Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHẤP VÔ - Kinh Đó Chẳng Thuộc Về Ta (Nocamesiyāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHẤP VÔ - Kinh Đó Chẳng Thuộc Về Ta (Nocamesiyāsuttaṃ)

Sunday, 08/12/2024, 00:51 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 28.9.2024

CHẤP VÔ

Kinh Đó Chẳng Thuộc Về Ta (Nocamesiyāsuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Kiến (S,iii,153)

Ngay cả một số người tự xem là Phật tử, dựa vào sự suy tư về vô ngã cũng có đưa ra cái nhìn đoạn kiến, một cực đoan đối đãi với thường kiến. Tin theo đoạn kiến dẫn đến sự phủ nhận đời sau, quả báo của hành vi thiện ác và những giá trị thiêng liêng trong đời như ân cha, nghĩa mẹ… Người học Phật cần phân rõ sự khác biệt giữa giáo lý vô ngã và đoạn kiến.

King văn

153. sāvatthinidānaṃ. “kismiṃ nu kho, bhikkhave, sati, kiṃ upādāya, kiṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’”ti? bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā ... pe ... “rūpe kho, bhikkhave, sati, rūpaṃ upādāya, rūpaṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti. vedanāya sati... saññāya sati... saṅkhāresu sati... viññāṇe sati, viññāṇaṃ upādāya, viññāṇaṃ abhinivissa, evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’ti. taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “vedanā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “evaṃ passaṃ ... pe ... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. catutthaṃ.

153. Tại Sāvatthī.

"Này chư Tỳ khưu, khi có điều gì, chấp thủ vào điều gì, tin tưởng tín lý gì mà người ta khởi lên ý niệm ‘Ta có thể không là đó và đó có thể không thuộc về ta; ta sẽ không là đó, và đó sẽ không thuộc về ta’?”

"Bạch Đức Thế Tôn, các giáo nghĩa đều y chỉ ở Thế Tôn ..."

"Này chư Tỳ khưu, khi có sắc, dựa vào sắc, chấp trước sắc mà khởi lên ý niệm ‘Ta có thể không là đó và đó có thể không thuộc về ta; ta sẽ không là đó và đó sẽ không thuộc về ta’". Khi có thọ ... cho đến ... khi có tưởng... khi có hành... khi có thức, dựa vào thức, chấp trước thức mà khởi lên ý niệm ‘Ta có thể không là đó và đó có thể không thuộc về ta; ta sẽ không là đó và đó sẽ không thuộc về ta’.

Này chư Tỳ khưu, các thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?"

"Là vô thường, bạch Thế Tôn."

"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"

"Là khổ, bạch Thế Tôn."

"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có nên quan niệm ‘Ta có thể không là đó và đó có thể không thuộc về ta; ta sẽ không là đó và đó sẽ không thuộc về ta’?

"Thưa không, bạch Thế Tôn."

"Thọ… tưởng... hành... thức là thường hay vô thường?"

"Là vô thường, bạch Thế Tôn."

"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"

"Là khổ, bạch Thế Tôn."

"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có nên quan niệm ‘Ta có thể không là đó và đó có thể không thuộc về ta; ta sẽ không là đó và đó sẽ không thuộc về ta’?"

"Thưa không, bạch Thế Tôn."

"Thấy rõ như vậy ... vị ấy hiểu rằng không còn tiếp tục trạng thái này nữa."

Chú thích

Bài kinh này, theo Bản Sớ Giải của kinh số 22 là nói về đoạn kiến hay cái nhìn phủ nhận tất cả, do đối lập với thường kiến. Một bên chấp vào cái có trước sau không thay đổi. Một bên phủ nhận sự tồn tại của thực thể chúng sanh. Đức Phật dạy sự hiện hữu của chúng sanh là sự tồn tại luân chuyển, do tác động năng sở của duyên nghiệp. Dòng hiện hữu đó mang đặc tính sanh diệt nên không thể là vĩnh hằng; nhưng cũng không vì không đứng yên mà bảo rằng không hiện hữu.

Câu "no cassaṃ, no ca me siyā, nābhavissa, na me bhavissatī" được dịch trong bản Anh ngữ của Ngài Bodhi ‘I might not be, and it might not be for me; I will not be, [and] it will not be for me’? Ở đây, dịch là ‘Ta có thể không là đó và đó có thể không thuộc về ta; ta sẽ không là đó và đó sẽ không thuộc về ta’ (Trong bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu là:"Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta")

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

IV. Và Nếu Không Phải Của Tôi (S.iii,183)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?

3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...

4) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta".

5-7) ... thọ... tưởng... các hành...

8) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta".

9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

-- Vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

10-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi tà kiến như sau: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".

Sớ Giải

150-158. diṭṭhivaggassa paṭhame kiṃ upādāyāti kiṃ paṭicca. dutiye kiṃ abhinivissāti kiṃ abhinivisitvā, paccayaṃ katvāti attho. tatiyādīsu diṭṭhītiādīni puggalajjhāsayena vuttāni. paṭhamādīni.

Trong bài kinh đầu tiên của Diṭṭhivagga, "kiṃ upādāyā" có nghĩa là "dựa vào điều gì." Trong bài kinh thứ hai, "kiṃ abhinivissā" có nghĩa là "đã bám víu vào điều gì," với ý nghĩa là đã bám chấp và làm cho nó trở thành căn nguyên (paccayaṃ katvā). Trong các bài kinh từ thứ ba trở đi, các từ như "diṭṭhi" (tà kiến) được nói đến theo khuynh hướng của cá nhân (puggalajjhāsayena), nhằm chỉ các quan niệm và quan điểm cá nhân.

Những điều này được đề cập từ bài kinh đầu tiên trở đi.