Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU - Kinh Bhikkhaka (Bhikkhakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU - Kinh Bhikkhaka (Bhikkhakasuttaṃ)

Tuesday, 02/08/2022, 19:18 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 2.8.2022


CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU

Kinh Bhikkhaka (Bhikkhakasuttaṃ)

(CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM CƯ SĨ) (S. I, 182)

Khất thực độ nhật là hình thức rất quen thuộc đối với giới tu sĩ trong nền văn hoá Ấn. Đức Phật và những đệ tử xuất gia không sống bằng những nghề nghiệp như người cư sĩ mà cũng trì bình khất thực. Một bà la môn cũng sống bằng cách khất thực và nghĩ rằng như vậy là đời sống cao quý. Đức Phật dạy rõ nếu chỉ khất thực thì không có gì cao quý mà quan trọng là từ nuôi mạng khác hơn người thế tục, một tỳ khưu sống phạm hạnh đế vượt lên trên mọi vui khổ, phước tội của cuộc trầm luân và đạt đến chỗ giải thoát giác ngộ đích thực thì vị đó mới thật sự là một “Khất sĩ hay Tỳ khưu”.

Sāvatthinidānaṃ. Atha kho bhikkhako brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho bhikkhako brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ahampi kho, bho gotama, bhikkhako, bhavampi bhikkhako, idha no kiṃ nānākaraṇa’’nti?

Tại Sāvatthi.

Một bà la môn khất sĩ (bhikkhaka) đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi hỏi thăm thân thiện, ngồi xuống một bên và nói với Đức Thế Tôn:

Thưa Tôn giả Gotama, tôi là một khất sĩ. Ngài cũng là một khất sĩ. Vậy giữa chúng ta có gì khác biệt?

(Đức Thế Tôn)

‘‘Na tena bhikkhako hoti, yāvatā bhikkhate pare;

Vissaṃ dhammaṃ samādāya, bhikkhu hoti na tāvatā.

‘‘Yodha puññañca pāpañca, bāhitvā brahmacariyaṃ;

Saṅkhāya loke carati, sa ve bhikkhūti vuccatī’’ti.

“Không phải chỉ khất thực

Mà trở thành “Khất Sĩ”

Ai còn vương tục sự

Chưa thể gọi Khất sĩ.

“Người thực hành phạm hạnh

Bỏ cả phước và tội

Hành trình với trí giác

Vị ấy là “tỳ khưu”.

Evaṃ vutte, bhikkhako brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.

Khi được nghe vậy, bà la môn Bhikkhaka bạch Đức Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung con trọn đời quy ngưỡng.

(Bổ túc sau)

Chữ bhikkhako nghĩa đen có nghĩa là người sống bằng thực phẩm bố thí. Thuật ngữ bhikkhu (tỳ khưu) đến từ chữ đó nhưng hàm nghĩa một người từ bỏ gia đình, không mưu sinh bằng nghề nghiệp mà sống bằng chánh mạng khất thực.

Cụm từ Vissaṃ dhammaṃ samādāya – làm các tục sự –Theo Sớ giải là những pháp bất thiện, thấp hèn. Cụm từ nầy rất thông dụng trong Sanskrit được viết veśmāṃ dharmaṃ chỉ cho những điều tầm thường bất xứng với phạm hạnh cao quý.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

10. Bhikkhakasuttaṃ [Mūla]

206. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho bhikkhako brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho bhikkhako brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ahampi kho, bho gotama, bhikkhako, bhavampi bhikkhako, idha no kiṃ nānākaraṇa’’nti?

‘‘Na tena bhikkhako hoti, yāvatā bhikkhate pare;

Vissaṃ dhammaṃ samādāya, bhikkhu hoti na tāvatā.

‘‘Yodha puññañca pāpañca, bāhitvā brahmacariyaṃ;

Saṅkhāya loke carati, sa ve bhikkhūti vuccatī’’ti.

Evaṃ vutte, bhikkhako brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.

10. Bhikkhakasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

206. Dasame idhāti imasmiṃ bhikkhubhāve. Vissaṃ dhammanti duggandhaṃ akusaladhammaṃ. Bāhitvāti aggamaggena jahitvā. Saṅkhāyāti ñāṇena. Sa ve bhikkhūti vuccatīti so ve bhinnakilesattā bhikkhu nāma vuccati. Dasamaṃ.