Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CẦN PHÂN BIỆT GIỮA TÍN NGƯỠNG VÀ TU TẬP - Kinh Sundarika (Sundarikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CẦN PHÂN BIỆT GIỮA TÍN NGƯỠNG VÀ TU TẬP - Kinh Sundarika (Sundarikasuttaṃ)

Wednesday, 06/07/2022, 16:44 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 6.7.2022


CẦN PHÂN BIỆT GIỮA TÍN NGƯỠNG VÀ TU TẬP

Kinh Sundarika (Sundarikasuttaṃ)

CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM A LA HÁN THỨ NHẤT (S.i,166)

Thông thường nói tới tôn giáo người là thường kết hợp tín ngưỡng và sự tu tập bản thân. Thực tế thì hai điều nầy rất khác biệt. Tín ngưỡng thường là những hình thức cúng tế dựa trên lòng tin. Sự tu tập là nỗ lực chuyển hoá bản thân dựa trên nỗ lực với sự vận dụng hiểu biết chân xác. Đức Phật cũng có cách thuyết pháp là dùng hình ảnh quen thuộc để minh hoạ những nghĩa lý thâm sâu. Bài kinh nầy cũng ghi lại “cách thờ lửa rất riêng” mà qua đó Đức Phậy dạy về cách thanh tịnh hoá bản thân.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati sundarikāya nadiyā tīre. Tena kho pana samayena sundarikabhāradvājo brāhmaṇo sundarikāya nadiyā tīre aggiṃ juhati, aggihuttaṃ paricarati. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo aggiṃ juhitvā aggihuttaṃ paricaritvā uṭṭhāyāsanā samantā catuddisā anuvilokesi – ‘‘ko nu kho imaṃ habyasesaṃ bhuñjeyyā’’ti? Addasā kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ aññatarasmiṃ rukkhamūle sasīsaṃ pārutaṃ nisinnaṃ. Disvāna vāmena hatthena habyasesaṃ gahetvā dakkhiṇena hatthena kamaṇḍaluṃ gahetvā yena bhagavā tenupasaṅkami. Atha kho bhagavā sundarikabhāradvājassa brāhmaṇassa padasaddena sīsaṃ vivari. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo ‘muṇḍo ayaṃ bhavaṃ, muṇḍako ayaṃ bhava’nti tatova puna nivattitukāmo ahosi. Atha kho sundarikabhāradvājassa brāhmaṇassa etadahosi – ‘muṇḍāpi hi idhekacce brāhmaṇā bhavanti; yaṃnūnāhaṃ taṃ upasaṅkamitvā jātiṃ puccheyya’nti.

Một thuở Đức Thế Tôn trú ở Kosala, bên bờ sông Sundarika.

Lúc bấy giờ ba la môn Sundarika Bhāradvāja tổ chức cúng tế thần lửa trên bờ sông Sundarika.

Sau khi hoàn mãn tế đàn, bà la môn Sundarika Bhāradvāja ngó quanh tự hỏi: ai là người nên được hưởng dụng tế phẩm nầy.

Chợt nhìn thấy Đức Thế Tôn ngồi dưới cội cây ở gần đó ngồi trùm đầu. Vị bà la môn liền đi đến chỗ Đức Thế Tôn với một tay cầm thực phẩm cúng tế và một tay cầm bình nước.

Nghe tiếng chân của bà la môn Sundarika, Đức Thế Tôn tháo đồ trùm đầu. Thấy vậy vị bà la môn nghĩ rằng: “đây là một người đầu trọc, một người đầu trọc” và muốn quay gót trở lui. Nhưng ông bà la môn chợt nghĩ: cũng có những bà la môn đầu trọc. Ta hãy đến hỏi về (giòng tộc) thọ sanh”.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘kiṃjacco bhava’nti?

Rồi bà la môn Sundarika Bhāradvāja đi đến Đức Thế Tôn và hỏi:

-- Thọ sanh của Tôn giả là gì?

(Thế Tôn)

‘‘Mā jātiṃ puccha caraṇañca puccha,

Kaṭṭhā have jāyati jātavedo;

Nīcākulīnopi muni dhitimā,

Ājānīyo hoti hirīnisedho.

‘‘Saccena danto damasā upeto,

Vedantagū vusitabrahmacariyo;

Yaññopanīto tamupavhayetha,

Kālena so juhati dakkhiṇeyye’’ti.

‘‘Hãy hỏi về sở hành

Đừng hỏi về thọ sanh

Lửa có thể sanh

Từ nhiều thứ chất đốt

Bậc hiền thánh chuyên tu

Dầu từ giai cấp thấp

Vẫn là người thượng sanh

Nếu sống với lòng tàm

Người hiến lễ nên nguyện:

Ai hoàn toàn chuyển hoá

Chuyển hoá bằng diệu đế

Đạt tri kiến rốt ráo

Phạm hạnh đã viên thành

Đúng thời xin dâng cúng

Đến bậc đáng cúng dường

(Sundarika):

‘‘Addhā suyiṭṭhaṃ suhutaṃ mama yidaṃ,

Yaṃ tādisaṃ vedagumaddasāmi;

Tumhādisānañhi adassanena,

Añño jano bhuñjati habyasesa’’nti.

‘‘Bhuñjatu bhavaṃ gotamo.
Brāhmaṇo bhava’’nti.

‘‘Lễ cúng thật thù thắng

Tìm thấy được bậc chân sư

Không ai khác hơn Ngài

Xứng thọ lễ phẩm nầy.

- Tôn giả Gotama hãy thọ nhận

Ngài mới thật là bậc Phạm chí.

(Thế Tôn)

‘‘Gāthābhigītaṃ me abhojaneyyaṃ,

Sampassataṃ brāhmaṇa nesa dhammo;

Gāthābhigītaṃ panudanti buddhā,

Dhamme sati brāhmaṇa vuttiresā.

‘‘Aññena ca kevalinaṃ mahesiṃ,

Khīṇāsavaṃ kukkuccavūpasantaṃ;

Annena pānena upaṭṭhahassu,

Khettañhi taṃ puññapekkhassa hotī’’ti.

‘‘Ta không thọ tế phẩm

Hỡi phạm chí, ấy là

Nguyên tắc bậc kiến giả

Không thọ dụng tế phẩm

Là thường pháp chư Phật

Này hỡi bà la môn

Hãy cúng thực phẩm khác

Bậc kiến giả, Thắng giả

Bậc đoạn lậu, Bất hối

Ruộng phước cho người trồng.

‘‘Atha kassa cāhaṃ, bho gotama, imaṃ habyasesaṃ dammī’’ti? ‘‘Na khvāhaṃ, brāhmaṇa, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya yasseso habyaseso bhutto sammā pariṇāmaṃ gaccheyya aññatra, brāhmaṇa, tathāgatassa vā tathāgatasāvakassa vā. Tena hi tvaṃ, brāhmaṇa, taṃ habyasesaṃ appaharite vā chaḍḍehi appāṇake vā udake opilāpehī’’ti.

-- Vậy thưa Tôn giả Gotama, con nên cho ai tế phẩm còn lại này?

-- Này Bà-la-môn, trong toàn thế giới Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, trong chúng Sa môn và Bà la môn, trong thế giới chư Thiên và loài Người, Ta không thấy một ai thọ thực với thức ăn nầy có thể tiêu hóa được, ngoại trừ Như Lai hay đệ tử Như Lai. Này Bà la môn, hãy quăng vật cúng còn lại này tại chỗ không có cỏ xanh, hay nhận chìm xuống nước, nơi không có sinh vật.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo taṃ habyasesaṃ appāṇake udake opilāpesi. Atha kho so habyaseso udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati. Seyyathāpi nāma phālo [loho (ka.)] divasaṃsantatto [divasasantatto (sī. syā. kaṃ. pī.)] udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati; evameva so habyaseso udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati.

Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja nhận chìm vật cúng còn lại ấy vào trong nước, nơi không có loài sinh vật.

Vật cúng ấy khi được quăng vào trong nước liền xì xèo, sôi lên, phun hơi và bốc khói lên như lưỡi cày nung nóng cả ngày khi bỏ vào trong nước liền xì xèo, sôi lên, phun hơi và bốc khói.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo saṃviggo lomahaṭṭhajāto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi.

Lúc ấy bà la môn Sundarika Bhāradvāja hốt hoảng, kinh khiếp đi đến Thế Tôn và đứng một bên.

Ekamantaṃ ṭhitaṃ kho sundarikabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ bhagavā gāthāhi ajjhabhāsi –

Đức Thế Tôn nói kệ ngôn nầy với bà la môn Sundarika Bhāradvāja:

‘‘Mā brāhmaṇa dāru samādahāno,

Suddhiṃ amaññi bahiddhā hi etaṃ;

Na hi tena suddhiṃ kusalā vadanti,

Yo bāhirena parisuddhimicche.

‘‘Hitvā ahaṃ brāhmaṇa dārudāhaṃ

Ajjhattamevujjalayāmi jotiṃ;

Niccagginī niccasamāhitatto,

Arahaṃ ahaṃ brahmacariyaṃ carāmi.

‘‘Māno hi te brāhmaṇa khāribhāro,

Kodho dhumo bhasmani mosavajjaṃ;

Jivhā sujā hadayaṃ jotiṭhānaṃ,

Attā sudanto purisassa joti.

‘‘Dhammo rahado brāhmaṇa sīlatittho,

Anāvilo sabbhi sataṃ pasattho;

Yattha have vedaguno sinātā,

Anallagattāva taranti pāraṃ.

‘‘Saccaṃ dhammo saṃyamo brahmacariyaṃ,

Majjhe sitā brāhmaṇa brahmapatti;

Sa tujjubhūtesu namo karohi,

Tamahaṃ naraṃ dhammasārīti brūmī’’ti.

‘‘Hỡi này Bà la môn

Khi chuẩn bị củi lửa

Để làm lễ cúng tế

Chớ nghĩ là làm vậy

Sẽ được thanh tịnh hoá

Bậc thiện trí nói rằng

Đó chẳng thanh tịnh gì

Chỉ là hình thức thôi.

‘‘Từ bỏ chuyện thờ lửa

Ta thắp lửa nội tại

Tâm định luôn toả sáng

Bậc La Hán thánh thiện.

‘‘Hư nguỵ là đòn gánh

Sân độc là khói mù

Tà ngữ là tro bụi

Hỡi này Ba là môn.

‘‘(Với Như Lai thì khác)

Lưỡi ấy là khay lễ

Tâm chính là trang thờ

Thuần hoá là ánh sáng.

‘‘Chánh pháp là hồ rộng

Giới hạnh là bến nước

Nơi bậc chân tu tắm

Lau khô, đáo bĩ ngạn.

‘‘Chánh pháp là chân lý,

Tự chế là Phạm hạnh,

Ấy con đường trung đạo,

Hãy lễ bậc chánh trực,

Ta gọi tùy pháp hành.

Evaṃ vutte, sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosī’’ti.

Ðược nghe vậy, bà la môn Sundarika Bhāradvāja bạch Đức Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Đức Thế Tôn, và được thọ đại giới.

Bà la môn Sundarika Bhāradvāja được xuất gia và thọ đại giới từ Đức Thế Tôn.

Thọ giới không lâu, Tôn giả Sundarika Bhāradvāja sống độc cư, viễn ly, cần mẫn, không xao lãng, quyết tâm và tự thân chứng ngộ chánh trí ngay trong kiếp hiện tại. Đây chính là cứu cánh mà những thiện gia nam tử đi tu sống không gia đình hướng tới. Vị ấy chính mình biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Và Tôn giả Sundarika Bhāradvāja trở thành một vị A-la-hán nữa.

(sẽ bổ túc sau)

“Lửa có thể cháy từ nhiều thứ nhiên liệu” hàm ý là phẩm hạnh cao quý có thể thành tựu từ những người thuộc nhiều giai cấp khác nhau.

“Bậc đạt tri kiến rốt ráo (vedantagū)” là dụng ngữ của bà la môn giáo chỉ cho người tinh thông Phệ Đà nhưng Đức Phật chỉ cho người thành tựu tuệ giác vô lậu.

Theo Sớ Giải thì chư thiên thường tận dụng cơ hội để cúng dường đến Đức Phật. Khi biết có người cúng dường thực phẩm thì góp chung vào thực phẩm của chư thiên. Chỉ có Đức Phật và các bậc La Hán có thần thông mới tiêu hoá được loại thức ăn pha trộn như vậy.

Sớ giải cũng nêu những ý nghĩa sau:

“Hư nguỵ là đòn gánh” hàm nghĩa sự tự nhận thanh tịnh cao quý do giai cấp thọ sanh là sự thậm xưng không thật. Chẳng những vậy khi tiếp xúc với thực tế thì chỉ bộc lộ bản chất thật của phiền não tầm thường như người gánh hàng hoá mỗi bước là sự trĩu nặng.

“Sân giận là khói mù” như khi nhen lửa mà lửa không cháy chỉ tạo thành khói cay mắt. Tâm sân khiến trí tuệ không sanh khởi.

“Tà ngữ là tro bụi” không thể đốt lửa từ tro. Lời nói hư nguỵ không tạo nên ánh sáng trí tuệ.

Đức Phật cũng nói về sự cúng tế lửa theo cách của Ngài:

“Lưỡi là khay cúng lễ” hàm nghĩa là sự tuyên thuyết chánh pháp nhưng phương tiện cúng dường.

“Tâm là bàn thờ” nghĩa là nội tâm là nơi trang nghiêm.

“Thuần hoá là ánh sáng” có nghĩa là khả năng tự điều phục là tinh anh.

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

9. Sundarikasuttaṃ [Mūla]

195. Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati sundarikāya nadiyā tīre. Tena kho pana samayena sundarikabhāradvājo brāhmaṇo sundarikāya nadiyā tīre aggiṃ juhati, aggihuttaṃ paricarati. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo aggiṃ juhitvā aggihuttaṃ paricaritvā uṭṭhāyāsanā samantā catuddisā anuvilokesi – ‘‘ko nu kho imaṃ habyasesaṃ bhuñjeyyā’’ti? Addasā kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ aññatarasmiṃ rukkhamūle sasīsaṃ pārutaṃ nisinnaṃ. Disvāna vāmena hatthena habyasesaṃ gahetvā dakkhiṇena hatthena kamaṇḍaluṃ gahetvā yena bhagavā tenupasaṅkami. Atha kho bhagavā sundarikabhāradvājassa brāhmaṇassa padasaddena sīsaṃ vivari. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo ‘muṇḍo ayaṃ bhavaṃ, muṇḍako ayaṃ bhava’nti tatova puna nivattitukāmo ahosi. Atha kho sundarikabhāradvājassa brāhmaṇassa etadahosi – ‘muṇḍāpi hi idhekacce brāhmaṇā bhavanti; yaṃnūnāhaṃ taṃ upasaṅkamitvā jātiṃ puccheyya’nti.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘kiṃjacco bhava’nti?

‘‘Mā jātiṃ puccha caraṇañca puccha,

Kaṭṭhā have jāyati jātavedo;

Nīcākulīnopi muni dhitimā,

Ājānīyo hoti hirīnisedho.

‘‘Saccena danto damasā upeto,

Vedantagū vusitabrahmacariyo;

Yaññopanīto tamupavhayetha,

Kālena so juhati dakkhiṇeyye’’ti.

‘‘Addhā suyiṭṭhaṃ suhutaṃ mama yidaṃ,

Yaṃ tādisaṃ vedagumaddasāmi;

Tumhādisānañhi adassanena,

Añño jano bhuñjati habyasesa’’nti.

‘‘Bhuñjatu bhavaṃ gotamo. Brāhmaṇo bhava’’nti.

‘‘Gāthābhigītaṃ me abhojaneyyaṃ,

Sampassataṃ brāhmaṇa nesa dhammo;

Gāthābhigītaṃ panudanti buddhā,

Dhamme sati brāhmaṇa vuttiresā.

‘‘Aññena ca kevalinaṃ mahesiṃ,

Khīṇāsavaṃ kukkuccavūpasantaṃ;

Annena pānena upaṭṭhahassu,

Khettañhi taṃ puññapekkhassa hotī’’ti.

‘‘Atha kassa cāhaṃ, bho gotama, imaṃ habyasesaṃ dammī’’ti? ‘‘Na khvāhaṃ, brāhmaṇa, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya yasseso habyaseso bhutto sammā pariṇāmaṃ gaccheyya aññatra, brāhmaṇa, tathāgatassa vā tathāgatasāvakassa vā. Tena hi tvaṃ, brāhmaṇa, taṃ habyasesaṃ appaharite vā chaḍḍehi appāṇake vā udake opilāpehī’’ti.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo taṃ habyasesaṃ appāṇake udake opilāpesi. Atha kho so habyaseso udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati. Seyyathāpi nāma phālo [loho (ka.)] divasaṃsantatto [divasasantatto (sī. syā. kaṃ. pī.)] udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati; evameva so habyaseso udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo saṃviggo lomahaṭṭhajāto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitaṃ kho sundarikabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ bhagavā gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Mā brāhmaṇa dāru samādahāno,

Suddhiṃ amaññi bahiddhā hi etaṃ;

Na hi tena suddhiṃ kusalā vadanti,

Yo bāhirena parisuddhimicche.

‘‘Hitvā ahaṃ brāhmaṇa dārudāhaṃ

Ajjhattamevujjalayāmi [ajjhattameva jalayāmi (sī. syā. kaṃ. pī.)] jotiṃ;

Niccagginī niccasamāhitatto,

Arahaṃ ahaṃ brahmacariyaṃ carāmi.

‘‘Māno hi te brāhmaṇa khāribhāro,

Kodho dhumo bhasmani mosavajjaṃ;

Jivhā sujā hadayaṃ jotiṭhānaṃ,

Attā sudanto purisassa joti.

‘‘Dhammo rahado brāhmaṇa sīlatittho,

Anāvilo sabbhi sataṃ pasattho;

Yattha have vedaguno sinātā,

Anallagattāva [anallīnagattāva (sī. pī. ka.)] taranti pāraṃ.

‘‘Saccaṃ dhammo saṃyamo brahmacariyaṃ,

Majjhe sitā brāhmaṇa brahmapatti;

Sa tujjubhūtesu namo karohi,

Tamahaṃ naraṃ dhammasārīti brūmī’’ti.

Evaṃ vutte, sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosī’’ti.

9. Sundarikasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

195. Navame sundarikabhāradvājoti sundarikāya nadiyā tīre aggijuhaṇena evaṃladdhanāmo. Sundarikāyāti evaṃnāmikāya nadiyā. Aggiṃ juhatīti āhutiṃ pakkhipanena jāleti. Aggihuttaṃ paricaratīti agyāyatanaṃ sammajjanupalepanabalikammādinā payirupāsati. Ko nu kho imaṃ habyasesaṃ bhuñjeyyāti so kira brāhmaṇo aggimhi hutāvasesaṃ pāyāsaṃ disvā cintesi – ‘‘aggimhi tāva pakkhittapāyāso mahābrahmunā bhutto, ayaṃ pana avaseso atthi, taṃ yadi brahmuno mukhato jātassa brāhmaṇassa dadeyyaṃ, evaṃ me pitarā saha puttopi santappito bhaveyya, suvisodhito cassa brahmalokagāmimaggo’’ti. So brāhmaṇassa dassanatthaṃ uṭṭhāyāsanā catuddisā anuvilokesi, ‘‘ko nu kho imaṃ habyasesaṃ bhuñjeyyā’’ti?

Rukkhamūleti tasmiṃ vanasaṇḍe jeṭṭhakarukkhassa mūle. Sasīsaṃ pārutaṃ nisinnanti saha sīsena pārutakāyaṃ nisinnaṃ. Kasmā pana bhagavā tattha nisīdi? Bhagavā kira paccūsasamaye lokaṃ olokento imaṃ brāhmaṇaṃ disvā cintesi – ayaṃ brāhmaṇo evarūpaṃ aggapāyāsaṃ gahetvā ‘‘mahābrahmānaṃ bhojemī’’ti aggimhi jhāpento aphalaṃ karoti...pe... cattāro magge ceva cattāri ca phalāni demīti. Tasmā kālasseva vuṭṭhāya sarīrapaṭijagganaṃ katvā pattacīvaraṃ ādāya gantvā vuttanayena tasmiṃ rukkhamūle nisīdi. Atha kasmā sasīsaṃ pārupīti? Himapātassa ca sītavātassa ca paṭibāhaṇatthaṃ, paṭibalova etaṃ tathāgato adhivāsetuṃ. Sace pana apārupitvā nisīdeyya, brāhmaṇo dūratova sañjānitvā nivatteyya, evaṃ sati kathā nappavatteyya. Iti bhagavā – ‘‘brāhmaṇe āgate sīsaṃ vivarissāmi, atha maṃ so disvā kathaṃ pavattessati, tassāhaṃ kathānusārena dhammaṃ desessāmī’’ti kathāpavattanatthaṃ evamakāsi.

Upasaṅkamīti brāhmaṇo – ‘‘ayaṃ sasīsaṃ pārupitvā sabbarattiṃ padhānamanuyutto. Imassa dakkhiṇodakaṃ datvā imaṃ habyasesaṃ dassāmī’’ti, brāhmaṇasaññī hutvā upasaṅkami. Muṇḍo ayaṃ bhavaṃ, muṇḍako ayaṃ bhavanti sīse vivaritamatte nīcakesantaṃ disvā ‘‘muṇḍo’’ti āha. Tato suṭṭhutaraṃ olokento pavattamattampi sikhaṃ adisvā hīḷento ‘‘muṇḍako’’ti āha. Tatovāti yattha ṭhito addasa, tamhāva padesā. Muṇḍāpi hīti kenaci kāraṇena muṇḍitasīsāpi honti.

Mā jātiṃ pucchāti yadi dānassa mahapphalataṃ paccāsīsasi, jātiṃ mā puccha. Akāraṇaṃ hi dakkhiṇeyyabhāvassa jāti. Caraṇañca pucchāti apica kho sīlādiguṇabhedaṃ caraṇaṃ puccha. Etaṃ hi dakkhiṇeyyabhāvassa kāraṇaṃ. Idānissa tamatthaṃ vibhāvento kaṭṭhā have jāyati jātavedotiādimāha. Tatrāyaṃ adhippāyo – idha kaṭṭhā aggi jāyati, na ca so sālādikaṭṭhā jātova aggikiccaṃ karoti, sāpāna- doṇiādikaṭṭhā jāto na karoti, attano pana acciyādiguṇasampattiyā yato vā tato vā jāto karotiyeva. Evaṃ na brāhmaṇakulādīsu jātova dakkhiṇeyyo hoti, caṇḍālakulādīsu jāto na hoti, apica kho nīcakulinopi uccakulinopi khīṇāsava-muni dhitimā hirīnisedho ājānīyo hoti. Imāya dhitihiripamokkhāya guṇasampattiyā jātimā uttamadakkhiṇeyyo hoti. So hi dhitiyā guṇe dhāreti, hiriyā dose nisedhetīti. Apicettha munīti monadhammena samannāgato. Dhitimāti vīriyavā. Ājānīyoti kāraṇākāraṇajānanako. Hirīnisedhoti hiriyā pāpāni nisedhetvā ṭhito.

Saccena dantoti paramatthasaccena danto. Damasā upetoti indriyadamena upeto. Vedantagūti catunnaṃ maggavedānaṃ antaṃ, catūhi vā maggavedehi kilesānaṃ antaṃ gato. Vusitabrahmacariyoti maggabrahmacariyavāsaṃ vuttho. Yaññopanītoti upanītayañño paṭiyāditayañño ca. Tamupavhayethāti yena yañño paṭiyādito, so taṃ paramatthabrāhmaṇaṃ avhayeyya. ‘‘Indamavhayāma, somamavhayāma, varuṇamavhayāma, īsānamavhayāma, yāmamavhayāmā’’ti idaṃ pana avhānaṃ niratthakaṃ. Kālenāti avhayanto ca ‘‘kālo, bhante, niṭṭhitaṃ bhatta’’nti antomajjhanhikakāleyeva taṃ upavhayeyya. So juhati dakkhiṇeyyeti yo evaṃ kāle khīṇāsavaṃ āmantetvā tattha catupaccayadakkhiṇaṃ patiṭṭhapeti, so dakkhiṇeyye juhati nāma, na acetane aggimhi pakkhipanto.

Iti brāhmaṇo bhagavato kathaṃ suṇanto pasīditvā idāni attano pasādaṃ āvikaronto addhā suyiṭṭhantiādimāha. Tassattho – addhā mama yidaṃ idāni suyiṭṭhañca suhutañca bhavissati, pubbe pana aggimhi jhāpitaṃ niratthakaṃ ahosīti. Añño janoti ‘‘ahaṃ brāhmaṇo, ahaṃ brāhmaṇo’’ti vadanto andhabālaputhujjano. Habyasesanti hutasesaṃ. Bhuñjatu bhavantiādi purimasutte vuttanayeneva veditabbaṃ.

Na khvāhanti na kho ahaṃ. Kasmā panevamāhāti? Tasmiṃ kira bhojane upahaṭamatteva ‘‘satthā bhuñjissatī’’ti saññāya catūsu mahādīpesu dvīsu parittadīpasahassesu devatā pupphaphalādīni ceva sappinavanītatelamadhuphāṇitādīni ca ādāya madhupaṭalaṃ pīḷetvā madhuṃ gaṇhantiyo viya dibbānubhāvena nibbattitojameva gahetvā pakkhipiṃsu. Tena taṃ sukhumattaṃ gataṃ, manussānañca oḷārikaṃ vatthūti tesaṃ tāva oḷārikavatthutāya sammā pariṇāmaṃ na gacchati. Goyūse pana tilabījāni pakkhipitvā pakkattā oḷārikamissakaṃ jātaṃ, devānañca sukhumaṃ vatthūti tesaṃ sukhumavatthutāya sammā pariṇāmaṃ na gacchati. Sukkhavipassakakhīṇāsavassāpi kucchiyaṃ na pariṇamati. Aṭṭhasamāpattilābhīkhīṇāsavassa pana samāpattibalena pariṇāmeyya. Bhagavato pana pākatikeneva kammajatejena pariṇāmeyya.

Appahariteti aharite. Sace hi haritesu tiṇesu pakkhipeyya, siniddhapāyāsena tiṇāni pūtīni bhaveyyuṃ. Buddhā ca bhūtagāmasikkhāpadaṃ na vītikkamanti, tasmā evamāha. Yattha pana galappamāṇāni mahātiṇāni, tādise ṭhāne pakkhipituṃ vaṭṭati. Appāṇaketi sappāṇakasmiṃ hi parittake udake pakkhitte pāṇakā maranti, tasmā evamāha. Yaṃ pana gambhīraṃ mahāudakaṃ hoti, pātisatepi pātisahassepi pakkhitte na āluḷati, tathārūpe udake vaṭṭati. Opilāpesīti suvaṇṇapātiyā saddhiṃyeva nimujjāpesi. Cicciṭāyati ciṭiciṭāyatīti evarūpaṃ saddaṃ karoti. Kiṃ panesa pāyāsassa ānubhāvo, udāhu tathāgatassāti? Tathāgatassa. Ayaṃ hi brāhmaṇo taṃ pāyāsaṃ opilāpetvā ummaggaṃ āruyha satthu santikaṃ anāgantvāva gaccheyya, atha bhagavā – ‘‘ettakaṃ acchariyaṃ disvā mama santikaṃ āgamissati. Athassāhaṃ dhammadesanāya micchādiṭṭhigahaṇaṃ bhinditvā sāsane otāretvā amatapānaṃ pāyessāmī’’ti adhiṭṭhānabalena evamakāsi.

Dāru samādahānoti dāruṃ jhāpayamāno. Bahiddhā hi etanti etaṃ dārujjhāpanaṃ nāma ariyadhammato bahiddhā. Yadi etena suddhi bhaveyya, ye davaḍāhakādayo bahūni dārūni jhāpenti, te paṭhamataraṃ sujjheyyuṃ. Kusalāti khandhādīsu kusalā. Ajjhattamevujjalayāmi jotinti niyakajjhatte attano santānasmiṃyeva ñāṇajotiṃ jālemi. Niccagginīti āvajjanapaṭibaddhena sabbaññutaññāṇena niccaṃ pajjalitaggi. Niccasamāhitattoti niccaṃ sammā ṭhapitacitto. Brahmacariyaṃ carāmīti bodhimaṇḍe caritaṃ brahmacariyaṃ gahetvā evaṃ vadati.

Māno hi te, brāhmaṇa, khāribhāroti yathā khāribhāro khandhena vayhamāno upari ṭhitopi akkantakkantaṭṭhāne pathaviyā saddhiṃ phuseti, evameva jātigottakulādīni mānavatthūni nissāya ussāpito mānopi tattha tattha issaṃ uppādento catūsu apāyesu saṃsīdāpeti. Tenāha ‘‘māno hi te, brāhmaṇa, khāribhāro’’ti. Kodho dhūmoti tava ñāṇaggissa upakkilesaṭṭhena kodho dhumo. Tena hi te upakkiliṭṭho ñāṇaggi na virocati. Bhasmani mosavajjanti nirojaṭṭhena musāvādo chārikā nāma. Yathā hi chārikāya paṭicchanno aggi na joteti, evaṃ te musāvādena paṭicchannaṃ ñāṇanti dasseti. Jivhā sujāti yathā tuyhaṃ suvaṇṇarajatalohakaṭṭhamattikāsu aññataramayā yāgayajanatthāya sujā hoti, evaṃ mayhaṃ dhammayāgaṃ yajanatthāya pahūtajivhā sujāti vadati. Hadayaṃ jotiṭṭhānanti yathā tuyhaṃ nadītīre jotiṭṭhānaṃ, evaṃ mayhaṃ dhammayāgassa yajanaṭṭhānatthena sattānaṃ hadayaṃ jotiṭṭhānaṃ. Attāti cittaṃ.

Dhammo rahadoti yathā tvaṃ aggiṃ paricaritvā dhūmachārikasedakiliṭṭhasarīro sundarikaṃ nadiṃ otaritvā nhāyasi, evaṃ mayhaṃ sundarikāsadisena bāhirena rahadena attho natthi, aṭṭhaṅgikamaggadhammo pana mayhaṃ rahado, tatrāhaṃ pāṇasatampi pāṇasahassampi caturāsītipāṇasahassānipi ekappahārena nhāpemi. Sīlatitthoti tassa pana me dhammarahadassa catupārisuddhisīlaṃ titthanti dasseti. Anāviloti yathā tuyhaṃ sundarikā nadī catūhi pañcahi ekato nhāyantehi heṭṭhupariyavālikā āluḷā hoti, na evaṃ mayhaṃ rahado, anekasatasahassesupi pāṇesu otaritvā nhāyantesu so anāvilo vippasannova hoti. Sabbhi sataṃ pasatthoti paṇḍitehi paṇḍitānaṃ pasaṭṭho. Uttamatthena vā so sabbhīti vuccati, paṇḍitehi pasatthattā sataṃ pasattho. Taranti pāranti nibbānapāraṃ gacchanti.

Idāni ariyamaggarahadassa aṅgāni uddharitvā dassento saccaṃ dhammotiādimāha. Tattha saccanti vacīsaccaṃ. Dhammoti iminā diṭṭhisaṅkappavāyāmasatisamādhayo dasseti. Saṃyamoti iminā kammantājīvā gahitā. Saccanti vā iminā maggasaccaṃ gahitaṃ. Sā atthato sammādiṭṭhi. Vuttañhetaṃ – ‘‘sammādiṭṭhi maggo ceva hetu cā’’ti (dha. sa. 1039). Sammādiṭṭhiyā pana gahitāya taggatikattā sammāsaṅkappo gahitova hoti. Dhammoti iminā vāyāmasatisamādhayo. Saṃyamoti iminā vācākammantājīvā. Evampi aṭṭhaṅgiko maggo dassito hoti. Atha vā saccanti paramatthasaccaṃ, taṃ atthato nibbānaṃ. Dhammotipadena diṭṭhi saṅkappo vāyāmo sati samādhīti pañcaṅgāni gahitāni. Saṃyamoti vācā kammanto ājīvoti tīṇi. Evampi aṭṭhaṅgiko maggo dassito hoti. Brahmacariyanti etaṃ brahmacariyaṃ nāma. Majjhe sitāti sassatucchede vajjetvā majjhe nissitā. Brahmapattīti seṭṭhapatti. Sa tujjubhūtesu namo karohīti ettha ta-kāro padasandhikaro, sa tvaṃ ujubhūtesu khīṇāsavesu namo karohīti attho. Tamahaṃ naraṃ dhammasārīti brūmīti yo evaṃ paṭipajjati, tamahaṃ puggalaṃ ‘‘dhammasārī eso dhammasāriyā paṭicchanno’’ti ca ‘‘kusaladhammehi akusaladhamme sāretvā ṭhito’’ti vāti vadāmīti. Navamaṃ.