṃ nivāsetvā pañcasatagghanakaṃ ekaṃsaṃ katvā sabbālaṅkārapaṭimaṇḍitā suvaṇṇakaṭacchuṃ gahetvā bhattagge brāhmaṇe parivisamānā tehi saddhiṃ ekapantiyaṃ nisinnassa tassa brāhmaṇassa bhattaṃ upasaṃharantī dunnikkhitte dārubhaṇḍe pakkhali. Pakkhalanaghaṭṭanāya dukkhā vedanā uppajji. Tasmiṃ samaye dasabalaṃ sari. Satisampannatāya pana pāyāsapātiṃ achaḍḍetvā saṇikaṃ otāretvā bhūmiyaṃ saṇṭhapetvā pañcannaṃ brāhmaṇasatānaṃ majjhe sirasi añjaliṃ ṭhapetvā yena veḷuvanaṃ, tenañjaliṃ paṇāmetvā imaṃ udānaṃ udānesi.

Tasmiñca samaye tesu brāhmaṇesu keci bhuttā honti, keci bhuñjamānā, keci hatthe otāritamattā, kesañci bhojanaṃ purato ṭhapitamattaṃ hoti. Te taṃ saddaṃ sutvāva sinerumattena muggarena sīse pahaṭā viya kaṇṇesu sūlena viddhā viya dukkhadomanassaṃ paṭisaṃvediyamānā ‘‘iminā aññaladdhikena mayaṃ gharaṃ pavesitā’’ti kujjhitvā hatthe piṇḍaṃ chaḍḍetvā mukhena gahitaṃ niṭṭhubhitvā dhanuṃ disvā kākā viya brāhmaṇaṃ akkosamānā disāvidisā pakkamiṃsu. Brāhmaṇo evaṃ bhijjitvā gacchante brāhmaṇe disvā brāhmaṇiṃ sīsato paṭṭhāya oloketvā, ‘‘idameva bhayaṃ sampassamānā mayaṃ hiyyo paṭṭhāya bhotiṃ yācantā na labhimhā’’ti nānappakārehi brāhmaṇiṃ akkositvā, etaṃ ‘‘evamevaṃ panā’’tiādivacanaṃ avoca.

Upasaṅkamīti ‘‘samaṇo gotamo gāmanigamaraṭṭhapūjito, na sakkā gantvā yaṃ vā taṃ vā vatvā santajjetuṃ, ekameva naṃ pañhaṃ pucchissāmī’’ti gacchantova ‘‘kiṃsu chetvā’’ti gāthaṃ abhisaṅkharitvā – ‘‘sace ‘asukassa nāma vadhaṃ rocemī’ti vakkhati, atha naṃ ‘ye tuyhaṃ na ruccanti, te māretukāmosi, lokavadhāya uppanno, kiṃ tuyhaṃ samaṇabhāvenā’ti? Niggahessāmi. Sace ‘na kassaci vadhaṃ rocemī’ti vakkhati, atha naṃ ‘tvaṃ rāgādīnampi vadhaṃ na icchasi. Kasmā samaṇo hutvā āhiṇḍasī’ti? Niggahessāmī. Iti imaṃ ubhatokoṭikaṃ pañhaṃ samaṇo gotamo neva gilituṃ na uggilituṃ sakkhissatī’’ti cintetvā upasaṅkami. Sammodīti attano paṇḍitatāya kuddhabhāvaṃ adassetvā madhurakathaṃ kathento sammodi. Pañho devatāsaṃyutte kathito. Sesampi heṭṭhā vitthāritamevāti. Paṭhamaṃ.