Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - AI LÀ NGƯỜI THẬT SỰ THANH TỊNH? - Kinh Suddhika (Suddhikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - AI LÀ NGƯỜI THẬT SỰ THANH TỊNH? - Kinh Suddhika (Suddhikasuttaṃ)

Wednesday, 29/06/2022, 16:31 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 29.6.2022


AI LÀ NGƯỜI THẬT SỰ THANH TỊNH?

Kinh Suddhika (Suddhikasuttaṃ)

CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM A LA HÁN THỨ NHẤT (S.i,165)

Người ta thường tự nhận là tốt đẹp cao quý do nhãn hiệu tôn giáo mà mình có. Điều nầy đặc biệt rõ nét trong xã hội Ấn Độ xưa cũng như nay. Ấn giáo hay Bà la môn giáo sử dụng thánh kinh Veda. Người Ấn giáo tin rằng tri thức đến từ Veda là tối thượng trong đời, hơn thế nữa, chỉ có người sanh ra trong giai cấp bà la môn mới có tư cách học, hiểu thánh điển Veda. Nói cách khác một người dù tu tập tới đâu mà không thông hiểu Tam Phệ Đà thì cũng không gọi là Bậc Chân Tịnh. Đức Phật trong câu trả lời đã nhấn mạnh hai điểm: không vì giai cấp thọ sanh mà con người cao quý; mà cũng không gì chuyên tụng đọc kinh điển mà con người thanh tịnh. Chỉ có những người thật sự tu tập với nỗ lực, quyết tâm, và kiên trì mói có khả năng chuyển hoá bản thân.

Sāvatthinidānaṃ. Atha kho suddhikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho suddhikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike imaṃ gāthaṃ ajjhabhāsi –

Tại Sāvatthi.

Bấy giờ bà la môn Suddhika Bhāradvāja đi đến Thế Tôn sau khi đến, nói lên với thăm hỏi xã giao thân thiện rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi, bà la môn Suddhika Bhāradvāja bạch Thế Tôn:

‘‘Na brāhmaṇo sujjhati koci, loke sīlavāpi tapokaraṃ;

Vijjācaraṇasampanno, so sujjhati na aññā itarā pajā’’ti.

‘‘Không phạm chí ở đời

Tịnh hoá do trì giới

Hay tu tập khổ hạnh

Bậc tri, hành viên mãn

Mới là bậc thanh tịnh

Chứ không phải ai khác

(Thế Tôn)

‘‘Bahumpi palapaṃ jappaṃ, na jaccā hoti brāhmaṇo;

Antokasambu saṅkiliṭṭho, kuhanaṃ upanissito.

‘‘Khattiyo brāhmaṇo vesso, suddo caṇḍālapukkuso;

Āraddhavīriyo pahitatto, niccaṃ daḷhaparakkamo;

Pappoti paramaṃ suddhiṃ, evaṃ jānāhi brāhmaṇā’’ti.

‘‘Không phải do thọ sanh

Hay trì niệm kinh chú

Mà trở thành “phạm chí”

Nếu hủ hoá, ô nhiễm

Sát đế lỵ, bàn môn

Phệ xá hay thủ đà

Chiên đà la nô dịch

Ai tinh cần, quyết tâm

Kiên trì trong tu tập

Đạt thanh tịnh cao cả

Là vậy, hỡi Phạm chí!

Evaṃ vutte, suddhikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosī’’ti.

Ðược nghe vậy, bà la môn Suddhika Bhāradvāja bạch Đức Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Đức Thế Tôn, và được thọ đại giới.

Bà la môn Suddhika Bhāradvāja được xuất gia và thọ đại giới từ Đức Thế Tôn.

Thọ giới không lâu, Tôn giả Suddhika Bhāradvāja sống độc cư, viễn ly, cần mẫn, không xao lãng, quyết tâm và tự thân chứng ngộ chánh trí ngay trong kiếp hiện tại. Đây chính là cứu cánh mà những thiện gia nam tử đi tu sống không gia đình hướng tới. Vị ấy chính mình biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Và Tôn giả Suddhika Bhāradvāja trở thành một vị A-la-hán nữa.

‘‘Na brāhmaṇo sujjhati koci loke sīlavāpi tapokaraṃ

= Không có phạm chí nào ở thế gian thanh tịnh dù tu tập giới và khổ hạnh

Vijjācaraṇasampanno so sujjhati na aññā itarā pajā’’ti

= chỉ có bậc đầy đủ tri kiến và chánh hạnh là bậc chân tịnh chứ không ai khác

‘‘Bahumpi palapaṃ jappaṃ = dù chuyên trì niệm kinh chú

na jaccā hoti brāhmaṇo = không phải vì thọ sanh mà trở thành phạm chí

Antokasambu saṅkiliṭṭho = một người bên trong hủ hoá và ô nhiễm

kuhanaṃ upanissito = sống dựa trên sự giả dối

‘‘Khattiyo brāhmaṇo vesso suddo caṇḍālapukkuso = sát đế lỵ, bà la môn, phệ xá, thủ đà, chiên đà la

Āraddhavīriyo pahitatto = Với nỗ lực, quyết tâm

niccaṃ daḷhaparakkamo = luôn kiên trì tu tập

Pappoti paramaṃ suddhiṃ = đạt thanh tịnh cao cả

evaṃ jānāhi brāhmaṇā’’ti = sự thật là vậy hỡi Bà la môn

Theo Sớ Giải thì vị bà la môn nầy muốn đề cao tri kiến về Tam Phệ Đà (Veda) hay thánh kinh của Bà la môn giáo. Thuật ngữ vijjācaraṇasampanno trong kệ ngôn của vị bà la môn có nghĩa là người “sự hiểu biết và thực hành đồng viên mãn” như khái niệm “tri hành hợp nhất” trong Nho gia. Kệ ngôn không phải xưng tán về Đức Phật với hồng danh “minh hạnh túc”.

Sát đế lỵ, bà la môn, phệ xá, thủ đà là bốn giai cấp trong xã hội Ấn. Mặc dù có sự phân biệt giai cấp nhưng cả bốn đều có cuộc sống tương đối độc lập. Riêng những người gọi là chiên đà la mang ý nghĩa là những người nô lệ có thể bị sai sử hay ngược đãi bởi họ là những người “sống bên lề xã hội”.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

7. Suddhikasuttaṃ [Mūla]

193. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho suddhikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho suddhikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike imaṃ gāthaṃ ajjhabhāsi –

‘‘Na brāhmaṇo [nābrāhmaṇo (?)] sujjhati koci, loke sīlavāpi tapokaraṃ;

Vijjācaraṇasampanno, so sujjhati na aññā itarā pajā’’ti.

‘‘Bahumpi palapaṃ jappaṃ, na jaccā hoti brāhmaṇo;

Antokasambu saṅkiliṭṭho, kuhanaṃ upanissito.

‘‘Khattiyo brāhmaṇo vesso, suddo caṇḍālapukkuso;

Āraddhavīriyo pahitatto, niccaṃ daḷhaparakkamo;

Pappoti paramaṃ suddhiṃ, evaṃ jānāhi brāhmaṇā’’ti.

Evaṃ vutte, suddhikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosī’’ti.

7. Suddhikasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

193. Sattame suddhikabhāradvājoti ayampi bhāradvājova, suddhikapañhassa pana pucchitattā saṅgītikārehi evaṃ vutto. Sīlavāpi tapokaranti sīlasampannopi tapokammaṃ karonto. Vijjācaraṇasampannoti ettha vijjāti tayo vedā. Caraṇanti gottacaraṇaṃ. So sujjhati na aññā itarā pajāti so tevijjo brāhmaṇo sujjhati, ayaṃ pana aññā nāmikā pajā na sujjhatīti vadati. Bahumpi palapaṃ jappanti bahumpi palapaṃ jappanto, ‘‘brāhmaṇova sujjhatī’’ti evaṃ vacanasahassampi bhaṇantoti attho. Antokasambūti anto kilesapūtisabhāvena pūtiko. Saṃkiliṭṭhoti kiliṭṭhehi kāyakammādīhi samannāgato. Sattamaṃ.