Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CHÂN PHÁP NGHE HOÀI KHÔNG CHÁN - Kinh Sukkā Thứ Nhất (Paṭhamasukkāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CHÂN PHÁP NGHE HOÀI KHÔNG CHÁN - Kinh Sukkā Thứ Nhất (Paṭhamasukkāsuttaṃ)

, 29/10/2022, 18:47 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 29.10.2022


CHÂN PHÁP NGHE HOÀI KHÔNG CHÁN

Kinh Sukkā Thứ Nhất (Paṭhamasukkāsuttaṃ)

CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA (S. i, 212)

Cuộc sống là quảng thời gian truy cầu. Luôn đi tìm cái gì đó khi có được lại tiếp tục tìm cái khác. Lý do là khát ái không bao giờ thoả mãn. Hơn nữa thế gian vốn bất toàn. Có một pháp “không bị sanh già đau chết chi phối” đó là niết bàn. Người biết được giá trị của sự giác ngộ giải thoát có thể nghe trăm ngàn bài pháp về niết bàn vẫn không thấy chán. Ngược lại, pháp thế gian muôn đời vẫn là “mù toả Lô Sơn”.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena sukkā bhikkhunī mahatiyā parisāya parivutā dhammaṃ deseti. Atha kho sukkāya bhikkhuniyā abhippasanno yakkho rājagahe rathikāya rathikaṃ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṃ upasaṅkamitvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Rājagaha (Vương Xá), trong Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivāpe (chỗ cho sóc ăn)

Bấy giờ, tỳ khưu ni Sukkā thuyết pháp với đông đảo thính chúng vây quanh. Một dạ xoa với tịnh tín mạnh mẽ ở tỳ khưu ni Sukkā đi từ đường nầy qua đường khác, từ nơi nầy sang nơi nọ ở Rājagaha (Vương Xá) vừa đi vừa nói kệ ngôn:

‘‘Kiṃ me katā rājagahe manussā, madhupītāva seyare;

Ye sukkaṃ na payirupāsanti, desentiṃ amataṃ padaṃ.

‘‘Tañca pana appaṭivānīyaṃ, asecanakamojavaṃ;

Pivanti maññe sappaññā, valāhakamiva panthagū’’ti.

“Người Vương Xá làm gì?

Ngủ mê như uống say

Không nghe Sukkā giảng

Vị ấy thuyết bất tử.

“Nghe hoài cũng không chán

Bổ dưỡng và ngọt ngào

Bậc thiện trí hưởng trọn

Khách lữ vui mây trời.

‘‘Kiṃ me katā rājagahe manussā = những người ở Rājagaha làm gì vậy?

madhupītāva seyare = đang ngủ chết như say

Ye sukkaṃ na payirupāsanti = sao không đến nghe Sukkā thuyết pháp

desentiṃ amataṃ padaṃ = vị ấy đạy pháp bất tử

‘‘Tañca pana appaṭivānīyaṃ = pháp nghe hoài không chán

asecanakamojavaṃ = ngọt ngào và bổ dưỡng

Pivanti maññe sappaññā = người trí uống cạn

valāhakamiva panthagū’’ti = như khách lữ vui thích mây trời

Bài kinh nầy và bài kinh tiếp theo đều nói về tỳ khưu ni Sukkā nên kinh nầy gọi là Kinh Sukkā thứ nhất.

Chữ madhupa được gọi là rượu mật. Chỉ cho thức uống vừa ngọt vừa có chất say. Khi chất say có vi ngọt dễ làm người ta mau say.

Theo Sớ giải chữ appatiṿānīyaṃ có nghĩa là cái gì “ăn hay uống mãi không chán”. Đối với thức ăn bình thường dù ngon nhưng lập đi lập lại vài lần là thấy ngán. Nhưng có những thứ dù ăn hay uống năm nầy qua năm kia vẫn thấy ngon.

Câu valāhakam iva panthagu theo Sớ giải nghĩa là khách lữ hành trong cơn khát thây trời kéo mây sắp mưa nên vui mừng vì sắp có nước uống. Câu nầy có nghĩa tương tự như thành ngữ “buồn ngủ gặp chiếu manh” trong văn hoá Việt.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

9. Paṭhamasukkāsuttaṃ [Mūla]

243. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena sukkā bhikkhunī mahatiyā parisāya parivutā dhammaṃ deseti. Atha kho sukkāya bhikkhuniyā abhippasanno yakkho rājagahe rathikāya rathikaṃ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṃ upasaṅkamitvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Kiṃ me katā rājagahe manussā, madhupītāva seyare;

Ye sukkaṃ na payirupāsanti, desentiṃ amataṃ padaṃ.

‘‘Tañca pana appaṭivānīyaṃ, asecanakamojavaṃ;

Pivanti maññe sappaññā, valāhakamiva panthagū’’ti [valāhakamivaddhagūti (sī.)].

9. Paṭhamasukkāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

243. Navame rathikāya rathikanti ekaṃ rathikaṃ gahetvā tato aparaṃ gacchanto rathikāya rathikaṃ upasaṅkamanto nāma hoti. Siṅghāṭakepi eseva nayo. Ettha ca rathikāti racchā. Siṅghāṭakanti catukkaṃ. Kiṃ me katāti kiṃ ime katā? Kiṃ karontīti attho. Madhupītāva seyareti gandhamadhupānaṃ pītā viya sayanti. Gandhamadhupānaṃ pīto kira sīsaṃ ukkhipituṃ na sakkoti, asaññī hutvā sayateva. Tasmā evamāha.

Tañca pana appaṭivānīyanti tañca pana dhammaṃ appaṭivānīyaṃ deseti. Bāhirakañhi sumadhurampi bhojanaṃ punappunaṃ bhuñjantassa na ruccati, ‘‘apanetha, kiṃ iminā’’ti? Paṭivānetabbaṃ apanetabbaṃ hoti, na evamayaṃ dhammo. Imaṃ hi dhammaṃ paṇḍitā vassasatampi vassasahassampi suṇantā tittiṃ na gacchanti. Tenāha ‘‘appaṭivānīya’’nti. Asecanakamojavanti anāsittakaṃ ojavantaṃ. Yathā hi bāhirāni asambhinnapāyāsādīnipi sappimadhusakkharāhi āsittāni yojitāneva madhurāni ojavantāni honti, na evamayaṃ dhammo. Ayaṃ hi attano dhammatāya madhuro ceva ojavā ca, na aññena upasitto. Tenāha ‘‘asecanakamojava’’nti. Pivanti maññe sappaññāti paṇḍitapurisā pivanti viya. Valāhakameva panthagūti valāhakantarato nikkhantaudakaṃ ghammābhitattā pathikā viya. Navamaṃ.