Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ  _ CẦU PHẬT CỨU KHỔ CỨU NẠN _ Kinh Candima (Candimasuttaṃ) & Kinh Sūriya (Sūriyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ CẦU PHẬT CỨU KHỔ CỨU NẠN _ Kinh Candima (Candimasuttaṃ) & Kinh Sūriya (Sūriyasuttaṃ)

Tuesday, 19/10/2021, 19:03 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.10.2021

 


CẦU PHẬT CỨU KHỔ CỨU NẠN

Kinh Candima (Candimasuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i,50)

&

Kinh Sūriya (Sūriyasuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i,50)

Sự tồn tại của vũ trụ bao gồm của những thứ nằm trong trật tự và những thứ vô trật tự. Nhật nguyệt và một số tinh cầu đi theo quỹ đạo vốn chịu ảnh hưởng của nghiệp lực trong lúc nhiều hiện tượng khác thuộc về hỗn độn. Chư thiên và a tu la cũng như nhiều thành phần trong xã hội loài người: có những người đóng vai các viên chức hữu trách trong lúc những thành phần khác thuộc du thuỷ du thực. Họ va chạm nhau đôi khi thắng đôi khi thua. Có trường hợp phải nhờ tới thế lực mạnh hơn can thiệp. Câu chuyện trong hai bài kinh nầy Nguyệt thần và Nhật thần cầu tới uy đức của Phật để giải cứu. Hai câu kinh: Namo te buddha vīratthu, vippamuttosi sabbadhi; Sambādhapaṭipannosmi, tassa me saraṇaṃ bhavā’’ti. (Lạy Phật, bậc Đại Hùng / Đấng hoàn toàn giải thoát, / Con đang bị bức hại, / Hãy cho con nương tựa.) và buddhā lokānukampakā (Chư Phật thương xót thế gian) là những câu kinh tiêu tai cát tường thường được gia trì bởi những vị tu theo mật hạnh.

Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Kinh Candima (Candimasuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ.

1) Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ).

Tena kho pana samayena candimā devaputto rāhunā asurindena gahito hoti.

Lúc bấy giờ, Thiên tử Candimā bị Rāhu, vua A-tu-la bắt. Rồi Thiên tử Candimā, tưởng niệm đến Thế Tôn, trong lúc ấy nói lên bài kệ này:

‘‘Namo te buddha vīratthu, 

vippamuttosi sabbadhi;

Sambādhapaṭipannosmi,

tassa me saraṇaṃ bhavā’’ti.

2) -- Ðảnh lễ đấng Giác Ngộ,

Bậc Anh Hùng muôn thuở,

Ngài là bậc Giải Thoát,

Thoát ly thật viên mãn,

Còn con bị trói buộc,

Hãy cho con quy ngưỡng.

-- Lạy Phật, bậc Đại Hùng,

Đấng hoàn toàn giải thoát,

Con đang bị bức hại,

Hãy cho con nương tựa.

Atha kho bhagavā candimaṃ devaputtaṃ ārabbha rāhuṃ asurindaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

3) Rồi Thế Tôn, vì Thiên tử Candimā, nói lên bài lệ này cho Rāhu, vua A-tu-la:

‘‘Tathāgataṃ arahantaṃ,

candimā saraṇaṃ gato;

Rāhu candaṃ pamuñcassu,

buddhā lokānukampakā’’ti.

-- Canda đã quy y,

Như Lai, bậc La-hán,

Rāhu, hãy thả nó,

Vì chư Phật thương đời.

-- Canda đã nương tựa,

Như Lai, bậc Ứng Cúng,

Rāhu hãy buông tha,

Vì Chư Phật thương đời.

Atha kho rāhu asurindo candimaṃ devaputtaṃ muñcitvā taramānarūpo yena vepacitti asurindo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā saṃviggo lomahaṭṭhajāto ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitaṃ kho rāhuṃ asurindaṃ vepacitti asurindo gāthāya ajjhabhāsi –

4) Rồi Rāhu, vua A-tu-la, giải thoát cho Thiên tử Candimā. Như bị hốt hoảng, Rāhu đi đến Vepacitti, vua A-tu-la, run sợ, lông tóc dựng ngược và đứng một bên. Và Vepacitti, vua A-tu-la, nói lên bài kệ cho Ràhu, vua A-tu-la, đang đứng một bên:

‘‘Kiṃ nu santaramānova,

rāhu candaṃ pamuñcasi;

Saṃviggarūpo āgamma,

kiṃ nu bhītova tiṭṭhasī’’ti.

5) -- Vì sao, như hốt hoảng,

Rāhu thả Canda,

Ông đến, lòng run sợ,

Ông đứng, tâm kinh hoàng?

‘‘Sattadhā me phale muddhā,

jīvanto na sukhaṃ labhe;

Buddhagāthābhigītomhi,

no ce muñceyya candima’’nti.

6) -- Ðầu con bể thành bảy,

Ðời con không hạnh phúc,

Với lời kệ đức Phật,

Nếu không thả Canda.

Kinh Sūriya (Sūriyasuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ. Tena kho pana samayena sūriyo devaputto rāhunā asurindena gahito hoti. Atha kho sūriyo devaputto bhagavantaṃ anussaramāno tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

1) Tại Sāvatthī. Lúc bấy giờ, Thiên tử Sūriya bị Rāhu, vua A-tu-la bắt. Rồi Thiên tử Sūriya tưởng niệm đến Thế Tôn, trong lúc ấy nói lên bài kệ này:

‘‘Namo te buddha vīratthu,

vippamuttosi sabbadhi;

Sambādhapaṭipannosmi,

tassa me saraṇaṃ bhavā’’ti.

2) -- Ðảnh lễ đấng Giác Ngộ,

Bậc Anh Hùng muôn thuở,

Ngài là bậc Giải Thoát,

Thoát ly thật viên mãn,

Còn con bị trói buộc,

Hãy cho con quy ngưỡng.

-- Lạy Phật, bậc Đại Hùng,

Đấng hoàn toàn giải thoát,

Con đang bị bức hại,

Hãy cho con nương tựa.

Atha kho bhagavā sūriyaṃ devaputtaṃ ārabbha rāhuṃ asurindaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

3) Rồi Thế Tôn, vì Thiên tử Sūriya, nói lên bài kệ này cho Rāhu, vua A-tu-la:

‘‘Tathāgataṃ arahantaṃ,

sūriyo saraṇaṃ gato;

Rāhu sūriyaṃ pamuñcassu,

buddhā lokānukampakā.

‘‘Yo andhakāre tamasi pabhaṅkaro,

Verocano maṇḍalī uggatejo;

Mā rāhu gilī caramantalikkhe,

Pajaṃ mamaṃ rāhu pamuñca sūriya’’nti.

-- Sūriya đã quy y,

Như Lai bậc La-hán,

Ràhu, hãy thả nó,

Vì chư Phật thương đời.

Ông đi giữa hư không,

Chớ nuốt Sūriya,

Trong thế giới tối tăm,

Ðã đem lại ánh sáng,

Là mặt trời sáng chói,

Là dĩa tròn hực đỏ,

Là lò lửa cháy nóng,

Là bà con của Ta.

Này Rāhu, Ta nói:

Hãy thả Sūriya.

-- Canda đã nương tựa,

Như Lai, bậc Ứng Cúng

Rāhu hãy buông tha,

Vì Chư Phật thương đời,

Người đi giữa thái không,

Chớ nuốt Sūriya,

Vầng sáng xua bóng tối,

Rāhu hãy buông tha,

Sūriya con ta.

Atha kho rāhu asurindo sūriyaṃ devaputtaṃ muñcitvā taramānarūpo yena vepacitti asurindo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā saṃviggo lomahaṭṭhajāto ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitaṃ kho rāhuṃ asurindaṃ vepacitti asurindo gāthāya ajjhabhāsi –

4) Rồi Rāhu, vua A-tu-la, giải thoát cho Thiên tử Sūriya. Như bị hốt hoảng, Rāhu đi đến Vepacitti, vua A-tu-la run sợ, lông tóc dựng ngược và đứng một bên. Và Vepacitti, vua A-tu-la, nói lên bài kệ cho Rāhu, vua A-tu-la, đang đứng một bên:

‘‘Kiṃ nu santaramānova,

rāhu sūriyaṃ pamuñcasi;

Saṃviggarūpo āgamma,

kiṃ nu bhītova tiṭṭhasī’’ti.

5) -- Vì sao, như hốt hoảng,

Rāhu, thả Sūriya,

Ông đến, lòng run sợ,

Ông đứng, tâm kinh hoàng?

‘‘Sattadhā me phale muddhā,

jīvanto na sukhaṃ labhe;

Buddhagāthābhigītomhi,

no ce muñceyya sūriya’’nti.

6) -- Ðầu con bể thành bảy,

Ðời con không hạnh phúc,

Với lời kệ đức Phật,

Nếu không thả Sūriya.

 

 

Namo te buddha vīratthu Đảnh lễ Ngài, Đức Phật bậc Đại Hùng
vippamuttosi sabbadhi Bậc hoàn toàn giải thoát
Sambādhapaṭipannosmi Con bị rơi vào sự giam cầm bức bách
tassa me saraṇaṁ bhava ”ti Hãy là nơi nương tựa cho con
Tathāgataṁ arahantaṁ Như Lai, bậc Ứng Cúng
candimā saraṇaṁ gato Candimā đã đến nương tựa
Rāhu candaṁ pamuñcassu Rāhu hảy thả Candimā
buddhā lokānukampakā ”ti

Chư Phật thương đời, chư Phật thương xót thế gian

Yo andhakāre tamasi pabhaṅkaro Đó là ánh sáng xua tan bóng tối
Verocano maṇḍalī uggatejo Đại nhật vầng lửa rực chấy
Mā rāhu gilī caramantalikkhe Rāhu phi hành giữa thái không chớ có nuốt
Pajaṁ mamaṁ rāhu pamuñca sūriyan ”ti Rāhu hãy thả Sūriya con của ta
Kiṁ nu santaramānova Tại sao khẩn trương?
rāhu candaṁ pamuñcasi Rāhu thả Canda
Saṁviggarūpo āgamma Đến đây trong hoảng hốt
kiṁ nu bhītova tiṭṭhasī ”ti

Sao đứng đó sợ hãi?

Sattadhā me phale muddhā Đầu tôi sẽ vỡ thành bảy mảnh
jīvanto na sukhaṁ labhe Tôi sẽ sống bất an
Buddhagāthābhigītomhi Với lời răn của Phật
no ce muñceyya candiman ”ti Nếu không thả Candimā

Candimā (Nguyệt Thần) và Suriya (Nhật Thần) là hai thiên tử trú ở mặt trăng và mặt trời (chứ không phải là mặt trăng, mặt trời). (Phật giáo Mật Tông thờ Đức Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na Phật là phiên âm của Verocana một chữ chỉ cho mặt trời vốn được thờ trong Bái Hoả Giáo).

Rāhu (La Hầu) là chúng sanh có thân tướng “to nhất trong vũ trụ” có khả năng nuốt các tinh tú kể cả nhật, nguyệt được biết trong thiên văn học ngày nay là “black hole” hơn là hiện tượng nhật thực, nguyệt thực trong cách hiểu dân gian Ấn độ.

Mặc dù Rāhu và Vepacitti đều là thủ lãnh của A tu la nhưng Vepacitti có quyền lực lớn hơn và thường là đối thủ của thiên chủ Sakka như theo Sớ giải của bài kinh khác trong Tương Ưng Bộ.

Theo Sớ giải thì sở dĩ Đức Phật gọi Suriya là Pajaṃ mama (con của ta, thân quyến của ta) bởi vì cả hai Candimā (Nguyệt Thần) và Suriya (Nhật Thần) đều chứng tu đà huờn khi đến nghe Đức Phật giảng kinh Mahāsamaya Sutta (Trường Bộ, Kinh số. 20).

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

9. Candimasuttaṃ [Mūla]

90. Sāvatthinidānaṃ. Tena kho pana samayena candimā devaputto rāhunā asurindena gahito hoti.

Atha kho candimā devaputto bhagavantaṃ anussaramāno tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Namo te buddha vīratthu, vippamuttosi sabbadhi;

Sambādhapaṭipannosmi, tassa me saraṇaṃ bhavā’’ti.

Atha kho bhagavā candimaṃ devaputtaṃ ārabbha rāhuṃ asurindaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Tathāgataṃ arahantaṃ, candimā saraṇaṃ gato;

Rāhu candaṃ pamuñcassu, buddhā lokānukampakā’’ti.

Atha kho rāhu asurindo candimaṃ devaputtaṃ muñcitvā taramānarūpo yena vepacitti asurindo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā saṃviggo lomahaṭṭhajāto ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitaṃ kho rāhuṃ asurindaṃ vepacitti asurindo gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kiṃ nu santaramānova, rāhu candaṃ pamuñcasi;

Saṃviggarūpo āgamma, kiṃ nu bhītova tiṭṭhasī’’ti.

‘‘Sattadhā me phale muddhā, jīvanto na sukhaṃ labhe;

Buddhagāthābhigītomhi, no ce muñceyya candima’’nti.

9. Candimasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

90. Navame candimāti candavimānavāsī devaputto. Sabbadhīti sabbesu khandhaāyatanādīsu. Lokānukampakāti tuyhampi etassapi tādisā eva. Santaramānovāti turito viya. Pamuñcasīti atītatthe vattamānavacanaṃ. Navamaṃ.

10. Sūriyasuttaṃ [Mūla]

91. Sāvatthinidānaṃ. Tena kho pana samayena sūriyo devaputto rāhunā asurindena gahito hoti. Atha kho sūriyo devaputto bhagavantaṃ anussaramāno tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Namo te buddha vīratthu, vippamuttosi sabbadhi;

Sambādhapaṭipannosmi, tassa me saraṇaṃ bhavā’’ti.

Atha kho bhagavā sūriyaṃ devaputtaṃ ārabbha rāhuṃ asurindaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Tathāgataṃ arahantaṃ, sūriyo saraṇaṃ gato;

Rāhu sūriyaṃ [suriyaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] pamuñcassu, buddhā lokānukampakā.

‘‘Yo andhakāre tamasi pabhaṅkaro,

Verocano maṇḍalī uggatejo;

Mā rāhu gilī caramantalikkhe,

Pajaṃ mamaṃ rāhu pamuñca sūriya’’nti.

Atha kho rāhu asurindo sūriyaṃ devaputtaṃ muñcitvā taramānarūpo yena vepacitti asurindo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā saṃviggo lomahaṭṭhajāto ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitaṃ kho rāhuṃ asurindaṃ vepacitti asurindo gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kiṃ nu santaramānova, rāhu sūriyaṃ pamuñcasi;

Saṃviggarūpo āgamma, kiṃ nu bhītova tiṭṭhasī’’ti.

‘‘Sattadhā me phale muddhā, jīvanto na sukhaṃ labhe;

Buddhagāthābhigītomhi, no ce muñceyya sūriya’’nti.

10. Sūriyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

91. Dasame sūriyoti sūriyavimānavāsī devaputto. Andhakāreti cakkhuviññāṇuppattinivāraṇena andhabhāvakaraṇe. Virocatīti verocano. Maṇḍalīti maṇḍalasaṇṭhāno. Mā, rāhu, gilī caramantalikkheti antalikkhe caraṃ sūriyaṃ, rāhu, mā gilīti vadati. Kiṃ panesa taṃ gilatīti? Āma, gilati. Rāhussa hi attabhāvo mahā, uccattanena aṭṭhayojanasatādhikāni cattāri yojanasahassāni, bāhantaramassa dvādasayojanasatāni, bahalattena cha yojanasatāni, sīsaṃ nava yojanasataṃ, nalāṭaṃ tiyojanasataṃ, bhamukantaraṃ paṇṇāsayojanaṃ, mukhaṃ dviyojanasataṃ, ghānaṃ tiyojanasataṃ, mukhādhānaṃ tiyojanasatagambhīraṃ hatthatalapādatalāni puthulato dviyojanasatāni. Aṅgulipabbāni paṇṇāsa yojanāni. So candimasūriye virocamāne disvā issāpakato tesaṃ gamanavīthiṃ otaritvā mukhaṃ vivaritvā tiṭṭhati. Candavimānaṃ sūriyavimānaṃ vā tiyojanasatike mahānarake pakkhittaṃ viya hoti. Vimāne adhivatthā devatā maraṇabhayatajjitā ekappahāreneva viravanti. So pana vimānaṃ kadāci hatthena chādeti, kadāci hanukassa heṭṭhā pakkhipati, kadāci jivhāya parimajjati, kadāci avagaṇḍakārakaṃ bhuñjanto viya kapolantare ṭhapeti. Vegaṃ pana vāretuṃ na sakkoti. Sace vāressāmīti gaṇḍakaṃ katvā tiṭṭheyya, matthakaṃ tassa bhinditvā nikkhameyya, ākaḍḍhitvā vā naṃ onameyya. Tasmā vimānena saheva gacchati. Pajaṃ mamanti candimasūriyā kira dvepi devaputtā mahāsamayasuttakathanadivase sotāpattiphalaṃ pattā. Tena bhagavā ‘‘pajaṃ mama’’nti āha, putto mama esoti attho. Dasamaṃ.