KHI PHẬT NÓI VỀ THƠ _ Kinh Thi Sĩ (Kaviyasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM GIÀ (S.i,36) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 18.8.2021

KHI PHẬT NÓI VỀ THƠ _ Kinh Thi Sĩ (Kaviyasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM GIÀ (S.i,36) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 18.8.2021

Wednesday, 18/08/2021, 15:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.8.2021


KHI PHẬT NÓI VỀ THƠ

Kinh Thi Sĩ (Kaviyasuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM GIÀ) (S.i,36)

Thi ca là cảnh giới thân quen nhưng lại khó định nghĩa trong văn hoá nhân loại. Đôi khi chỉ hai câu lục bát mà chuyên chở cả câu chuyện. Không cần một phiên khúc dài nhưng đủ nhạc tính đi vào lòng người. Chẳng có ma thuật nhưng thơ đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Trong văn hoá Ấn, tất nhiên kể cả văn hoá Phật giáo, thi ca có một vị thế đặc biệt. Kinh Veda chứa đựng nhiều bản thánh thi truyền đời. Khó có một nghi lễ nào của Ấn giáo thiếu những gathā (ca vịnh).

Bài kinh nầy là một trong số những bài kinh rất hiếm hoi trong kinh điển ghi lại những câu hỏi thoạt nghe dường như nằm ngoài đạo lý giác ngộ giải thoát của Phật Pháp. Đức Phật không từ chối trả lời mà đáp lại từng câu từng chữ. Cõi thơ thường mênh mang nhưng lời Phật dạy thì tinh xác rõ ràng. Cảm nhận về thơ là cái gì đại đồng của nhân loại nhưng không vì thế mà không có dị biệt.

Không phải những cái thi thiết không có khuôn phép. Hiểu được bản chất của cả chơn đế lẫn tục đế những bậc giải thoát xuất nhập tự tại dù trong sự an trú nội tại hay phương tiện hoằng hoá độ sanh.

 
[Vị Thiên] [Đức Phật]

‘‘Kiṃsu nidānaṃ gāthānaṃ,

kiṃsu tāsaṃ viyañjanaṃ;

Kiṃsu sannissitā gāthā,

kiṃsu gāthānamāsayo’’ti.

Vật gì nhân kệ tụng?

Vật gì làm tự cú?

Vật gì kệ y cứ?

Vật gì kệ an trú?

Chando nidānaṃ gāthānaṃ,

akkharā tāsaṃ viyañjanaṃ;

Nāmasannissitā gāthā,

kavi gāthānamāsayo’’ti.

Âm vận nhân kệ tụng,

Văn tự làm tự cú,

Kệ ý cứ đề danh,

Kệ an trú thi nhân.

Bản hiệu đính:

Cái gì là nguồn thơ?

Cái gì là thể thơ?

Cái gì là ý thơ?

Cái gì sống trong thơ?

Âm vận là nguồn thơ,

Âm tiết thể thơ,

Tựa đề là ý thơ,

Người thơ sống trong thơ.

Dưới đây là hai bản dịch để tham khảo

Bản dịch Anh ngữ của Ngài Bodhi:

201. “What is the scaffolding of verses?

What constitutes their phrasing?

On what base do verses rest?

What is the abode of verses?”

202. “Metre is the scaffolding of verses;

Syllables constitute their phrasing;

Verses rest on a base of names;

The poet is the abode of verses.”

Bản dịch Hán ngữ Pāli Tạng:

什麼是偈頌的起源?

什麼構成它們的文句?

偈頌基於什麼?

什麼是偈頌的棲處?

(Thập ma thị kệ tụng đích khởi nguyên?

Thập ma cấu thành tha môn đích văn cú?

Kệ tụng cơ ư thập ma?

Thập ma thị kệ tụng đích thê xứ?)

韻律是偈頌的因緣,

音節構成它們的文句,

偈頌基於名,

詩人是偈頌的棲處

(Vận luật thị kệ tụng đích nhân duyên,

Âm tiết cấu thành tha môn đích văn cú,

Kệ tụng cơ ư danh,

thi nhân thị kệ tụng đích thê xứ).

 

 

chando = âm vận

nidānaṃ = do duyên, nguồn gốc, khởi sự

gāthā = vần thơ, ca vịnh,

akkharā = âm tiết (syllable)

viyañjanaṃ = văn cú, thể loại, ngữ cảnh

nāmasannissitā = y cứ trên tựa đề, dựa trên tên (bài thơ)

kavi = thi nhân

Gāthānamāsayo = Gāthā + āna + amu + āsayo = sống trong cõi thơ

- Âm vận khơi nguồn cho thi ca bởi vì đó là bước đầu tách biệt giữa văn xuôi và văn vần. Thi nhân nương theo âm vận mà bước vào cõi thơ.

- Âm tiết thạo thành thể thơ như trong văn hoá Việt nói về thơ ngũ ngôn, thơ lục bát, thơ song thất lục bát…

- Tựa đề nói lên ý thơ (hay tứ thơ). Với ngôn từ kiệm lời, ý tứ hàm xúc và những luyến láy trong âm vận đôi khi chỉ còn cách đọc tựa đề mới liên tưởng được ý chính của bài thơ.

- Thi nhân sống trong thơ bởi vì phải bơi lội, hít thở trong cõi thơ thì mới có thể cảm nhận sâu sắc nhạc tính của vần điệu, ý tưởng của ngôn từ và sự độc đáo của một bài thơ hay.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

10. Kavisuttaṃ [Mūla]

60. ‘‘Kiṃsu nidānaṃ gāthānaṃ, kiṃsu tāsaṃ viyañjanaṃ;

Kiṃsu sannissitā gāthā, kiṃsu gāthānamāsayo’’ti.

‘‘Chando nidānaṃ gāthānaṃ, akkharā tāsaṃ viyañjanaṃ;

Nāmasannissitā gāthā, kavi gāthānamāsayo’’ti.

10. Kavisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

60. Dasame chando nidānanti gāyattiādiko chando gāthānaṃ nidānaṃ. Pubbapaṭṭhāpanagāthā ārabhanto hi ‘‘kataracchandena hotū’’ti ārabhati. Viyañjananti jananaṃ. Akkharaṃ hi padaṃ janeti, padaṃ gāthaṃ janeti, gāthā atthaṃ pakāsetīti. Nāmasannissitāti samuddādipaṇṇattinissitā. Gāthā ārabhanto hi samuddaṃ vā pathaviṃ vā yaṃ kiñci nāmaṃ nissayitvāva ārabhati. Āsayoti patiṭṭhā. Kavito hi gāthā pavattanti. So tāsaṃ patiṭṭhā hotīti. Dasamaṃ.