- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 4.12.2024
CHỨNG NHẬP TAM MUỘI ĐỊNH
Kinh Chứng Đạt Thiền Định (samādhimūlakasamāpattisuttaṃ)
Và trọn phẩm Thiền
Tập III – Uẩn
Chương XIII. Tương Ưng Thiền – Phẩm Thiền
Như một công trình xây cất, đáng nói phải bao gồm cả hai phương diện mỹ thuật và kỹ thuật. Mỹ thuật cho thấy cái đẹp trong lúc kỹ thuật bảo đảm sự vững chắc và an toàn của toà nhà. Phật pháp dạy con đường tu tập bao gồm hai mục tiêu: tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Hai mục tiêu này thành tựu được do thực hành chỉ và quán. Sự giác ngộ giải thoát vốn là cứu cánh, nên tuệ giác thoát thường được nhấn mạnh. Thế nhưng không có nghĩa vì vậy tâm giải thoát hay sự tu tập thiền chỉ không được đề cập như Phật ngôn: “Có thiền trí tuệ sanh, không thiền trí tuệ diệt (Pháp Cú 282)”.
Kinh văn
662. sāvatthinidānaṃ. “cattārome, bhikkhave, jhāyī. katame cattāro? idha, bhikkhave, ekacco jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo hoti, na samādhismiṃ samāpattikusalo. idha pana, bhikkhave, ekacco jhāyī samādhismiṃ samāpattikusalo hoti, na samādhismiṃ samādhikusalo. idha pana, bhikkhave, ekacco jhāyī neva samādhismiṃ samādhikusalo hoti, na ca samādhismiṃ samāpattikusalo. idha pana, bhikkhave, ekacco jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo ca hoti, samādhismiṃ samāpattikusalo ca. tatra, bhikkhave, yvāyaṃ jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo ca hoti samādhismiṃ samāpattikusalo ca ayaṃ imesaṃ catunnaṃ jhāyīnaṃ aggo ca seṭṭho ca mokkho {pāmokkho (syā. kaṃ.) evamuparipi} ca uttamo ca pavaro ca. seyyathāpi, bhikkhave, gavā khīraṃ, khīramhā dadhi, dadhimhā navanītaṃ, navanītamhā sappi, sappimhā sappimaṇḍo tatra aggamakkhāyati; evameva kho, bhikkhave, yvāyaṃ jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo ca hoti samādhismiṃ samāpattikusalo ca ayaṃ imesaṃ catunnaṃ jhāyīnaṃ aggo ca seṭṭho ca mokkho ca uttamo ca pavaro cā”ti. paṭhamaṃ.
Nhân duyên ở Sāvatthi
“Này chư Tỳ khưu, có bốn hạng thiền giả. Bốn hạng gồm những ai?
Ở đây có người thiện xảo định trong định nhưng không thiện xảo trong chứng đạt định.
Có người thiện xảo trong chứng đạt định nhưng không thiện xảo định trong định.
Có người không thiện xảo trong chứng đạt định cũng không thiện xảo định trong định.
Có người thiện xảo trong chứng đạt định và cũng thiện xảo định trong định.
Này chư Tỳ khưu, trong bốn hạng thiền giả này, người thiện xảo định trong định và cũng thiện xảo trong chứng đắc định là vượt trội, xuất sắc, cao quý và tối thượng.
Này chư Tỳ khưu, ví như từ bò cái có sữa; từ sữa sinh ra sữa đông; từ sữa đông sanh ra bơ tươi; từ bơ tươi sanh ra bơ lỏng; từ bơ lỏng sanh ra bơ tinh chế. Bơ tinh chế được xem là tốt nhất. Tương tự như vậy, trong bốn hạng thiền giả này, người thiện xảo trong chứng định và cũng thiện xảo trong nhập định là vượt trội, xuất sắc, cao quý và tối thượng”.
Chú Thích
Phẩm này mang tên là ‘jhānasaṃyuttaṃ - phẩm Tương Ưng Thiền’ bao gồm những bài kinh về thiền chỉ (samatha). Một số khía cạnh về thiền (jhāna) chỉ có ở đây không tìm thấy ở nơi khác trong Tam Tạng.
‘Jhāna’ ở đây là một thuật ngữ mang ý nghĩa uyên nguyên nhất. Thuật ngữ này được người Trung Hoa phiên âm là 禪那 (chán nà hay thiền na); cũng có khi nữa phiên âm, nữa dịch là 禪定 (chan ding hay thiền định) hoặc ngắn gọn là 禪 (chan hay thiền). Người Nhật viết là Zen. Người Việt thường gọi là thiền. Chữ “thiền” trong cách gọi ngày nay thường mang nghĩa rất xa và rất khác biệt với ý nghĩa uyên nguyên. ‘Jhāna’ ở đây chỉ cho sự tu tập, đắc chứng, thể nhập trạng thái tâm định cao được đo đạt bằng năm thiền chi tầm, tứ, hỷ, lạc và định. Càng thuần thục càng giảm bớt các thiền chi. Điều này tạo nên các tầng thiền. Theo Kinh Tạng thì có bốn tầng thiền. Thắng Pháp Tạng thì chia làm năm.
Thuật ngữ ‘samādhi’ thường được dịch là “định”, phiên âm là “tam muội”. Bản dịch chọn chữ “tam muội định” bao gồm cả phiên âm và nghĩa để đặc biệt chỉ cho ý nghĩa chuyên môn. Trước hết ‘samādhi’ trong cách dùng ở các quốc gia Phật giáo là “tu thiền”, ngài Walpola Rahula dịch sang Anh ngữ là “cultivating mental culture”. ‘Samādhi’ trong tam học (giới, định, tuệ) có nghĩa huân tu nội tâm với chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. ‘Samādhi’ trong chánh định của bát chánh đạo là sự huân tu năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, định) để đối trị năm pháp cái (tham dục, sân hận, hôn thuỵ, hối quá và nghi hoặc). Như vậy có chỗ ‘samādhi’ bao gồm cả chỉ và quán (samatha và vipassana) như trong tam học. Có chỗ ‘samādhi’ chỉ riêng cho thiền chỉ, như trong chánh định trong bát chánh đạo hay trong phẩm này. Có thể định nghĩa chung ‘samādhi’ bao gồm sự tập trung bền bỉ của tâm, tạo nên định lực áp đảo sự vọng móng tầm cầu của tâm; khi tu tập xa hơn tạo thành định lực cho cả chỉ và quán; nếu đi thẳng vào chỉ rồi đắc định là sự chứng đắc các tầng thiền.
Chữ ‘jhāyī - thiền giả’ ở đây dùng chỉ cho người tu thiền chỉ (samatha) trong lúc chữ hành giả (yogī) thường dùng cho chỉ chung cho người tu tập chỉ và quán.
Theo Sớ Giải, “thiện xảo định trong định (samādhismiṃ samādhikusalo) là người có khả năng phân rõ: đây là năm thiền chi, đây là ba thiền chi…”. Thiện xảo chứng đạt định trong định (samādhismiṃ samāpattikusalo) là khéo léo huân tu thiền chi áp đảo pháp đối nghịch.
Thí dụ về sữa vốn rất quen thuộc tại Ấn Độ, vùng đất dùng sữa là thực phẩm hằng ngày nhưng tương đối xa lạ với người Việt Nam. Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu sử dụng từ ngữ Hán cổ: “từ bò cái nên có sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ”. Bản dịch này lấy theo từ ngữ thường dùng ngày nay với chú thích Anh ngữ: sữa đông (Pali: dadhi, Anh ngữ: curd); từ sữa đông sanh ra bơ tươi (Pali: navanīta, Anh ngữ: butter); từ bơ tươi sanh ra bơ lỏng (Pali: sappi, Anh ngữ: ghee); từ bơ lỏng sanh ra bơ tinh chế (Pali: sappimaṇḍo, Anh ngữ: cream-of-ghee).
Phẩm Tương Ưng Thiền (Jhānasaṃyutta)là một phần của Saṃyutta Nikāya (Chương 34), tập trung vào các Phật ngôn liên quan đến jhāna (thiền định). Các bài kinh này khám phá bản chất, cách tu tập và sự thuần thục trong thiền, cùng các phẩm chất và thực hành liên quan đến định (samādhi). Vì tất cả bài kinh đều có bố cục và thí dụ giống nhau nên gom lại với bản tổng kết để dễ theo dõi. Có thể tham khảo chánh kinh trọn phẩm này với bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu.
Dưới đây là những điểm chính trong phẩm này:
1. Bốn loại hành giả thiền định
Phân loại này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giữa hiểu biết lý thuyết và khả năng thực hành thiền định.
2. Nhấn mạnh về thiền hiệp thế (Lokiya Jhāna) Theo các chú giải (Saṃyutta Nikāya Aṭṭhakathā), Jhānasaṃyutta chủ yếu thảo luận về thiền hữu lậu (lokiya jhāna), tức là trạng thái thiền định được phát triển như một cơ sở để đạt định, thay vì thiền siêu thế (lokuttara jhāna) hướng đến giải thoát. Các giáo lý này hướng dẫn hành giả tinh chỉnh định lực để đạt đến các tầng thiền cao hơn.
3. Phân tích song đối: Kỹ năng trong thực hành thiền
Các bài kinh khám phá sự kết hợp của các kỹ năng trong thực hành thiền, thường sử dụng định dạng "hoán vị song đối":
Sở hữu một phẩm chất (ví dụ: chánh niệm) nhưng không có phẩm chất khác (ví dụ: nỗ lực).
Không sở hữu bất kỳ phẩm chất nào.
Sở hữu cả hai phẩm chất.
Phân tích này nhấn mạnh trạng thái lý tưởng: đạt được sự cân bằng và thuần thục trong tất cả các kỹ năng thiền.
4. Các kỹ năng liên quan đến Jhāna
Jhānasaṃyutta xem xét mười một kỹ năng liên quan đến thiền, bao gồm:
Ngài Ledi Sayadaw giảng rộng 11 yếu tố trên với những ứng dụng pháp hành như sau:
Samādhikusala (Kỹ năng trong định): Hiểu các yếu tố của jhāna.
Samāpattikusala (Kỹ năng trong nhập định): Khả năng nhập và duy trì thiền định.
Ārammaṇakusala (Kỹ năng trong đối tượng): Lựa chọn thiền án hay đối tượng thiền phù hợp.
Paññākusala (Kỹ năng trong trí tuệ): Sử dụng định để phát triển tuệ giác.
Saññākusala (Kỹ năng trong tưởng): Ấn tượng và biến mãn phù hợp với định.
Các kỹ năng khác bao gồm chánh niệm, nỗ lực và khả năng duy trì trạng thái thiền. Những kỹ năng này phụ thuộc lẫn nhau và cần được phát triển cân bằng.
5. Ứng dụng thực tế
Jhānasaṃyutta cung cấp hướng dẫn thực tế cho hành giả:
Chánh niệm (sati): Nền tảng để nhập thiền.
Nỗ lực (viriya): Cần thiết để vượt qua phân tâm và duy trì sự tập trung.
Xả (upekkhā): Một phẩm chất quan trọng trong các tầng thiền cao, cho phép nhận thức không phản ứng.
6. Sự tinh luyện định lực theo cách tiệm tiến
Các bài kinh nêu rõ sự phát triển tuần tự của thiền định:
Từ sơ thiền (năm yếu tố: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) đến các tầng thiền cao hơn với ít thiền chi hơn. Nói cách khác, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc từ bỏ các trạng thái thô để đạt được trạng thái thiền vi tế hơn.
Những trọng điểm của phẩm Tương Ưng Thiền
Phẩm Tương Ưng Thiền (Jhānasaṃyutta) dạy rằng sự thuần thục trong thiền đòi hỏi:
Phát triển kỹ năng cân bằng: Kết hợp hiểu biết lý thuyết (ví dụ: yếu tố của jhāna) và khả năng thực hành (ví dụ: nhập và duy trì thiền).
Tinh luyện phẩm chất tâm: Phát triển chánh niệm, xả và trí tuệ.
Ứng dụng vào tuệ giác: Sử dụng định làm nền tảng để phát triển trí tuệ và tiến bộ trên con đường giải thoát (dung thông chỉ và quán).
Những bài kinh này đóng vai trò như một hướng dẫn giúp hành giả vượt qua các thách thức và tinh tế hơn trong thực hành thiền.
Sớ Giải
Những chú thích trên lấy từ bản Sớ Giải và giải thích của ngài Ledi Sayadaw. Vì quá dài nên không ghi lại trong bài này.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
I. Thiền Ðịnh Thiền Chứng (Tạp 31, Ðại 2,222c) (S,iii,263)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, được sữa; từ sữa được lạc; từ lạc được sanh tô; từ sanh tô được thục tô; từ thục tô được đề hồ. Ðề hồ này được gọi là tối tôn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
II. Chỉ Trú (S.iii,264)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái nên có sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Ðề hồ được gọi là tối tôn.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
III. Xuất Khởi (Vutthàna)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về xuất khởi" cho "thiện xảo về chỉ trú ").
IV. Thuần Thục (Kallavà)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thuần thục" cho "thiện xảo về xuất khởi").
V. Sở Duyên (Arammana)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về sở duyên").
VI. Hành Cảnh (Gocara)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về hành cảnh").
VII. Sở Nguyện (Abhinnara)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về sở nguyện").
VIII. Thận Trọng (Sakkaccakàrii)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thận trọng").
IX. Kiên Trì (Sàtacca)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về kiên trì").
X. Thích ứng (Sappàyam)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thích ứng").
XI. Chỉ Trú Trong Thiền Chứng (S.iii,269)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
XII. Xuất Khởi Từ Thiền Chứng
((Như kinh trên, chỉ thế "thiện xảo về xuất khởi" thay cho "thiện xảo về chỉ trú").
XIII. Thuần Thục Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về thuần thục").
XIV. Sở Duyên Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về sở duyên").
XV. Hành Cảnh Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về hành cảnh").
XVI. Sở Nguyện Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về sở nguyện").
XVII. Thận Trọng Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về thận trọng").
XVIII. Kiên Trì Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về kiên trì").
XIX. Thích ứng Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về thích ứng").
XX. Chỉ Trú - Xuất Khởi ( S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, cũng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
8-9) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, bậc tối thượng, tối diệu.
XXI - XXVII. Thuần Thục Cho Ðến Thích ứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thuần thục, sở duyên, hành cảnh, sở nguyện, thận trọng, kiên trì, thích ứng trong chỉ trú").
XXVIII. Xuất Khởi - Thuần Thục (S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, cũng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
8-9) Tại đây, vị tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng và tối diệu.
XXIX - XXXIV. Sở Duyên - Thích ứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sở duyên" ... cho đến "thích ứng").
XXXV. Thuần Thục - Sở Duyên
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, cũng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về thuần thục trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là vị tối thượng, tối diệu.
XXXVI - XL. Thuần Thục (S.iii,275)
(Vị ấy thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về hành cảnh... (b) không thiện xảo về sở nguyện, (c) không thiện xảo về thận trọng, (d) không thiện xảo về kiên trì, (e) không thiện xảo về thích ứng).
XLI. Sở Duyên - Hành Cảnh
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
XL.II-XL.V. Sở Duyên
... vị ấy thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về sở nguyện, (b) không thiện xảo về thận trọng, (c) không thiện xảo về kiên trì, (d) không thiện xảo về thích ứng.
XL.VI. Hành Cảnh - Sở Nguyện
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.. .. thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.. .. không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định và cũng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
XLVII-XLIX. Hành Cảnh
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, (b) không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, (c) không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
L. Sỏ Nguyện - Thận Trọng
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định và cũng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định và cũng thiện xảo về thận trong trong Thiền định.
LI-LII. Sở Nguyện Và Kiên Trì
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về kiên trì và (b) không thiện xảo về thích ứng.
LIII. Thận Trọng Và Kiên Trì
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.. .. thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
LIV. Kiên Trì Và Thích ứng (S.iii,277)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thích ứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, người tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng và tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, có được sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Và đề hồ được xem là tối tôn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền này đối với bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng và tối diệu.
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.