Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CHỨNG ĐẠO CA - Kinh Vaṅgīsa (Vaṅgīsasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CHỨNG ĐẠO CA - Kinh Vaṅgīsa (Vaṅgīsasuttaṃ)

, 03/09/2022, 18:53 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 3.9.2022


CHỨNG ĐẠO CA

Kinh Vaṅgīsa (Vaṅgīsasuttaṃ)

(CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA) (S. i, 196)

Đối với thi nhân, cả trần gian là cõi thơ. Hồn thơ mang cả hai trực giác và ảo giác. Khi nhà thơ thắp sáng tuệ giác thấy tự thể là uẩn, xứ, giới, đế thì ảo giác không còn. Thế giới bây giờ là chỉ là hiện tượng sanh diệt và thi từ còn lại là phiên khúc chứng đạo ca.

Ekaṃ samayaṃ āyasmā vaṅgīso sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā vaṅgīso aciraarahattappatto hutvā [hoti (sī. syā. kaṃ.)] vimuttisukhaṃ paṭisaṃvedī [vimuttisukhapaṭisaṃvedī (sī. pī.)] tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

Một thuở Tôn giả Vaṅgīsa trú ở Kỳ Viên, ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika (dâng cúng) tại Sāvatthi. Bấy giờ tôn giả vừa chứng quả A la hán, đang trãi nghiệm an lạc giải thoát; trong lúc ấy đã nói lên những kệ ngôn này:

‘‘Kāveyyamattā vicarimha pubbe, gāmā gāmaṃ purā puraṃ;

Athaddasāma sambuddhaṃ, saddhā no upapajjatha.

‘‘So me dhammamadesesi, khandhāyatanadhātuyo;

Tassāhaṃ dhammaṃ sutvāna, pabbajiṃ anagāriyaṃ.

‘‘Bahunnaṃ vata atthāya, bodhiṃ ajjhagamā muni;

Bhikkhūnaṃ bhikkhunīnañca, ye niyāmagataddasā.

‘‘Svāgataṃ vata me āsi, mama buddhassa santike;

Tisso vijjā anuppattā, kataṃ buddhassa sāsanaṃ.

‘‘Pubbenivāsaṃ jānāmi, dibbacakkhuṃ visodhitaṃ;

Tevijjo iddhipattomhi, cetopariyāyakovido’’ti.

“Mê thi phú, nhàn du

Qua làng mạc, thị thành

Rồi gặp Đấng Toàn Giác

Cõi lòng tịnh tín sanh.

“Ngài dạy con chánh pháp

Về uẩn, xứ, và giới

Được nghe pháp từ Ngài

Xuất gia sống không nhà.

“Bậc Mâu Ni thành đạo

Vì lợi lạc muôn loài

Cho nam nữ hữu duyên

Thấy đâu là chân pháp.

“Thật tốt lành cho con

Trong lúc Phật hiện tiền

Chứng đạt được tam minh

Chánh giáo đã thực hành.

“Con tỏ tường đời trước

Con thấy rõ đời nầy

Tam minh (biết rõ mình)

Tha tâm thông biết người.

Kāveyyamattā vicarimha pubbe = thuở trước nhàn du mê thi phú

gāmā gāmaṃ purā puraṃ = từ làng nầy qua làng khác, thị thành kia qua thị thành nọ

Athaddasāma sambuddhaṃ = rồi gặp được Đấng Toàn Giác

saddhā no upapajjatha = Niềm tịnh tín khởi sanh

So me dhammamadesesi = Ngài dạy con chánh pháp

khandhāyatanadhātuyo = về uẩn, xứ, và giới

Tassāhaṃ dhammaṃ sutvāna = Con được nghe pháp của Ngài

pabbajiṃ anagāriyaṃ = đi tu sống không nhà

Bahunnaṃ vata atthāya = Quả thật vì lợi lạc cho muôn loài

bodhiṃ ajjhagamā muni = Bậc Mâu Ni đã viên thành quả vị giác ngộ

Bhikkhūnaṃ bhikkhunīnañca ye niyāmagataddasā = cho những tỳ khưu, tỳ khưu ni thấy được con đường chắc thật (xem thích nghĩa)

Svāgataṃ vata me āsi = Quả thật là điều tốt lành cho con

mama buddhassa santike = được chứng ngộ trong hiện tiền của Phật

Tisso vijjā anuppattā = thành tựu được tam minh

kataṃ buddhassa sāsanaṃ = đã phụng hành lời Phật dạy

Pubbenivāsaṃ jānāmi = Tôi biết được đời trước

dibbacakkhuṃ visodhitaṃ = chứng thiên nhãn thanh tịnh

Tevijjo iddhipattomhi = tam minh, năng lực siêu nhiên

cetopariyāyakovido’’ti = Thiện xảo trong tha tâm thông

Câu bhikkhūnaṃ bhikkhunīnañca ye niyāmagataddasā (cho những tỳ khưu, tỳ khưu ni thấy được con đường chắc thật) được nêu rõ hơn trong Trưởng Lão Tăng Kệ là “cho những người nam nữ hữu duyên thực hành lời Phật dạy” có nghĩa là bao gồm cả tứ chúng chứ không phải riêng hai giới xuất gia. Theo Sớ giải của một số bài kinh thì có những đoạn kinh chữ bhikkhu không hẳn là tỳ khưu (nam tu sĩ) mà chỉ cho hành giả, người tu tập dù xuất gia hay cư sĩ như trong Kinh Niệm Xứ.

Bài chứng đạo ca nầy tự nhiên sáng tác theo văn tự thuật. Trong đó nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất số ít (trong Pāli là ngôi thứ ba) có thể dịch theo cả hai là “tôi” hay là “con”. Dù cả hay đều dùng đươc nhưng văn khí rất khác biệt theo tiếng Việt. Bản dịch chọn chữ “con” trong bốn kệ ngôn đầu và chữ “tôi” trong kệ ngôn cuối. Điều nầy tạo nên hai âm hưởng: nói với Phật và nói với thế hệ mai hậu. Đây là tư ý của người dịch, hoàn toàn không có trong nguyên tác vốn hiểu sao cũng được.

Kệ ngôn cuối cùng nêu lên một số năng lực siêu nhiên thắng trí. Theo Sớ giải thì Tôn giả Vaṅgīsa có đủ lục thông. Đoạn thơ nầy cần hiểu theo văn biền ngẫu: biết đời trước do túc mạng thông, biết đời nầy với thiên nhãn thông; biết rõ mình với tam minh, biết rõ người với tha tâm thông. Nói cách khác là không còn nhìn đời với tâm lãng mạn của một thi nhân mà thật sự biết rõ quá khứ, hiện tại, nội giới, ngoại giới bằng thắng trí. Nếu dịch sát văn sẽ khiến mạch văn rời rạc.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

12. Vaṅgīsasuttaṃ [Mūla]

220. Ekaṃ samayaṃ āyasmā vaṅgīso sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā vaṅgīso aciraarahattappatto hutvā [hoti (sī. syā. kaṃ.)] vimuttisukhaṃ paṭisaṃvedī [vimuttisukhapaṭisaṃvedī (sī. pī.)] tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Kāveyyamattā vicarimha pubbe, gāmā gāmaṃ purā puraṃ;

Athaddasāma sambuddhaṃ, saddhā no upapajjatha.

‘‘So me dhammamadesesi, khandhāyatanadhātuyo [khandhe āyatanāni dhātuyo (syā. kaṃ. pī. ka.)];

Tassāhaṃ dhammaṃ sutvāna, pabbajiṃ anagāriyaṃ.

‘‘Bahunnaṃ vata atthāya, bodhiṃ ajjhagamā muni;

Bhikkhūnaṃ bhikkhunīnañca, ye niyāmagataddasā.

‘‘Svāgataṃ vata me āsi, mama buddhassa santike;

Tisso vijjā anuppattā, kataṃ buddhassa sāsanaṃ.

‘‘Pubbenivāsaṃ jānāmi, dibbacakkhuṃ visodhitaṃ;

Tevijjo iddhipattomhi, cetopariyāyakovido’’ti.

12. Vaṅgīsasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

 

220. Dvādasame āyasmāti piyavacanaṃ. Vaṅgīsoti tassa therassa nāmaṃ. So kira pubbe padumuttarakāle paṭibhānasampannaṃ sāvakaṃ disvā dānaṃ datvā patthanaṃ katvā kappasatasahassaṃ pāramiyo pūretvā amhākaṃ bhagavato kāle sakalajambudīpe vādakāmatāya jambusākhaṃ pariharitvā ekena paribbājakena saddhiṃ vādaṃ katvā vāde jayaparājayānubhāvena teneva paribbājakena saddhiṃ saṃvāsaṃ kappetvā vasamānāya ekissā paribbājikāya kucchimhi nibbatto vayaṃ āgamma mātito pañcavādasatāni, pitito pañcavādasatānīti vādasahassaṃ uggaṇhitvā vicarati. Ekañca vijjaṃ jānāti, yaṃ vijjaṃ parijappitvā matānaṃ sīsaṃ aṅguliyā paharitvā – ‘‘asukaṭṭhāne nibbatto’’ti jānāti. So anupubbena gāmanigamādīsu vicaranto pañcahi māṇavakasatehi saddhiṃ sāvatthiṃ anuppatto nagaradvāre sālāya nisīdati.

Tadā ca nagaravāsino purebhattaṃ dānaṃ datvā pacchābhattaṃ suddhuttarāsaṅgā gandhamālādihatthā dhammassavanāya vihāraṃ gacchanti. Māṇavo disvā, ‘‘kahaṃ gacchathā’’ti? Pucchi. Te ‘‘dasabalassa santikaṃ dhammassavanāyā’’ti āhaṃsu. Sopi saparivāro tehi saddhiṃ gantvā paṭisanthāraṃ katvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Atha naṃ bhagavā āha – ‘‘vaṅgīsa, bhaddakaṃ kira sippaṃ jānāsī’’ti. ‘‘Bho gotama, ahaṃ bahusippaṃ jānāmi. Tumhe kataraṃ sandhāya vadathā’’ti? Chavadūsakasippanti. Āma, bho gotamāti. Athassa bhagavā attano ānubhāvena niraye nibbattassa sīsaṃ dassetvā, ‘‘vaṅgīsa, ayaṃ kahaṃ nibbatto’’ti pucchi. So mantaṃ jappitvā aṅguliyā paharitvā ‘‘niraye’’ti āha. ‘‘Sādhu, vaṅgīsa, sukathita’’nti devaloke nibbattassa sīsaṃ dassesi. Tampi so tatheva byākāsi. Athassa khīṇāsavassa sīsaṃ dassesi. So punappunaṃ mantaṃ parivattetvāpi aṅguliyā paharitvāpi nibbattaṭṭhānaṃ na passati.

Atha naṃ bhagavā ‘‘kilamasi, vaṅgīsā’’ti āha? Āma bho, gotamāti. Punappunaṃ upadhārehīti. Tathā karontopi adisvā, ‘‘tumhe, bho gotama, jānāthā’’ti āha. Āma, vaṅgīsa, maṃ nissāya cesa gato, ahamassa gatiṃ jānāmīti. Mantena jānāsi, bho gotamāti? Āma, vaṅgīsa, ekena manteneva jānāmīti. Bho gotama, mayhaṃ mantena imaṃ mantaṃ dethāti. Amūliko, vaṅgīsa, mayhaṃ mantoti. Detha, bho gotamāti. Na sakkā mayhaṃ santike apabbajitassa dātunti. So antevāsike āmantesi – ‘‘tātā samaṇo gotamo atirekasippaṃ jānāti, ahaṃ imassa santike pabbajitvā sippaṃ gaṇhāmi, tato sakalajambudīpe amhehi bahutaraṃ jānanto nāma na bhavissati. Tumhe yāva ahaṃ āgacchāmi, tāva anukkaṇṭhitvā vicarathā’’ti te uyyojetvā ‘‘pabbājetha ma’’nti āha. Satthā nigrodhakappassa paṭipādesi. Thero taṃ attano vasanaṭṭhānaṃ netvā pabbājesi. So pabbajitvā satthu santikaṃ āgamma vanditvā ṭhito ‘‘sippaṃ dethā’’ti yāci. Vaṅgīsa, tumhe sippaṃ gaṇhantā aloṇabhojanathaṇḍilaseyyādīhi parikammaṃ katvā gaṇhatha, imassāpi sippassa parikammaṃ atthi, taṃ tāva karohīti. Sādhu, bhanteti. Athassa satthā dvattiṃsākārakammaṭṭhānaṃ ācikkhi. So taṃ anulomapaṭilomaṃ manasikaronto vipassanaṃ vaḍḍhetvā anukkamena arahattaṃ pāpuṇi.

Vimuttisukhaṃ paṭisaṃvedīti evaṃ arahattaṃ patvā vimuttisukhaṃ paṭisaṃvedento. Kāveyyamattāti kāveyyena kabbakaraṇena mattā. Khandhāyatanadhātuyoti imāni khandhādīni pakāsento dhammaṃ desesi. Ye niyāmagataddasāti ye niyāmagatā ceva niyāmadassāti ca. Svāgatanti suāgamanaṃ. Iddhipattomhīti iminā iddhividhañāṇaṃ gahitaṃ. Cetopariyāyakovidoti iminā cetopariyañāṇaṃ. Dibbasotaṃ pana avuttampi gahitameva hoti. Evaṃ cha abhiññāpatto eso mahāsāvakoti veditabbo. Dvādasamaṃ.