Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHỨNG ĐẮC VÀ HIỂU RÕ - Kinh Chứng Đạt Thiền Định (samādhimūlakasamāpattisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHỨNG ĐẮC VÀ HIỂU RÕ - Kinh Chứng Đạt Thiền Định (samādhimūlakasamāpattisuttaṃ)

Friday, 03/01/2025, 08:05 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 27.11.2024

CHỨNG ĐẮC VÀ HIỂU RÕ

Kinh Chứng Đạt Thiền Định (samādhimūlakasamāpattisuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương XIII. Tương Ưng Thiền – Phẩm Thiền (S,iii,371)

Trong cảnh giới của tâm thức, đôi khi sự phân tích và thể nhập là hai trạng thái hoàn toàn khác. Chứng đạt thiền định và thể nhập định cũng vậy. Tương tự như trong thế giới thi ca, sáng tác một bài thơ rất khác với phân tích thơ. Người có tài trong mặt này cũng không có nghĩa là xuất sắc trong mặt khác. Cái khéo thường không phải dễ dàng để mô tả nói gì tới bắt chước.

Kinh văn

662. sāvatthinidānaṃ. “cattārome, bhikkhave, jhāyī. katame cattāro? idha, bhikkhave, ekacco jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo hoti, na samādhismiṃ samāpattikusalo. idha pana, bhikkhave, ekacco jhāyī samādhismiṃ samāpattikusalo hoti, na samādhismiṃ samādhikusalo. idha pana, bhikkhave, ekacco jhāyī neva samādhismiṃ samādhikusalo hoti, na ca samādhismiṃ samāpattikusalo. idha pana, bhikkhave, ekacco jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo ca hoti, samādhismiṃ samāpattikusalo ca. tatra, bhikkhave, yvāyaṃ jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo ca hoti samādhismiṃ samāpattikusalo ca ayaṃ imesaṃ catunnaṃ jhāyīnaṃ aggo ca seṭṭho ca mokkho {pāmokkho (syā. kaṃ.) evamuparipi} ca uttamo ca pavaro ca. seyyathāpi, bhikkhave, gavā khīraṃ, khīramhā dadhi, dadhimhā navanītaṃ, navanītamhā sappi, sappimhā sappimaṇḍo tatra aggamakkhāyati; evameva kho, bhikkhave, yvāyaṃ jhāyī samādhismiṃ samādhikusalo ca hoti samādhismiṃ samāpattikusalo ca ayaṃ imesaṃ catunnaṃ jhāyīnaṃ aggo ca seṭṭho ca mokkho ca uttamo ca pavaro cā”ti. paṭhamaṃ.

Nhân duyên ở Sāvatthi

“Này chư Tỳ khưu, có bốn hạng thiền giả. Bốn hạng gồm những ai?

Ở đây có người thiện xảo định trong định, nhưng không thiện xảo trong chứng đạt định.

Có người thiện xảo trong chứng đạt định, nhưng không thiện xảo định trong định.

Có người không thiện xảo trong chứng đạt định, cũng không thiện xảo định trong định.

Có người thiện xảo trong chứng đạt định và cũng thiện xảo định trong định.

Này chư Tỳ khưu, trong bốn hạng thiền giả này, người thiện xảo định trong định và cũng thiện xảo trong chứng đắc định là vượt trội, xuất sắc, cao quý và tối thượng.

Này chư Tỳ khưu, ví như từ bò cái có sữa; từ sữa sinh ra sữa đông; từ sữa đông sanh ra bơ tươi; từ bơ tươi sanh ra bơ lỏng; từ bơ lỏng sanh ra bơ tinh chế. Bơ tinh chế được xem là tốt nhất. Tương tự như vậy, trong bốn hạng thiền giả này, người thiện xảo trong chứng định và cũng thiện xảo trong nhập định là vượt trội, xuất sắc, cao quý và tối thượng.

Chú Thích

Phẩm này mang tên là “jhānasaṃyuttaṃ - phẩm Tương Ưng Thiền”, bao gồm những bài kinh về thiền chỉ (samatha). Một số khía cạnh về thiền (jhāna) chỉ có ở đây không tìm thấy ở nơi khác trong Tam Tạng.

‘Jhāna’ ở đây là một thuật ngữ mang ý nghĩa uyên nguyên nhất. Thuật ngữ này được người Trung Hoa phiên âm là 禪那 (chán nà hay thiền na); cũng có khi nữa phiên âm, nữa dịch là 禪定 (chan ding hay thiền định) hoặc ngắn gọn là (chan hay thiền). Người Nhật viết là Zen. Người Việt thường gọi là thiền. Chữ “thiền” trong cách gọi ngày nay thường mang nghĩa rất xa và rất khác biệt với ý nghĩa uyên nguyên. ‘Jhāna’ ở đây chỉ cho sự tu tập, đắc chứng, thể nhập trạng thái tâm định cao, được đo đạt bằng năm thiền chi tầm, tứ, hỷ, lạc và định. Càng thuần thục càng giảm bớt các thiền chi. Điều này tạo nên các tầng thiền. Theo Kinh Tạng thì có bốn tầng thiền. Thắng Pháp Tạng thì chia làm năm.

Chữ ‘jhāyī - thiền giả’ ở đây dùng chỉ cho người tu thiền chỉ (samatha) trong lúc chữ hành giả (yogī) thường dùng cho chỉ chung cho người tu tập chỉ và quán.

Theo Sớ Giải, “thiện xảo trong nhập định (samādhikusalo) là người có khả năng phân rõ: đây là năm thiền chi, đây là ba thiền chi…” Thiện xảo trong chứng định (samāpattikusalo) là khéo léo huân tu thiền chi áp đảo pháp đối nghịch.

Thí dụ về sữa vốn rất quen thuộc tại Ấn Độ, vùng đất dùng sữa là thực phẩm hằng ngày nhưng tương đối xa lạ với người Việt Nam. Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu sử dụng từ ngữ chữ Hán cổ: “từ bò cái nên có sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ”. Bản dịch này lấy theo từ ngữ thường dùng ngày nay với chú thích Anh ngữ: sữa đông (cream); từ sữa đông sanh ra bơ tươi (butter); từ bơ tươi sanh ra bơ lỏng (ghee); từ bơ lỏng sanh ra bơ tinh chế (cream-of-ghee).

Sớ Giải

662. jhānasaṃyuttassa paṭhame samādhikusaloti paṭhamaṃ jhānaṃ pañcaṅgikaṃ dutiyaṃ tivaṅgikanti evaṃ aṅgavavatthānakusalo. na samādhismiṃ samāpattikusaloti cittaṃ hāsetvā kallaṃ katvā jhānaṃ samāpajjituṃ na sakkoti. iminā nayena sesapadānipi veditabbāni.

662. Trong bài kinh đầu tiên của Jhānasaṃyutta, "Khéo léo trong định" (samādhikusalo) có nghĩa là khéo léo trong việc xác định các yếu tố của thiền, như thiền thứ nhất có năm yếu tố, thiền thứ hai có ba yếu tố, v.v. Tuy nhiên, "không khéo léo trong việc đạt được định" (na samādhismiṃ samāpattikusaloti) có nghĩa là, mặc dù có thể làm tâm hoan hỷ và khiến nó mềm dẻo, người đó vẫn không thể nhập vào tầng thiền.

Theo cách này, các thuật ngữ còn lại cũng nên được hiểu theo cách tương tự.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

I. Thiền Ðịnh Thiền Chứng (Tạp 31, Ðại 2,222c) (S,iii,263)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, được sữa; từ sữa được lạc; từ lạc được sanh tô; từ sanh tô được thục tô; từ thục tô được đề hồ. Ðề hồ này được gọi là tối tôn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.