Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHƯ THIÊN VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN - Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHƯ THIÊN VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN - Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)

Wednesday, 01/01/2025, 23:53 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 23.11.2024

SN. 31.2 đến 31.11 có nội giống hai phẩm trước chỉ khác là càn thác bà thay vì long chủng. kim sí điểu.

CHƯ THIÊN VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN

Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương X. Tương Ưng Thần – Phẩm Thần (S,iii,346)

Cuộc sống dù là thiên nhiên hay xã hội, đều có những yếu tính chi phối xa gần khó biết hết. Càng hiểu nhiều về thiên văn khí tượng, con người càng nhận ra những phức tạp khó đoán. Phật pháp gọi là sự hỗn hợp giữa nghiệp, quả, phiền não. Một đoá hoa nở hay một đám mây trời có thể chỉ là một hình ảnh giản dị, nhưng trong hiểu biết sâu xa hơn thì đằng sau đó có thể là những sự hiện hữu gây kinh ngạc đến kỳ lạ.

Kinh văn

1. Kinh Giản Lược (suddhikasuttaṃ)

550. sāvatthinidānaṃ. “valāhakakāyike vo, bhikkhave, deve desessāmi. taṃ suṇātha. katame ca, bhikkhave, valāhakakāyikā devā? santi, bhikkhave, sītavalāhakā devā; santi uṇhavalāhakā devā; santi abbhavalāhakā devā; santi vātavalāhakā devā; santi vassavalāhakā devā — ime vuccanti, bhikkhave, ‘valāhakakāyikā devā’”ti. paṭhamaṃ.

Tại Sāvatthī.

“Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng về bốn hạng chư thiên sống trên mây. Hãy lắng nghe…

“Này chư Tỳ khưu, bốn hạng chư thiên sống trên mây gồm có gì? Này chư Tỳ khưu, có chư thiên sống trên mây lạnh, có chư thiên sống trên mây nóng, có chư thiên sống trên mây gió, có chư thiên sống trên mây mưa.”

Đây là bốn hạng chư thiên sống trên mây.

Chú Thích

"Valāhakakāyikā" nghĩa là chư thiên thuộc nhóm Valāhaka, các vị trời đi lại trong không gian và sinh ra trong cảnh giới mang tên Valāhaka. Do duyên nghiệp một số chúng sanh thọ sanh và sống với hiện tượng thiên nhiên, như càn thát bà ở nơi có mùi hương, hay chư thiên sống trên mây.

Ngày nay, loài người biết về nhiệt độ nóng lạnh của mây trời qua ba yếu tố: độ cao, mùa tiết và vị trí. Độ cao càng nhiều mây càng lạnh. Mùa đông mây lạnh hơn mùa hè. Mây ở gần bắc cực, nam cực lạnh hơn ở gần đường xích đạo.

Mây gió là mây thuộc hệ cuồng phong bão tố. Mây mưa là mây có nhiều hạt nước nhỏ (water droplets).

Sự ảnh hưởng giữa “chư thiên mây” và hiện tượng thời khí là hiện tượng hai chiều, cùng với những yếu tố khác sẽ được đề cập trong những bài kinh sau.

Theo Sớ giải, trời mưa có thể xảy ra vì tám nguyên nhân:

  1. Do thần lực của Nāga.
  2. Do thần lực của Supaṇṇa (chim thần).
  3. Do thần lực của chư thiên.
  4. Do sự thành tựu của lời chân thật (saccakiriyā).
  5. Do điều kiện thời tiết tự nhiên (utusamuṭṭhāna).
  6. Do năng lực khuấy động của Māra.
  7. Do sức mạnh của thần thông (iddhibala).
  8. Do những đám mây gây hủy diệt (vināsamegha).

Theo Sớ giải, hiện tượng mưa gió có thể xảy ra theo lập tâm của chư thiên (cittaṭṭhapanaṃ).

  • "Sītaṃ hoti": Khi trời lạnh vào mùa mưa hoặc mùa đông, cái lạnh này là do thời tiết tự nhiên. Tuy nhiên, cái lạnh cực độ trong mùa lạnh hoặc cái lạnh xuất hiện trong mùa nóng là do ảnh hưởng của thần lực từ chư thiên.
  • "Uṇhaṃ hoti": Khi trời nóng vào mùa hè, đây là hiện tượng tự nhiên. Nhưng cái nóng cực độ trong mùa nóng hoặc cái nóng xuất hiện trong mùa đông là do thần lực của chư thiên tạo ra.
  • "Abbhaṃ hoti": Khi xuất hiện mây trong mùa mưa hoặc mùa đông, đó là hiện tượng tự nhiên. Nhưng khi xuất hiện mây cực kỳ dày đặc, che phủ mặt trăng và mặt trời trong bảy tuần, hoặc khi mây xuất hiện vào tháng Citta và Vesākha, thì đó là do thần lực của chư thiên tạo ra.
  • "Vāto hoti": Gió thổi trong mỗi mùa như gió bắc, gió nam, là hiện tượng tự nhiên. Nhưng khi có gió mạnh đến mức phá hủy cây cối hoặc các cơn gió bất thường không theo mùa, thì đó là do thần lực của chư thiên tạo ra.
  • "Devo vassatīti": Khi trời mưa trong bốn tháng mùa mưa, đây là hiện tượng tự nhiên. Nhưng những trận mưa lớn bất thường trong mùa mưa hoặc những trận mưa trong tháng Citta và Vesākha là do thần lực của chư thiên tạo ra.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

Tương Ưng Thần Mây

-ooOoo-

I. Chủng Loại (S.iii,254)

1-2) Trú ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại thần mây. Hãy lắng nghe.

4) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại thần mây? Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây lạnh. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây nóng. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây sấm. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây gió. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây mưa.

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, họ được gọi là chư Thiên thuộc loại thần mây.

II. Thiện Hành (S.iii,254)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây?

4) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: "Chư Thiên thuộc loại thần mây được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây!" Sau khi thân hoại mạng chung, loại (chúng sanh) ấy được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.

6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.

III. Ủng Hộ Bố Thí (S.iii,254)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh?

4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: "Chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh!"

Họ bố thí đồ ăn... Họ bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.

6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.

IV-VII. Ủng Hộ Bố Thí (2-5) (S.iii,256)

(Như kinh trên, chỉ khác là "chư Thiên thuộc loại thần mây khác như thần mây nóng" ... "thần mây mưa").

VIII. Lạnh

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời lạnh?

4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây lạnh. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời lạnh.

5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời lạnh.

IX. Trời Nóng (S.iii,256)

(Như kinh trên, chỉ khác .... "ở đây là trời nóng và thuộc chư Thiên thuộc loại mây nóng").

X. Trời Sấm

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây là trời sấm và thuộc chư Thiên loại mây sấm").

XI. Trời Gió

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây trời gió và thuộc chư Thiên loại mây gió").

XII. Trời Mưa

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây trời mưa và thuộc chư Thiên loại mây mưa").

Sớ Giải Phẩm Kim Sí Điểu

392-437. supaṇṇasaṃyutte pattānaṃ vaṇṇavantatāya garuḷā supaṇṇāti vuttā. idhāpi paṭhamasuttaṃ purimanayeneva aṭṭhuppattiyaṃ vuttaṃ. harantīti uddharanti. uddharamānā ca pana te attanā hīne vā same vā uddharituṃ sakkonti, na attanā paṇītatare. sattavidhā hi anuddharaṇīyanāgā nāma paṇītatarā kambalassatarā dhataraṭṭhā sattasīdantaravāsino pathaviṭṭhakā pabbataṭṭhakā vimānaṭṭhakāti. tatra aṇḍajādīnaṃ jalābujādayo paṇītatarā, te tehi anuddharaṇīyā. kambalassatarā pana nāgasenāpatino, te yattha katthaci disvā yo koci supaṇṇo uddharituṃ na sakkoti. dhataraṭṭhā pana nāgarājāno, tepi koci uddharituṃ na sakkoti. ye pana sattasīdantare mahāsamudde vasanti, te yasmā katthaci vikampanaṃ kātuṃ na sakkā, tasmā koci uddharituṃ na sakkoti. pathaviṭṭhakādīnaṃ nilīyanokāso atthi, tasmā tepi uddharituṃ na sakkoti. ye pana mahāsamudde ūmipiṭṭhe vasanti, te yo koci samo vā paṇītataro vā supaṇṇo uddharituṃ sakkoti. sesaṃ nāgasaṃyutte vuttanayamevāti.

50-606. Valāhakasayutta (Tương Ưng với Chư Thiên Valāhakas).

"Valāhakakāyikā" nghĩa là chư thiên thuộc nhóm Valāhaka, các vị trời đi lại trong không gian và sinh ra trong cảnh giới mang tên Valāhaka.

  • "Sītavalāhaka" là những đám mây gây lạnh (sītakaraṇavalāhakā).
  • Những trường hợp khác cũng được hiểu theo cách tương tự.

"Cetopaṇidhimanvāyāti": có nghĩa là thông qua chủ ý (cittaṭṭhapanaṃ).

  • "Sītaṃ hoti": Khi trời lạnh vào mùa mưa hoặc mùa đông, cái lạnh này là do thời tiết tự nhiên. Tuy nhiên, cái lạnh cực độ trong mùa lạnh hoặc cái lạnh xuất hiện trong mùa nóng là do ảnh hưởng của thần lực từ chư thiên.
  • "Uṇhaṃ hoti": Khi trời nóng vào mùa hè, đây là hiện tượng tự nhiên. Nhưng cái nóng cực độ trong mùa nóng hoặc cái nóng xuất hiện trong mùa đông là do thần lực của chư thiên tạo ra.
  • "Abbhaṃ hoti": Khi xuất hiện mây trong mùa mưa hoặc mùa đông, đó là hiện tượng tự nhiên. Nhưng khi xuất hiện mây cực kỳ dày đặc, che phủ mặt trăng và mặt trời trong bảy tuần, hoặc khi mây xuất hiện vào tháng Citta và Vesākha, thì đó là do thần lực của chư thiên tạo ra.
  • "Vāto hoti": Gió thổi trong mỗi mùa như gió bắc, gió nam, là hiện tượng tự nhiên. Nhưng khi có gió mạnh đến mức phá hủy cây cối hoặc các cơn gió bất thường không theo mùa, thì đó là do thần lực của chư thiên tạo ra.
  • "Devo vassatīti": Khi trời mưa trong bốn tháng mùa mưa, đây là hiện tượng tự nhiên. Nhưng những trận mưa lớn bất thường trong mùa mưa hoặc những trận mưa trong tháng Citta và Vesākha là do thần lực của chư thiên tạo ra.

Câu chuyện điển hình:

Có một vị thiên tử thuộc nhóm Valāhaka, cụ thể là một vị thần mưa (Vassavalāhakadevaputta), sống ở núi Talakūṭaka. Vị này đến gặp một vị trưởng lão khổ hạnh đã chứng quả A-la-hán và đảnh lễ Ngài.

  • Vị trưởng lão hỏi: “Ngươi là ai?”
    • Thiên tử trả lời: “Bạch Ngài, con là thiên tử mưa thuộc nhóm Valāhaka.”
    • Trưởng lão hỏi tiếp: “Có phải các ngươi làm cho trời mưa bằng tâm ý của mình không?”
    • Thiên tử đáp: “Vâng, bạch Ngài.”
    • Trưởng lão nói: “Chúng ta muốn thấy điều đó.”
    • Thiên tử nói: “Bạch Ngài, con sẽ làm cho trời mưa. Xin Ngài hãy vào túp lều của mình.”

Vị trưởng lão hỏi thêm: “Nhưng nếu không có tiếng sấm hay dấu hiệu nào của mây, làm sao chúng ta biết trời sẽ mưa?”

  • Thiên tử trả lời: “Thưa Ngài, nhờ tâm ý của chúng con mà trời sẽ mưa. Ngài cứ vào túp lều của mình đi.”

Trưởng lão đồng ý và đi vào túp lều sau khi rửa chân. Khi Ngài vừa vào trong, vị thiên tử hát một bài ca, rồi giơ tay lên. Ngay lập tức, một đám mây bao phủ khu vực rộng ba do-tuần. Trưởng lão chỉ bị mưa ướt một nửa trước khi bước vào túp lều.


Nguyên nhân trời mưa:

Theo Phật giáo, trời mưa có thể xảy ra vì tám nguyên nhân:

      1. Do thần lực của Nāga.
      2. Do thần lực của Supaṇṇa (chim thần).
      3. Do thần lực của chư thiên.
      4. Do sự thành tựu của lời chân thật (saccakiriyā).
      5. Do điều kiện thời tiết tự nhiên (utusamuṭṭhāna).
      6. Do năng lực khuấy động của Māra.
      7. Do sức mạnh của thần thông (iddhibala).
      8. Do những đám mây gây hủy diệt (vināsamegha).