Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ BÍ QUYẾT CỦA HÀNH GIẢ _ Kinh Kassapa - Ca diếp (Pathamakassapasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ BÍ QUYẾT CỦA HÀNH GIẢ _ Kinh Kassapa - Ca diếp (Pathamakassapasuttaṃ)

Tuesday, 05/10/2021, 18:38 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 5.10.2021

 


BÍ QUYẾT CỦA HÀNH GIẢ

Kinh Kassapa - Ca diếp (Pathamakassapasuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i,46)

Tu tập là công phu. Tuy vậy không phải chỉ ra sức dốc lòng là được. Những thành tựu lớn trong cuộc sống luôn có những bí quyết mà một người hướng cầu giác ngộ giải thoát cần có. Bốn phương châm mà người tu tập bản thân nên có là: học từ những gì được khéo nói vì nhờ nghe điều hay mà biết cái tốt; biết hầu hạ bậc cao đức để hấp thụ được tinh tuý như câu đãi lão khất ngôn; biết giá trị và sự cần thiết của độc cư để tôi luyện bản thân; và sau hết là thấy được ý thức được rằng dù bất cứ tình huống nào thì tâm thái rỗng rang thanh tịnh vẫn là cứ điểm cần nắm giữ.

Evaṃ me sutaṃ

1) Như vầy tôi nghe.

ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho kassapo devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; Ekamantaṃ ṭhito kho kassapo devaputto bhagavantaṃ etadavoca –

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thiên tử Kassapa (Ca-diếp), sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Kassapa bạch Thế Tôn:

‘‘bhikkhuṃ bhagavā pakāsesi, no ca bhikkhuno anusāsa’’nti.

-- Thế Tôn đề cao Tỷ-kheo và sự giáo giới vị Tỷ kheo cho chúng con.

‘‘Tena hi kassapa, taññevettha paṭibhātū’’ti.

2) -- Vậy này Kassapa, hãy nói lên ở đây về vấn đề ấy.

3) (Kassapa): Bản dịch HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

‘‘Subhāsitassa sikkhetha,

samaṇūpāsanassa ca;

Ekāsanassa ca raho,

cittavūpasamassa cā’’ti.

Hãy học điều khéo nói,

Trong hạnh nghiệp Sa-môn,

Vắng lặng, ngồi một mình,

Với tâm tư an tịnh.

Hãy học lời khéo nói,

Hầu hạ bậc cao đức,

Biết cách sống một mình,

Biết dụng tâm rỗng rang.

Idamavoca kassapo devaputto; samanuñño satthā ahosi. Atha kho kassapo devaputto ‘‘samanuñño me satthā’’ti bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyīti.

4) Thiên tử Kassapa nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên tử Kassapa, sau khi được biết: "Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta", đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi biến mất từ chỗ ấy.

Devaputta thiên tử (xem thích nghĩa)
sikkhetha hãy tu học
subhāsita lời khéo nói
samaṇūpāsana = (samaṇa + ūpāsana) phục vụ hay hầu hạ bậc chân tu
Ekāsana raho chỗ ngồi một mình nên kín đáo chỉ cho sự biết sống độc cư
cittavūpasama = (citta + vūpasama) tâm tĩnh lặng, tâm rỗng rang

Devaputta dịch là thiên tử không có nghĩa là “con của trời” hay hoàng đế trong nghĩa bình thường cũng không có nghĩa là con do chư thiên sanh vì chư thiên là loài hoá sanh. Theo Sớ giải thì có hai nghĩa là một vị thiên sanh “trên bắp vế của một vị thiên” thì xem như là con của vị thiên đó. Cũng có nghĩa là vị thiên trẻ.

Thiên tử Kassapa là một trong nhiều vị thiên được nghe pháp khi Đức Thế Tôn giảng Thắng Pháp Abhidhamma tại cung trời Đao Lợi trong hạ thứ bảy. Vị nầy được nghe nhưng chưa nghe trọn lời dạy của Đức Phật về sự tu tập của một bhikkhu. Chữ bhikkhu ở đây mang ý nghĩa của một hành giả giống như trong Kinh Niệm Xứ.

Chữ sikkhetha – hãy tu tập – được áp dụng cho cả bốn phương châm chứ không phải chỉ câu đầu tiên (Taññev’ettha patiḅhātu).

Theo Sớ giải “lời khéo nói” chỉ cho tứ diệu đế và đề tài lợi lạc cả văn huệ, tư huệ và tu huệ.

Chữ samaṇūpāsana có nghĩa là hầu hạ bậc chân tu thạc đức mà cũng có nghĩa là thực hành dưới sự hướng dẫn của một người có thực tu.

Chữ cittūpasama – tâm an tĩnh – cũng chỉ cho sự phát triển tâm theo thiền định.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

1. Paṭhamakassapasuttaṃ [Mūla]

82. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho kassapo devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho kassapo devaputto bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘bhikkhuṃ bhagavā pakāsesi, no ca bhikkhuno anusāsa’’nti. ‘‘Tena hi kassapa, taññevettha paṭibhātū’’ti.

‘‘Subhāsitassa sikkhetha, samaṇūpāsanassa ca;

Ekāsanassa ca raho, cittavūpasamassa cā’’ti.

Idamavoca kassapo devaputto; samanuñño satthā ahosi. Atha kho kassapo devaputto ‘‘samanuñño me satthā’’ti bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyīti.

1. Paṭhamakassapasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

82. Devaputtasaṃyuttassa paṭhame devaputtoti devānañhi aṅke nibbattā purisā devaputtā nāma, itthiyo devadhītaro nāma honti. Nāmavasena apākaṭāva ‘‘aññatarā devatā’’ti vuccati, pākaṭo ‘‘itthannāmo devaputto’’ti. Tasmā heṭṭhā ‘‘aññatarā devatā’’ti vatvā idha ‘‘devaputto’’ti vuttaṃ. Anusāsanti anusiṭṭhiṃ. Ayaṃ kira devaputto bhagavatā sambodhito sattame vasse yamakapāṭihāriyaṃ katvā tidasapure vassaṃ upagamma abhidhammaṃ desentena jhānavibhaṅge – ‘‘bhikkhūti samaññāya bhikkhu, paṭiññāya bhikkhū’’ti (vibha. 510). Evaṃ bhikkhuniddesaṃ kathiyamānaṃ assosi. ‘‘Evaṃ vitakketha, mā evaṃ vitakkayittha, evaṃ manasikarotha, mā evaṃ manasākattha. Idaṃ pajahatha, idaṃ upasampajja viharathā’’ti (pārā. 19). Evarūpaṃ pana bhikkhuovādaṃ bhikkhuanusāsanaṃ na assosi. So taṃ sandhāya – ‘‘bhikkhuṃ bhagavā pakāsesi, no ca bhikkhuno anusāsa’’nti āha.

 

Tena hīti yasmā mayā bhikkhuno anusiṭṭhi na pakāsitāti vadasi, tasmā. Taññevettha paṭibhātūti tuyhevesā anusiṭṭhipakāsanā upaṭṭhātūti. Yo hi pañhaṃ kathetukāmo hoti, na ca sakkoti sabbaññutaññāṇena saddhiṃ saṃsanditvā kathetuṃ. Yo vā na kathetukāmo hoti, sakkoti pana kathetuṃ. Yo vā neva kathetukāmo hoti, kathetuṃ na ca sakkoti. Sabbesampi tesaṃ bhagavā pañhaṃ bhāraṃ na karoti. Ayaṃ pana devaputto kathetukāmo ceva, sakkoti ca kathetuṃ. Tasmā tasseva bhāraṃ karonto bhagavā evamāha. Sopi pañhaṃ kathesi.

 

Tattha subhāsitassa sikkhethāti subhāsitaṃ sikkheyya, catusaccanissitaṃ dasakathāvatthunissitaṃ sattatiṃsabodhipakkhiyanissitaṃ catubbidhaṃ vacīsucaritameva sikkheyya. Samaṇūpāsanassa cāti samaṇehi upāsitabbaṃ samaṇūpāsanaṃ nāma aṭṭhatiṃsabhedaṃ kammaṭṭhānaṃ, tampi sikkheyya bhāveyyāti attho. Bahussutānaṃ vā bhikkhūnaṃ upāsanampi samaṇūpāsanaṃ. Tampi ‘kiṃ, bhante, kusala’’ntiādinā pañhapucchanena paññāvuddhatthaṃ sikkheyya. Cittavūpasamassa cāti aṭṭhasamāpattivasena cittavūpasamaṃ sikkheyya. Iti devaputtena tisso sikkhā kathitā honti. Purimapadena hi adhisīlasikkhā kathitā, dutiyapadena adhipaññāsikkhā, cittavūpasamena adhicittasikkhāti evaṃ imāya gāthāya sakalampi sāsanaṃ pakāsitameva hoti. Paṭhamaṃ.