Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐỐNG XƯƠNG MUÔN KIẾP ĐÃ CAO - Kinh Kiếp Người (Puggalasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐỐNG XƯƠNG MUÔN KIẾP ĐÃ CAO - Kinh Kiếp Người (Puggalasuttaṃ)

, 02/09/2023, 16:41 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 2.9.2023

ĐỐNG XƯƠNG MUÔN KIẾP ĐÃ CAO

Kinh Kiếp Người (Puggalasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương IV. Tương Ưng Vô Thủy – Phẩm Thứ Nhất (S.ii,185)

Có hai cách nhìn về sự luân hồi diệu vợi. Một là dòng thời gian vô cùng tận không thể đo đếm bằng con số. Hai là những gì đã kinh qua trong cuộc tử sanh: có thể là nước mắt vì sinh ly tử biệt; có thể là sữa mẹ đã uống khi mới chào đời; hoặc, như trong bài kinh nầy, là xương tàn bỏ lại sau mỗi kiếp nhân sinh. Nước mắt và sữa mẹ sánh với nước đại dương. Con xương tàn nếu gom lại thì chất cao như núi. Những hình ảnh đó gợi nhắc điều gì về bản chất của kiếp phù sinh? Tất cả cuối cùng đều đi theo định luật vô thường. Có đến thì có đi. Có sanh thì có diệt.

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro...pe... ekapuggalassa, bhikkhave, kappaṃ sandhāvato saṃsarato siyā evaṃ mahā aṭṭhikaṅkalo aṭṭhipuñjo aṭṭhirāsi yathāyaṃ vepullo pabbato, sace saṃhārako assa, sambhatañca na vinasseyya. Taṃ kissa hetu? Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro...pe... alaṃ vimuccitu’’nti.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở núi Gijjhakūta (Linh Thứu), tại Rājagaha (Vương Xá).

Tại đấy Đức Thế Tôn gọi các tỳ khưu: “Nầy chư Tỳ khưu”. Chư tỳ khưu trả lời: “Dạ, bạch Đức Thế Tôn. Rồi Đức Thế Tôn dạy như sau:

-- Nầy chư Tỳ khưu, cuộc trầm luân là vô thủy. Không thể nêu rõ khởi điểm đối với luân hồi sanh tử đối với chúng sanh bị vô minh bao phủ, ái dục buộc ràng.

Nếu xương một người trong vòng luân hồi dài do vô minh bao phủ, ái dục buộc ràng không hư hoại được gom lại thành một khối xương, một đống xương, một núi xương chất cao như núi Vepulla.  Tại sao? Vì cuộc trầm luân là vô thủy. Không thể nêu rõ khởi điểm đối với luân hồi sanh tử đối với chúng sanh bị vô minh bao phủ, ái dục buộc ràng.

Này chư Tỳ khưu, diệu vợi là luân hồi. Các Thầy đã chịu không biết bao nhiêu là khổ đau, hiểm nạn, rồi những mộ phần mỗi lúc nhiều thêm. Đã quá đủ để nhàm chán, quá đủ để buông bỏ, quá đủ để giải thoát khỏi pháp hữu vi.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Ekassekena kappena, puggalassaṭṭhisañcayo;

Siyā pabbatasamo rāsi, iti vuttaṃ mahesinā.

‘‘So kho panāyaṃ akkhāto, vepullo pabbato mahā;

Uttaro gijjhakūṭassa, magadhānaṃ giribbaje.

‘‘Yato ca ariyasaccāni, sammappaññāya passati;

Dukkhaṃ dukkhasamuppādaṃ, dukkhassa ca atikkamaṃ;

Ariyaṃ caṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ, dukkhūpasamagāminaṃ.

‘‘Sa sattakkhattuṃparamaṃ, sandhāvitvāna puggalo;

Dukkhassantakaro hoti, sabbasaṃyojanakkhayā’’ti.

Đức Thế Tôn dạy như vậy. Đấng Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư, huấn thị xonglại nói thêm:

Chỉ riêng một đại kiếp

Gom hết xương một người

Chất cao như hòn núi

Bậc Đại Sĩ nói vậy.

Đống xương thật to lớn

Được sánh Vepulla

Phía bắc Linh Thứu Sơn

Trong rặng Magadha

Ai thấy với chánh trí

(Bốn) sự thật vi diệu

Khổ và nhân sanh khổ

Sự tận diệt khổ đau

Và con đường diệt khổ

Thánh đạo tám chi phần

Người ấy nếu luân hồi

Tối đa là bảy kiếp

Sẽ đoạn mọi thằng thúc

Diệt tận được khổ đau.

Chú Thích

Tên kinh puggala có nghĩa là người. Ở đây dịch thoát là “kiếp người” dựa trên ý kinh nói về thân nhân loại khi chết đi còn lại là mớ xương khô. Nếu gom lại trong thời gian một đại kiếp có thể chất cao như núi.

Núi Vepulla nằm trong rặng Magadha bao bọc quanh Vương Xá như một pháo đài thiên nhiên. Ngọn núi nằm ở phía bắc đồi Linh Thứu. Vepulla được nhắc nhiều trong kinh điển. Đức Phật đã từng nói về ngọn núi nầy trãi qua nhiều thời kỳ của chư Phật quá khứ với chiều kích và tên gọi khác nhau. Có những thời kỳ Vepulla là nơi ẩn cư của chư Phật Độc Giác.

Xương người còn được xem là thiền án để tu tập, đặc biệt là pháp tu tứ niệm xứ. Trong cái nhìn bình thường thì mớ xương tàn là một chung cuộc tẻ nhạt của kiếp nhân sinh. Con người đã sanh ra với bao phấn đấu nhục vinh để rồi cuối cùng còn lại “mớ xương trắng bồ câu”. Không phải một kiếp mà vô ợng kiếp. Không phải một mớ ơng mà nếu gom lại được tất cả thì chất cao như núi. Đó là điều đáng suy gẫm cho bất cứ ai ngụp lặn trong buồn vui thương ghét giữa dòng đời.

Khi phần cuối của kệ ngôn, Đức Phật dạy người thành tụu được tuệ giác nếu còn luân hồi thì tối đa bảy kiếp, cần được hiểu chính xác là chứng thánh trí tu đà huờn, nếu còn sanh lại kiếp người (với xương trắng bỏ lại sau khi chết) thì cũng không quá bảy lần. Bậc nhập lưu chắc chắn sẽ đoạn tận phiền não, giải thoát mọi khổ đau sau nầy.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

10. Puggalasuttaṃ

133. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro...pe... ekapuggalassa, bhikkhave, kappaṃ sandhāvato saṃsarato siyā evaṃ mahā aṭṭhikaṅkalo aṭṭhipuñjo aṭṭhirāsi yathāyaṃ vepullo pabbato, sace saṃhārako assa, sambhatañca na vinasseyya. Taṃ kissa hetu? Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro...pe... alaṃ vimuccitu’’nti.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Ekassekena kappena, puggalassaṭṭhisañcayo;

Siyā pabbatasamo rāsi, iti vuttaṃ mahesinā.

‘‘So kho panāyaṃ akkhāto, vepullo pabbato mahā;

Uttaro gijjhakūṭassa, magadhānaṃ giribbaje.

‘‘Yato ca ariyasaccāni, sammappaññāya passati;

Dukkhaṃ dukkhasamuppādaṃ, dukkhassa ca atikkamaṃ;

Ariyaṃ caṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ, dukkhūpasamagāminaṃ.

‘‘Sa sattakkhattuṃparamaṃ, sandhāvitvāna puggalo;

Dukkhassantakaro hoti, sabbasaṃyojanakkhayā’’ti.

10. Puggalasuttavaṇṇanā

133. Dasame aṭṭhikaṅkalotiādīni tīṇipi rāsivevacanāneva. Imesaṃ pana sattānaṃ saaṭṭhikālato anaṭṭhikālova bahutaro. Gaṇḍuppādakādipāṇabhūtānañhi etesaṃ aṭṭhimeva natthi, macchakacchapādibhūtānaṃ pana aṭṭhimeva bahutaraṃ, tasmā anaṭṭhikālañca bahuaṭṭhikālañca aggahetvā samaṭṭhikālova gahetabbo. Uttaro gijjhakūṭassāti gijjhakūṭassa uttarapasse ṭhito. Magadhānaṃ giribbajeti magadharaṭṭhassa giribbaje, giriparikkhepe ṭhitoti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti. Dasamaṃ.