Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CẢNH GIỚI CỦA NHỮNG BẬC ĐẾN ĐI VÔ TÍCH - Kinh Chư Vị Ứng Cúng (Arahantasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CẢNH GIỚI CỦA NHỮNG BẬC ĐẾN ĐI VÔ TÍCH - Kinh Chư Vị Ứng Cúng (Arahantasuttaṃ)

, 29/06/2024, 10:17 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.6.2024

CẢNH GIỚI CỦA NHỮNG BẬC ĐẾN ĐI VÔ TÍCH

Kinh Chư Vị Ứng Cúng (Arahantasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Nuốt Chửng (S,iii,76)

Không phải là bậc a la hán khó để hiểu và mô tả về bậc la hán. Bài kinh này, là một mô tả cô đọng về chư vị ứng cúng hoàn toàn giác ngộ từ kim khẩu của Đấng Đại Giác. Những giá trị ở đây không thể đo bằng mực thước thế gian phàm tình. Cảnh giới tối thượng vượt lên trên tất cả những hy cầu của thế gian. Mặc dù những đắc chứng được đề cập, nhưng chỉ có thể lãnh hội một cách tương đối. Đạo xuất thế thật ra còn vượt ngoài cả ngôn từ hữu hạn.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Này chư Tỳ Khưu, sắc là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải thấy như nhiên với chánh trí là: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.

Vedanā …

saññā …

saṅkhārā …

viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

… thọ là vô thường … tưởng là vô thường … hành là vô thường …

Thức là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải thấy như nhiên với chánh trí là: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.

Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi … saññāyapi … saṅkhāresupi … viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti. Yāvatā, bhikkhave, sattāvāsā, yāvatā bhavaggaṃ, ete aggā, ete seṭṭhā lokasmiṃ yadidaṃ arahanto”ti.

Này chư Tỳ khưu, do thấy vậy, bậc thánh đệ tử có học hiểu nhàm chán đối với sắc … đối với thọ … đối với tưởng … đối với các hành… đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham. Do ly tham, nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Này chư Tỳ khưu, có những cảnh giới của chúng hữu tình, ngay cả cảnh giới cao nhất, chư vị ứng cúng là bậc tối thượng ở đời dù bất cứ phương diện nào.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Đấng Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

“Sukhino vata arahanto,

taṇhā tesaṃ na vijjati;

Asmimāno samucchinno,

mohajālaṃ padālitaṃ.

An lạc thay, La Hán

Những bậc không khát ái

Mạn chấp đã cắt đứt

Lưới si đã phá tung

Anejaṃ te anuppattā,

cittaṃ tesaṃ anāvilaṃ

Loke anupalittā te,

brahmabhūtā anāsavā.

Chứng đạt vô ái trước

Tâm tư đã thanh tịnh

Chẳng uế nhiễm trong đời

Phạm chí không lậu hoặc

Pañcakkhandhe pariññāya,

satta saddhammagocarā

Pasaṃsiyā sappurisā,

puttā buddhassa orasā.

Thấu triệt cả năm uẩn

Đủ cả bảy tố chất

Thượng nhân đáng tán thán

Bậc đích tử của Phật

Sattaratanasampannā,

Tīsu sikkhāsu sikkhitā;

Anuvicaranti mahāvīrā,

Pahīnabhayabheravā.

Đầy đủ cả bảy báu

Tam học đã viên thành

Bậc đại hùng đến đi

Với sợ hãi đoạn tận

Dasahaṅgehi sampannā,

mahānāgā samāhitā;

Ete kho seṭṭhā lokasmiṃ,

taṇhā tesaṃ na vijjati.

Đầy đủ mười chi phần

Bậc long tượng đại định

Tối thắng ở thế gian

Không còn dư sót ái

Asekhañāṇamuppannaṃ,

antimoyaṃ samussayo;

Yo sāro brahmacariyassa,

tasmiṃ aparapaccayā.

Thành tựu vô học trí,

Thân này thân tối hậu,

Cứu cánh của Phạm hạnh,

Không y tựa một ai

Vidhāsu na vikampanti,

vippamuttā punabbhavā;

Dantabhūmimanuppattā,

te loke vijitāvino.

Đạt cảnh giới bất động

Họ không còn luân hồi

Chứng trạng thái thuần hoá

Bậc chiến thắng ở đời

Uddhaṃ tiriyaṃ apācīnaṃ,

nandī tesaṃ na vijjati

Nadanti te sīhanādaṃ,

buddhā loke anuttarā’ti.

Trên, dưới và chiều ngang

Không thích thú hy cầu

Cất tiếng rống sư tử

Giác ngộ là tối thượng

 

 

Chú Thích

Hữu tình cư - sattāvāsā – hay cảnh giới của chúng sanh ở đời, là sự phân loại theo cái nhìn rất khác biệt đối với các bậc giác ngộ đối với tâm thức và vật chất. Thí dụ, như có những loại thân giống nhau mà tâm không giống (thân đồng tưởng dị), có những loại thân không giống nhau mà tâm giống nhau (thân dị tưởng đồng)… (xem thêm bảy thức trú hay chín hữu tình cư).

Sự hiện hữu tối thượng – bhavagga – theo Sớ giải chỉ cho chúng sanh thuộc cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng.

Bảy tố chất là tín, tàm, quý, đa văn, cần, niệm, tuệ.

Tam học là vô thượng giới học, vô thượng định học, vô thượng tuệ học.

Mười chi phần là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

4. Arahantasuttaṃ

76. Sāvatthinidānaṃ.

“Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Vedanā …

saññā …

saṅkhārā …

viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi … saññāyapi … saṅkhāresupi … viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti. Yāvatā, bhikkhave, sattāvāsā, yāvatā bhavaggaṃ, ete aggā, ete seṭṭhā lokasmiṃ yadidaṃ arahanto”ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

“Sukhino vata arahanto,

taṇhā tesaṃ na vijjati;

Asmimāno samucchinno,

mohajālaṃ padālitaṃ.

Anejaṃ te anuppattā,

cittaṃ tesaṃ anāvilaṃ;

Loke anupalittā te,

brahmabhūtā anāsavā.

Pañcakkhandhe pariññāya,

satta saddhammagocarā;

Pasaṃsiyā sappurisā,

puttā buddhassa orasā.

Sattaratanasampannā,

Tīsu sikkhāsu sikkhitā;

Anuvicaranti mahāvīrā,

Pahīnabhayabheravā.

Dasahaṅgehi sampannā,

mahānāgā samāhitā;

Ete kho seṭṭhā lokasmiṃ,

taṇhā tesaṃ na vijjati.

Asekhañāṇamuppannaṃ,

antimoyaṃ samussayo;

Yo sāro brahmacariyassa,

tasmiṃ aparapaccayā.

Vidhāsu na vikampanti,

vippamuttā punabbhavā;

Dantabhūmimanuppattā,

te loke vijitāvino.

Uddhaṃ tiriyaṃ apācīnaṃ,

nandī tesaṃ na vijjati;

Nadanti te sīhanādaṃ,

buddhā loke anuttarā”ti.

Catutthaṃ.