KEO KIỆT KHÔNG VÔ HẠI NHƯ NGƯỜI TA NGHĨ _ Kinh Xan Tham (Maccharisuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY (S.i,34) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 31.7.2021

KEO KIỆT KHÔNG VÔ HẠI NHƯ NGƯỜI TA NGHĨ _ Kinh Xan Tham (Maccharisuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY (S.i,34) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 31.7.2021

, 31/07/2021, 14:44 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 31.7.2021


KEO KIỆT KHÔNG VÔ HẠI NHƯ NGƯỜI TA NGHĨ

Kinh Xan Tham (Maccharisuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY) (S.i,34)

Đối với nhiều người sự keo kiệt, hà tiện đơn giản là lối sống tiện tặn không lợi cho người khác nhưng xem ra như vô hại. Thực tế thì người keo kiết thường không bố thí mà hay ngăn người khác bố thí. Để làm điều nầy người keo kiệt thường gièm pha và huỷ báng hay nói xấu để ngăn sự phát tâm bố thí. Chính sở hành nầy khiến cuộc sống hiện tại gặp nhiều điều bất như ý và đời sau sanh vào cảnh khổ. Bài kinh nầy ghi lại lời hỏi Pháp của vị thiên và câu trả lời của Đức Phật. Sau khi hỏi về nhân quả của người keo kiết thì vị thiên cũng hỏi về quả dị thục của người hào sảng bố thí. Tâm lành, nghiệp lành tất nhiên tạo quả lành.

(Vị Thiên):

''Yedha maccharino loke, kadariyā paribhāsakā.

Aññesaṃ dadamānānaṃ, antarāyakarā narā..

''Kīdiso tesaṃ vipāko, samparāyo ca kīdiso.

Bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma, kathaṃ jānemu taṃ mayanti..

''Ở đời kẻ xan tham,

Keo kiết hay khước từ,

Tạo nên những chướng ngại,

Ngăn kẻ khác bố thí,

Ðời này và đời sau,

Quả báo họ là gì?

Chúng con đến tại đây,

Chính muốn hỏi Thế Tôn,

Chúng con muốn được biết,

Thế Tôn đáp thế nào?

Bản hiệu đính:

''Kẻ keo kiết trên đời,

Thường bủn xỉn, mạ lỵ,

Tạo nên những ngăn ngại,

Khi người khác bố thí,

Quả báo sẽ là gì?

Kiếp tương lai ra sao?

Chúng con đến hỏi Phật,

Mong hiểu rõ vấn đề.

(Thế Tôn):

''Yedha maccharino loke, kadariyā paribhāsakā.

Aññesaṃ dadamānānaṃ, antarāyakarā narā..

''Nirayaṃ tiracchānayoniṃ, yamalokaṃ upapajjare.

Sace enti manussattaṃ, dalidde jāyare kule..

''Coḷaṃ piṇḍo ratī khiḍḍā, yattha kicchena labbhati.

Parato āsīsare [āsiṃsare (sī. syā. kaṃ. pī.)] bālā, tampi tesaṃ na labbhati.

Diṭṭhe dhammesa vipāko, samparāye [samparāyo (syā. kaṃ. pī.)] ca duggatīti..

''Itihetaṃ vijānāma, aññaṃ pucchāma gotama.

Yedha laddhā manussattaṃ, vadaññū vītamaccharā..

''Ở đời kẻ xan tham,

Keo kiết hay khước từ,

Tạo nên những chướng ngại,

Ngăn kẻ khác bố thí,

Bị tái sanh địa ngục,

Bàng sanh, Dạ-ma giới.

''Nếu được sanh làm người,

Sanh gia đình nghèo khó,

Y, thực, dục, hỷ lạc,

Họ được rất khó khăn.

''Ðiều kẻ ngu ước vọng,

Họ không thâu hoạch được,

Quả hiện tại là vậy,

Ðời sau sanh ác thú.

Bản hiệu đính:

''Kẻ keo kiết trên đời

Thường bủn xỉn, mạ lỵ

Tạo nên những ngăn ngại

Khi người khác bố thí

Quả báo ở đời nầy:

Mong ước ở người khác,

Khó có được như ý,

Đời sau sanh khổ cảnh,

Hoặc cầm thú bàng sanh,

Địa ngục của Diêm vương,

Nếu sanh lại làm người,

Sanh vào nhà đói khó,

Y phục, và thực phẩm,

Thú tiêu khiển, hỷ lạc,

Có được rất khó khăn.

(Vị Thiên):

''Buddhe pasannā dhamme ca, saṅghe ca tibbagāravā.

Kīdiso tesaṃ vipāko, samparāyo ca kīdiso.

Bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma, kathaṃ jānemu taṃ mayanti..

''Yedha laddhā manussattaṃ, vadaññū vītamaccharā.

Buddhe pasannā dhamme ca, saṅghe ca tibbagāravā.

Ete saggā [sagge (sī. syā. kaṃ.)] pakāsanti, yattha te upapajjare..

''Nhờ những điều Ngài nói,

Chúng con được hiểu vậy,

Tôn giả Gotama,

Con xin hỏi câu khác.

Ở đây được thân người,

Từ tốn không xan tham,

Tin Phật và Chánh pháp,

Cùng tôn trọng chúng Tăng,

Ðời này và đời sau,

Quả báo họ là gì?

Chúng con đến tại đây,

Chính muốn hỏi Thế Tôn,

Chúng con muốn được biết,

Thế Tôn đáp thế nào?

Bản hiệu đính:

''Con hiểu lời Phật dạy,

Xin được hỏi câu khác,

Ai ở đây làm người,

Tử tế và hào sảng,

Tịnh tín Phật và giáo Pháp

Luôn kính trọng chư Tăng.

Quả báo sẽ là gì?

Kiếp tương lai ra sao?

Chúng con đến hỏi Phật

Mong hiểu rõ vấn đề.

(Thế Tôn):

''Sace enti manussattaṃ, aḍḍhe ājāyare kule.

Coḷaṃ piṇḍo ratī khiḍḍā, yatthākicchena labbhati..

''Parasambhatesu bhogesu, vasavattīva modare.

Diṭṭhe dhammesa vipāko, samparāye ca suggatīti..

''Ở đây được thân người,

Từ tốn không xan tham,

Tin Phật và Chánh pháp,

Cùng tôn trọng chúng Tăng,

Họ chói sáng chư Thiên,

Tại đấy họ tái sanh.

''Nếu họ sanh làm người,

Họ sanh nhà phú gia,

Y, thực, dục, hỷ lạc,

Họ được không khó khăn,

Như các Tự tại thiên,

Hân hoan được thọ hưởng,

Giữa vật dụng tài sản,

Ðược người khác quy tụ,

Quả hiện tại là vậy,

Ðời sau sanh Thiên giới.

Bản hiệu đính:

''Ai ở đây làm người,

Tử tế và hào sảng,

Tịnh tín Phật và giáo Pháp,

Luôn kính trọng chư Tăng,

Quả báo ở đời nầy:

Mong ước ở người khác,

Được thành tựu như ý,

Như Tha Hoá Tự Tại,

Đời sau sanh lạc cảnh,

Chói sáng giữa chư thiên,

Khi sanh lại làm người,

Sanh vào nhà phú túc,

Y phục, và thực phẩm,

Thú tiêu khiển, hỷ lạc,

Có được thật dễ dàng.

kadariya: keo kiết, bần tiện

paribhāsaka: người nói xấu, dèm pha người khác

antarāyakarā: ngăn cản, tạo chướng duyên (khi người khác bố thí)

Yamaloka: Dạ ma giới, Diêm giới. Chỉ cho cõi địa ngục cai trị bởi Diêm chúa (Yama) khác biệt với cõi trời Dạ Ma là một trong sáu cõi trời Dục giới.

Theo Sớ giải thì người hào sảng bố thí trong đời hiện tại giống như chư thiên cõi trời Paranimmitavasavattī (Tha Hoá Tự Tại) nơi mà những vị thiên mang lại hạnh phúc cho nhau. Điều nầy tương phản với hình ảnh người bần tiện thì khó được hạnh phúc từ sự mong mõi ở người khác.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

9. Maccharisuttaṃ [Mūla]

49. ''Yedha maccharino loke, kadariyā paribhāsakā.

Aññesaṃ dadamānānaṃ, antarāyakarā narā..

''Kīdiso tesaṃ vipāko, samparāyo ca kīdiso.

Bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma, kathaṃ jānemu taṃ mayanti..

''Yedha maccharino loke, kadariyā paribhāsakā.

Aññesaṃ dadamānānaṃ, antarāyakarā narā..

''Nirayaṃ tiracchānayoniṃ, yamalokaṃ upapajjare.

Sace enti manussattaṃ, dalidde jāyare kule..

''Coḷaṃ piṇḍo ratī khiḍḍā, yattha kicchena labbhati.

Parato āsīsare [āsiṃsare (sī. syā. kaṃ. pī.)] bālā, tampi tesaṃ na labbhati.

Diṭṭhe dhammesa vipāko, samparāye [samparāyo (syā. kaṃ. pī.)] ca duggatīti..

''Itihetaṃ vijānāma, aññaṃ pucchāma gotama.

Yedha laddhā manussattaṃ, vadaññū vītamaccharā..

''Buddhe pasannā dhamme ca, saṅghe ca tibbagāravā.

Kīdiso tesaṃ vipāko, samparāyo ca kīdiso.

Bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma, kathaṃ jānemu taṃ mayanti..

''Yedha laddhā manussattaṃ, vadaññū vītamaccharā.

Buddhe pasannā dhamme ca, saṅghe ca tibbagāravā.

Ete saggā [sagge (sī. syā. kaṃ.)] pakāsanti, yattha te upapajjare..

''Sace enti manussattaṃ, aḍḍhe ājāyare kule.

Coḷaṃ piṇḍo ratī khiḍḍā, yatthākicchena labbhati..

''Parasambhatesu bhogesu, vasavattīva modare.

Diṭṭhe dhammesa vipāko, samparāye ca suggatīti..

9. Maccharisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

49. Navame maccharinoti maccherena samannāgatā. Ekacco hi attano vasanaṭṭhāne bhikkhuṃ hatthaṃ pasāretvāpi na vandati, aññattha gato vihāraṃ pavisitvā sakkaccaṃ vanditvā madhurapaṭisanthāraṃ karoti – ‘‘bhante, amhākaṃ vasanaṭṭhānaṃ nāgacchatha, sampanno padeso, paṭibalā mayaṃ ayyānaṃ yāgubhattādīhi upaṭṭhānaṃ kātu’’nti. Bhikkhū ‘‘saddho ayaṃ upāsako’’ti yāgubhattādīhi saṅgaṇhanti. Atheko thero tassa gāmaṃ gantvā piṇḍāya carati. So taṃ disvā aññena vā gacchati, gharaṃ vā pavisati. Sacepi sammukhībhāvaṃ āgacchati, hatthena vanditvā – ‘‘ayyassa bhikkhaṃ detha, ahaṃ ekena kammena gacchāmī’’ti pakkamati. Thero sakalagāmaṃ caritvā tucchapattova nikkhamati. Idaṃ tāva mudumacchariyaṃ nāma, yena samannāgato adāyakopi dāyako viya paññāyati. Idha pana thaddhamacchariyaṃ adhippetaṃ, yena samannāgato bhikkhūsu piṇḍāya paviṭṭhesu, ‘‘therā ṭhitā’’ti vutte, ‘‘kiṃ mayhaṃ pādā rujjantī’’tiādīni vatvā silāthambho viya khāṇuko viya ca thaddho hutvā tiṭṭhati, sāmīcimpi na karoti. Kadariyāti idaṃ maccharinoti padasseva vevacanaṃ. Mudukampi hi macchariyaṃ ‘‘macchariya’’nteva vuccati, thaddhaṃ pana kadariyaṃ nāma. Paribhāsakāti bhikkhū gharadvāre ṭhite disvā, ‘‘kiṃ tumhe kasitvā āgatā, vapitvā, lāyitvā? Mayaṃ attanopi na labhāma, kuto tumhākaṃ, sīghaṃ nikkhamathā’’tiādīhi saṃtajjakā. Antarāyakarāti dāyakassa saggantarāyo, paṭiggāhakānaṃ lābhantarāyo, attano upaghātoti imesaṃ antarāyānaṃ kārakā.

Samparāyoti paraloko. Ratīti pañcakāmaguṇarati. Khiḍḍāti kāyikakhiḍḍādikā tividhā khiḍḍā. Diṭṭhe dhammesa vipākoti tasmiṃ nibbattabhavane diṭṭhe dhamme esa vipāko. Samparāye ca duggatīti ‘‘yamalokaṃ upapajjare’’ti vutte samparāye ca duggati.

Vadaññūti bhikkhū gharadvāre ṭhitā kiñcāpi tuṇhīva honti, atthato pana – ‘‘bhikkhaṃ dethā’’ti vadanti nāma. Tatra ye ‘‘mayaṃ pacāma, ime pana na pacanti, pacamāne patvā alabhantā kuhiṃ labhissantī’’ti? Deyyadhammaṃ saṃvibhajanti, te vadaññū nāma. Pakāsantīti vimānappabhāya jotanti. Parasambhatesūti parehi sampiṇḍitesu. Samparāye ca suggatīti, ‘‘ete saggā’’ti evaṃ vuttasamparāye sugati. Ubhinnampi vā etesaṃ tato cavitvā puna samparāyepi duggatisugatiyeva hotīti. Navamaṃ.