- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 21.8.202
CÁI NHÌN NHẤT QUÁN VỀ TRẦM LUÂN SANH TỬ
Kinh Dự Lưu (Sotāpannasuttaṃ) & Kinh A La Hán (Arahantasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Khía Cạnh (S,iii,109, 110)
Theo Tam Tạng Pāli, thì đối với tất cả các bậc thánh dù hành trì huân tu ba la mật khác nhau, quả vị hiện tại khác nhau, hành trạng hoằng hoá khác nhau, nhưng hai điểm hoàn toàn giống nhau là cái nhìn về sanh tử và cứu cánh giải thoát niết bàn hoàn toàn không sai biệt. Có ví dụ, như dù người khát nước tìm nước bằng cách nào, san sẻ ra sao thì trạng thái uống nước hết khát giống nhau. Điểm này giải thích rõ thêm tại sao tâm, thuộc tánh tâm, sắc pháp, niết bàn được gọi là bốn thực tại tối thượng hay đệ nhất nghĩa đế.
Kinh văn
Kinh Dự Lưu (Sotāpannasuttaṃ)
Tại Sāvatthī, Đức Phật dạy: “Này chư Tỳ khưu, có năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”.
“Này chư Tỳ khưu, những vị thánh đệ tử có học hiểu nào hiểu rõ như nhiên về sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, hiểm hoạ và sự vượt thoát của năm thủ uẩn được gọi là bậc dự lưu, không còn bị thối đoạ, định mệnh đã nhất hướng, sẽ thành tựu quả giác ngộ.
Kinh A La Hán (Arahantasuttaṃ)
Tại Sāvatthī, Đức Phật dạy: “Này chư Tỳ khưu, có năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”.
“Này chư Tỳ khưu, những tỳ khưu nào hiểu rõ như nhiên về sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, hiểm hoạ và sự vượt thoát của năm thủ uẩn, vì tỳ khưu ấy được gọi bậc a la hán đã đoạn tận lậu hoặc, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, cứu cánh đã chứng đạt, mọi kiết sử đã đoạn tận, hoàn toàn giải thoát với tuệ giác tối hậu.”
Chú thích
Dù là mô tả về bậc thánh sơ quả hay về bậc tứ quả a la hán, thì trong hai bài kinh này Đức Phật đều dạy có cái nhìn giống nhau về năm thủ uẩn qua năm phương diện: sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, hiểm hoạ và sự vượt thoát.
Người nhập lưu và vị A-la-hán đều có cùng sự hiểu biết về năm uẩn. Điểm khác biệt là vị A-la-hán đã sử dụng sự hiểu biết này để loại trừ hoàn toàn các phiền não, trong khi người nhập lưu (và các bậc thánh hữu học cao hơn) vẫn chưa hoàn thành việc này.
Cũng cần lưu ý rằng, trong khi người nhập lưu được giải thích trong ngữ cảnh của một bậc thánh đệ tử, trong lúc bậc a la hán luôn được gọi là một Tỳ khưu.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
Sāvatthinidānaṃ.
“Pañcime, bhikkhave, upādānakkhandhā. Katame pañca? Seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Yato kho, bhikkhave, ariyasāvako imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānāti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako sotāpanno avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano”ti.
Nhân duyên ở Sāvatthi …
—Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào năm? Tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn.
Và khi nào vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị Ða văn Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối thất, đã được quyết định, hướng đến Chánh Ðẳng Giác.
Sāvatthinidānaṃ.
“Pañcime, bhikkhave, upādānakkhandhā. Katame pañca? Seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Yato kho, bhikkhave, bhikkhu imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto hoti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu arahaṃ khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṃyojano sammadaññāvimutto”ti.
Nhân duyên ở Sāvatthi …
—Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn.
Và khi nào vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này, được giải thoát không có chấp thủ. Vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.
Sớ Giải Kinh Sotāpannasuttaṃ & Arahantasuttaṃ
pañcamādīsu catūsu cattāri saccāni kathitāni. navamadasamesu kilesappahānanti. pañcamādīni.