- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 1.2.2023
CHẤP CÓ, CHẤP KHÔNG ĐỀU LÀ CỰC ĐOAN
Kinh Kaccānagotta (Kaccānagottasuttaṃ)
Tập II – Thiên Nhân Duyên
Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Dưỡng Tố (S. ii, 16)
Người ta thường nghĩ câu “tất cả đều là hư huyễn” là yếu nghĩa của Phật Pháp. Thật ra thì câu nói chính xác là “tất cả pháp hữu vi có sanh phải diệt”. Chấp có là không thấy sự hoại diệt. Chấp không là không thấy sự tập khởi. Ngoài sanh diệt còn có sự tiếp nối tạo nên giòng sinh diệt. Trong tiến trình ấy gọi sát na trước và những sát na sau là một người cũng không đúng là mà là hai người của không phải. Không cần phải nói đến sự hiện hữu thật có hay hay không khi mà tất cả là giòng sinh diệt tiếp nối.
Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā kaccānagotto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā kaccānagotto bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘sammādiṭṭhi sammādiṭṭhī’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, sammādiṭṭhi hotī’’ti?
Ngự tại Sāvatthi (Xá-vệ)...
Bấy giờ Tôn giả Kaccānagotta đi đến Đức Thế Tôn đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Kaccānagotta bạch Đức Thế Tôn:
-- "Chánh kiến, chánh kiến", bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, nói chính xác thế nào là chánh kiến?
‘‘Dvayanissito khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena – atthitañceva natthitañca. Lokasamudayaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke natthitā sā na hoti. Lokanirodhaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke atthitā sā na hoti. Upayupādānābhinivesavinibandho khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena. Tañcāyaṃ upayupādānaṃ cetaso adhiṭṭhānaṃ abhinivesānusayaṃ na upeti na upādiyati nādhiṭṭhāti – ‘attā me’ti. ‘Dukkhameva uppajjamānaṃ uppajjati, dukkhaṃ nirujjhamānaṃ nirujjhatī’ti na kaṅkhati na vicikicchati aparapaccayā ñāṇamevassa ettha hoti. Ettāvatā kho, kaccāna, sammādiṭṭhi hoti.
-- Này Kaccāna, thế gian này phần đông thiên về lưỡng biên: chấp hữu hoặc chấp vô.
Này Kaccāna, ai với chánh trí thấy sự tập khởi của thế giới, vị ấy chẳng chấp thủ thế giới là không. Này Kaccāna, ai với chánh trí thấy sự hoại diệt của thế giới, vị ấy chẳng chấp thủ thế giới là có.
Này Kaccāna, thế gian nầy phần đông bị cột trói bằng cái nhìn một chiều, chấp thủ, định kiến. Đối với ai không bám víu vào chấp thủ, không cột trói bời định kiến vị ấy không có ý nghĩ: “tự ngã của tôi”. Vì ấy không phân vân, nghi hoặc đối cái gì sanh là khổ sanh, cái gì diệt là khổ diệt. Tự thân nhận biết. Đó là chánh kiến.
‘‘‘Sabbaṃ atthī’ti kho, kaccāna, ayameko anto. ‘Sabbaṃ natthī’ti ayaṃ dutiyo anto. Ete te, kaccāna, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti. Pañcamaṃ.
Này Kaccāna, "tất cả là có", là một cực đoan. "tất cả là không" là cực đoan thứ hai.
Này Kaccāna, không rơi vào hai cực đoan ấy, Như Lai tuyên thuyết trung đạo:
Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, tho sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận.
Chú Thích
Kaccāna cũng được viết là Kaccāyana. Tỳ khưu Kaccānagotta tạm là tỳ khưu dòng họ Kaccāna không được biết nhiều trong kinh điển. Nội dung bài kinh nầy về sau được Tôn giả Ānanda dùng để khai thị trưởng lão Channa (nguyên là người tín bộc đánh xe cho Đức Bồ Tát).
Bài kinh ngắn nầy có nội dung đặc biệt quan trọng về giáo nghĩa phân biệt giữa cái nhìn thế gian và Phật Pháp, giữa tự thân và cái nhìn tự ngã, giữa Phật giáo nguyên thuỷ và Đại Thừa.
Cái có và không của thế gian dựa trên tư kiến, định kiến. Một người thích văn hoá Tây phương thì khó thấy cái đẹp của văn hoá Đông phương. Hay ngược lại. Đó là những giá trị sản sinh từ thiên chấp, bản năng.
Trên phương diện cá nhân, phần đông muốn có sự tồn tại của bản ngã. Chính điều nầy tạo nên cái nhìn “đám mây không bao giờ chết” vì mây sẽ trở thành mưa; rồi thành giòng chảy sông nước về với biển cả; từ biển cả bốc hơn thành mây. Tất cả chỉ là sự biến hoá nhưng luôn có thực thể tồn tại gọi là tự ngã. Đó là quan niệm chấp hữu.
Phật giáo Đại Thừa có câu”ngũ uẩn giai không” (câu “tứ đại giai không” cũng hàm nghĩa tương tự dù chỉ nói về vật chất). Đó là cái nhìn mang tánh triết lý đối với hiện tượng vô thường. Đức Phật dạy bởi vì các pháp hoại diệt nên chấp hữu là cực đoan; các pháp có sự tập khởi nên chấp không là cực đoan. (giáo nghĩa của “tánh không – suññatā có mặt trong tất cả tông phái của Đạo Phật nhưng trong Tam tạng Pāli có những khác biệt tế nhị so với không tánh trong giáo lý Bát nhã (…) của Phật giáo Đại Thừa)
Tánh không – suññatā là một thuật ngữ mang ý nghĩa hoàn toàn khác với chấp vô hay quan niệm “tất cả là không – natthitā”. Tánh không – suññatā, trong sự giải thích tương đối mà nói, là tất cả pháp có riêng tự tánh do vậy không khổ vui vì ý niệm “của ta, là ta, là tự ngã của ta”. Trong lúc quan niệm “tất cả là không – natthitā” là một quan niệm khi đối mặt với hiện tượng hoại diệt của các pháp mà bản thân không nắm giữ được nên phủ nhận tất cả.
Sớ giải chú thích “chấp hữu (atthitā)” là thường kiến (sassata) và “chấp vô (natthitā) là đoạn kiến. Thường kiến là quan niệm sự tồn tại của tự ngã là vĩnh hằng như nước trong mây, trong mưa, trong sông nước, trong biển là bất biến dù với nhiều hình thái khác nhau. Đoạn kiến là quan niệm mọi thứ hoại diệt là hết như mây biến thành mưa là hoàn toàn tan biến. Tiếp vĩ ngữ – tā trong atthitā và natthitā được hiểu là quan niệm hay quan điểm.
Chữ dvayanissito có thể dịch theo triết học là lưỡng biên hay đối đãi. Nên lưu ý là Phật giáo Đại Thừa và Ấn giáo dùng chữ bất nhị (non-dualism) hay nhất thể có nghĩa rất khác với Tam Pāli khi nói về “trung đạo” đối trọng với lưỡng biên. Trung đạo là không rơi vào hai cực đoạn không có nghĩa là gom chung thành nhất thể.
Cụm từ upayupādānābhinivesavinibaddho chỉ cho sự cột trói (vinibandho) bởi ba thứ: upāya, upādāna, abhinivesa. Upāya là “quan niệm cần có” (thường được dịch là trong Hán tạng là phương tiện). Upādāna là “quan niệm phải có” (thường được dịch là trong Hán tạng là chấp thủ). Abhinivesa là “quan niệm muốn có” do bản năng cố hữu hay tiềm miên chỉ cho định kiến. Đây là ba lý do tạo nên chấp thủ cực đoan của thế gian. Sớ giải chú thích cả ba đều dựa trên kiến chấp và ái chấp (taṇhā, diṭṭhi)
Câu “Tañ cāyaṃ upayupādānaṃ cetaso adhiṭṭhānaṃ abhinivesānusayaṃna upeti na upādiyati nādhiṭṭhāti “attā me”ti” (Đối với ai không bám víu vào chấp thủ, không cột trói bời định kiến vị ấy không có ý nghĩ: “tự ngã của tôi”). Rất khó chuyển ngữ đầy đủ. Bản sớ giải chú thích: Đối với bậc thánh đệ tử (ayaṃ ariyasāvako) không mang quyết đoán (adhiṭṭhāna) là tự ngã vì bản năng tiềm ẩn (abhinivesānusaya).
Phải cẩn thận với câu “Dukkhameva uppajjamānaṃ uppajjati, dukkhaṃ nirujjhamānaṃ nirujjhatī’ti) (đối cái gì sanh là khổ sanh, cái gì diệt là khổ diệt) mang ý nghĩa rất khác với câu “Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt” trong một số bản dịch. Câu sau mang ý nghĩa rất hẹp về khổ.
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch
5. Kaccānagottasuttaṃ
15. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā kaccānagotto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā kaccānagotto bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘sammādiṭṭhi sammādiṭṭhī’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, sammādiṭṭhi hotī’’ti?
‘‘Dvayanissito khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena – atthitañceva natthitañca. Lokasamudayaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke natthitā sā na hoti. Lokanirodhaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke atthitā sā na hoti. Upayupādānābhinivesavinibandho [upāyupādānābhinivesavinibandho (sī. syā. kaṃ. pī.)] khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena. Tañcāyaṃ upayupādānaṃ cetaso adhiṭṭhānaṃ abhinivesānusayaṃ na upeti na upādiyati nādhiṭṭhāti – ‘attā me’ti. ‘Dukkhameva uppajjamānaṃ uppajjati, dukkhaṃ nirujjhamānaṃ nirujjhatī’ti na kaṅkhati na vicikicchati aparapaccayā ñāṇamevassa ettha hoti. Ettāvatā kho, kaccāna, sammādiṭṭhi hoti.
‘‘‘Sabbaṃ atthī’ti kho, kaccāna, ayameko anto. ‘Sabbaṃ natthī’ti ayaṃ dutiyo anto. Ete te, kaccāna, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti. Pañcamaṃ.
5. Kaccānagottasuttavaṇṇanā
15. Pañcame sammādiṭṭhi sammādiṭṭhīti yaṃ paṇḍitā devamanussā tesu tesu ṭhānesu sammādassanaṃ vadanti, sabbampi taṃ dvīhi padehi saṅkhipitvā pucchati. Dvayanissitoti dve koṭṭhāse nissito. Yebhuyyenāti iminā ṭhapetvā ariyapuggale sesamahājanaṃ dasseti. Atthitanti sassataṃ. Natthitanti ucchedaṃ. Lokasamudayanti loko nāma saṅkhāraloko, tassa nibbatti. Sammappaññāya passatoti sammāpaññā nāma savipassanā maggapaññā, tāya passantassāti attho. Yā loke natthitāti saṅkhāraloke nibbattesu dhammesu paññāyantesveva yā natthīti ucchedadiṭṭhi uppajjeyya, sā na hotīti attho. Lokanirodhanti saṅkhārānaṃ bhaṅgaṃ. Yā loke atthitāti saṅkhāraloke bhijjamānesu dhammesu paññāyantesveva yā atthīti sassatadiṭṭhi uppajjeyya, sā na hotīti attho.
Apica lokasamudayanti anulomapaccayākāraṃ. Lokanirodhanti paṭilomapaccayākāraṃ. Lokanissaye passantassāpi hi paccayānaṃ anucchedena paccayuppannassa anucchedaṃ passato yā natthīti ucchedadiṭṭhi uppajjeyya, sā na hoti. Paccayanirodhaṃ passantassāpi paccayanirodhena paccayuppannanirodhaṃ passato yā atthīti sassatadiṭṭhi uppajjeyya, sā na hotīti ayampettha attho.
Upayupādānābhinivesavinibandhoti upayehi ca upādānehi ca abhinivesehi ca vinibandho. Tattha upayāti dve upayā taṇhupayo ca diṭṭhupayo ca. Upādānādīsupi eseva nayo. Taṇhādiṭṭhiyo hi yasmā ahaṃ mamantiādīhi ākārehi tebhūmakadhamme upenti upagacchanti, tasmā upayāti vuccanti. Yasmā pana te dhamme upādiyanti ceva abhinivisanti ca, tasmā upādānāti ca abhinivesāti ca vuccanti. Tāhi cāyaṃ loko vinibandho. Tenāha ‘‘upayupādānābhinivesavinibandho’’ti.
Tañcāyanti tañca upayupādānaṃ ayaṃ ariyasāvako. Cetaso adhiṭṭhānanti cittassa patiṭṭhānabhūtaṃ. Abhinivesānusayanti abhinivesabhūtañca anusayabhūtañca. Taṇhādiṭṭhīsu hi akusalacittaṃ patiṭṭhāti, tā ca tasmiṃ abhinivisanti ceva anusenti ca, tasmā tadubhayaṃ cetaso adhiṭṭhānaṃ abhinivesānusayanti ca āha. Na upetīti na upagacchati. Na upādiyatīti na gaṇhāti. Nādhiṭṭhātīti na adhiṭṭhāti, kinti? Attā meti. Dukkhamevāti pañcupādānakkhandhamattameva. Na kaṅkhatīti ‘‘dukkhameva uppajjati, dukkhaṃ nirujjhati, na añño ettha satto nāma atthī’’ti kaṅkhaṃ na karoti. Na vicikicchatīti na vicikicchaṃ uppādeti.
Aparappaccayāti na parappaccayena, aññassa apattiyāyetvā attapaccakkhañāṇamevassa ettha hotīti. Ettāvatā kho, kaccāna, sammādiṭṭhi hotīti evaṃ sattasaññāya pahīnattā ettakena sammādassanaṃ nāma hotīti missakasammādiṭṭhiṃ āha. Ayameko antoti esa eko nikūṭanto lāmakanto paṭhamakaṃ sassataṃ. Ayaṃ dutiyoti esa dutiyo sabbaṃ natthīti uppajjanakadiṭṭhisaṅkhāto nikūṭanto lāmakanto dutiyako ucchedoti attho. Sesamettha uttānamevāti. Pañcamaṃ.