- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 10.7.2021
KHÔNG PHẢI TẶNG VẬT NÀO CŨNG GIỐNG NHAU
Kinh Cho Gì (Kiṃdadasuttaṃ)
CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY (S.i,32)
Bố thí hay ban tặng là một thiện hạnh tác thành quả lành trong cuộc tử sanh mà cũng có hiệu năng dẫn tới thành tựu pháp xuất thế. Một số đông quan niệm trong sự bố thí quan trọng nhất là tâm thí hay đối tượng nhận. Kỳ thật thì vật thí cũng quan trọng. Câu trả lời của Đức Phật trong bài kinh nầy dựa vào câu hỏi của vị thiên. Qua những gì Đức Phật dạy cho thấy tài thí và pháp thí có quả báu khác biệt. Ngay cả trong tài thí thì những loại tài thí khác biệt cũng cho quả không giống nhau. Ở đây cũng nên nói thêm là trong giáo lý nghiệp báo không phải “cho hoa thì sẽ nhận lại hoa, cho đậu nhận lại đậu” theo cách hiểu nghĩa đen mà “cho thực phẩm là cho sức mạnh, cho y phục là cho dung sắc” … từ đó quả dị thục có khác. Đây là điểm tế nhị cần hiểu giáo lý nhân quả. Câu Phật ngôn:” Ai dạy Chánh Pháp Là cho Đạo Bất Tử” mang ý nghĩa to lớn đối với sự tu tập và hoằng truyền giáo pháp.
Evaṃ me sutaṃ :
Như vầy tôi nghe.
ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi một vị Thiên, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :
Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
''Kiṃdado balado hoti, kiṃdado hoti vaṇṇado.
Kiṃdado sukhado hoti, kiṃdado hoti cakkhudo.
Ko ca sabbadado hoti, taṃ me akkhāhi pucchitoti..
''Cho gì là cho lực?
Cho gì là cho sắc?
Cho gì là cho lạc?
Cho gì là cho mắt?
Cho gì cho tất cả?
Xin đáp điều con hỏi?
Bản hiệu đính:
Cho gì là cho sức lực?
Cho gì là cho dung sắc?
Cho gì là cho an vui?
Cho gì là cho mắt sáng?
Cho gì là cho tất cả?
Xin giải những điều con hỏi.
(Thế Tôn):
''Annado balado hoti, vatthado hoti vaṇṇado.
Yānado sukhado hoti, dīpado hoti cakkhudo..
''So ca sabbadado hoti, yo dadāti upassayaṃ.
Amataṃ dado ca so hoti, yo dhammamanusāsatīti..
''Cho ăn là cho lực,
Cho mặc là cho sắc,
Cho xe là cho lạc,
Cho đèn là cho mắt.
''Ai cho chỗ trú xứ,
Vị ấy cho tất cả,
Ai giảng dạy Chánh pháp,
Vị ấy cho bất tử.
Bản hiệu đính:
Cho thực phẩm là cho sức lực,
Cho y phục là cho dung sắc,
Cho xe (thuyền) là cho an vui,
Cho đèn đuốc là cho mắt sáng,
Cho chỗ ở là cho tất cả,
Ai dạy chánh pháp Là cho Đạo Bất Tử.
Annado balado hoti: Cho thực phẩm là cho sức lực
vatthado hoti vaṇṇad: Cho y phục là cho dung sắc
Yānado sukhado hoti: Cho xe (thuyền) là cho an vui
dīpado hoti cakkhudo: Cho đèn đuốc là cho mắt sáng
So ca sabbadado hoti yo dadāti upassayaṁ: Cho chỗ ở là cho tất cả
Amataṁ dado ca so hoti yo dhammamanusāsatī”ti: Ai dạy chánh pháp Là cho Đạo Bất Tử
Bố thí chỗ cư trú được xem là cho tất cả vì chỗ ở liên quan mật thiết mọi phương diện của cuộc sống.
Amata – pháp bất tử - chỉ cho Niết bàn.
Sớ giải cũng nhắc câu Phật ngôn: Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti – Pháp thí thù thắng nhất trong tất cả sự bố thí.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
2. Kiṃdadasuttaṃ [Mūla]
42. ''Kiṃdado balado hoti, kiṃdado hoti vaṇṇado.
Kiṃdado sukhado hoti, kiṃdado hoti cakkhudo.
Ko ca sabbadado hoti, taṃ me akkhāhi pucchitoti..
''Annado balado hoti, vatthado hoti vaṇṇado.
Yānado sukhado hoti, dīpado hoti cakkhudo..
''So ca sabbadado hoti, yo dadāti upassayaṃ.
Amataṃ dado ca so hoti, yo dhammamanusāsatīti..
2. Kiṃdadasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
42. Dutiye annadoti yasmā atibalavāpi dve tīṇi bhattāni abhutvā uṭṭhātuṃ na sakkoti, bhutvā pana dubbalopi hutvā balasampanno hoti, tasmā ‘‘annado balado’’ti āha. Vatthadoti yasmā surūpopi duccoḷo vā acoḷo vā virūpo hoti ohīḷito duddasiko, vatthacchanno devaputto viya sobhati, tasmā ‘‘vatthado hoti vaṇṇado’’ti āha. Yānadoti hatthiyānādīnaṃ dāyako. Tesu pana –
‘‘Na hatthiyānaṃ samaṇassa kappati,
Na assayānaṃ, na rathena yātuṃ;
Idañca yānaṃ samaṇassa kappati,
Upāhanā rakkhato sīlakhandha’’nti.
Tasmā chattupāhanakattarayaṭṭhimañcapīṭhānaṃ dāyako, yo ca maggaṃ sodheti, nisseṇiṃ karoti, setuṃ karoti, nāvaṃ paṭiyādeti, sabbopi yānadova hoti. Sukhado hotīti yānassa sukhāvahanato sukhado nāma hoti. Cakkhudoti andhakāre cakkhumantānampi rūpadassanābhāvato dīpado cakkhudo nāma hoti, anuruddhatthero viya dibbacakkhu sampadampi labhati.
Sabbadado hotīti sabbesaṃyeva balādīnaṃ dāyako hoti. Dve tayo gāme piṇḍāya caritvā kiñci aladdhā āgatassāpi sītalāya pokkharaṇiyā nhāyitvā patissayaṃ pavisitvā muhuttaṃ mañce nipajjitvā uṭṭhāya nisinnassa hi kāye balaṃ āharitvā pakkhittaṃ viya hoti. Bahi vicarantassa ca kāye vaṇṇāyatanaṃ vātātapehi jhāyati, patissayaṃ pavisitvā dvāraṃ pidhāya muhuttaṃ nipannassa ca visabhāgasantati vūpasammati, sabhāgasantati okkamati, vaṇṇāyatanaṃ āharitvā pakkhittaṃ viya hoti. Bahi vicarantassa pāde kaṇṭako vijjhati, khāṇu paharati, sarīsapādiparissayo ceva corabhayañca uppajjati, patissayaṃ pavisitvā dvāraṃ pidhāya nipannassa sabbete parissayā na honti, dhammaṃ sajjhāyantassa dhammapītisukhaṃ, kammaṭṭhānaṃ manasikarontassa upasamasukhaṃ uppajjati. Tathā bahi vicarantassa ca sedā muccanti, akkhīni phandanti, senāsanaṃ pavisanakkhaṇe kūpe otiṇṇo viya hoti, mañcapīṭhādīni na paññāyanti. Muhuttaṃ nisinnassa pana akkhipasādo āharitvā pakkhitto viya hoti, dvārakavāṭavātapānamañcapīṭhādīni paññāyanti. Tena vuttaṃ – ‘‘so ca sabbadado hoti, yo dadāti upassaya’’nti.
Amataṃdado ca so hotīti paṇītabhojanassa pattaṃ pūrento viya amaraṇadānaṃ nāma deti. Yo dhammamanusāsatīti yo dhammaṃ anusāsati, aṭṭhakathaṃ katheti, pāḷiṃ vāceti, pucchitapañhaṃ vissajjeti, kammaṭṭhānaṃ ācikkhati, dhammassavanaṃ karoti, sabbopesa dhammaṃ anusāsati nāma. Sabbadānānañca idaṃ dhammadānameva agganti veditabbaṃ. Vuttampi cetaṃ –
‘‘Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti,
Sabbarasaṃ dhammaraso jināti;
Sabbaratiṃ dhammarati jināti,
Taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jinātī’’ti. (dha. pa. 354); Dutiyaṃ;