BIẾT VUI HAY KHỔ? _ Kinh Vui Thích (Nandatisuttaṃ) _ CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM VƯỜN HOAN HỶ (S.i,6) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 25.4.2021

BIẾT VUI HAY KHỔ? _ Kinh Vui Thích (Nandatisuttaṃ) _ CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM VƯỜN HOAN HỶ (S.i,6) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 25.4.2021

Sunday, 25/04/2021, 19:45 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.4.2021

BIẾT VUI HAY KHỔ?

Kinh Vui Thích (Nandatisuttaṃ)

CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM VƯỜN HOAN HỶ (S.i,6)

Một trong những đặc điểm của vô minh là sự không nhận ra cái khổ trong điều mà mình nghĩ là vui. Bài kinh nầy ghi lại cái nhìn của một vị thiên vốn tin là những gì thủ đắc khiến chúng sanh hạnh phúc. Bậc Đại Giác đã trả lời với kệ ngôn ngắn gọn mà trong đó Ngài dạy rằng chính những thủ đắc đó mang lại bao nhiêu khổ đau hệ luỵ. Ngay cả một người hiểu được điều nầy qua lý trí nhưng nếu không tu tập thật sự vẫn bị cuốn hút vào sự ma mị của tư duy “đây là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi”

Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Nandati puttehi puttimā,

Cha đối con vui thích ,

Gomā [gomiko (sī. syā. kaṃ. pī.)] gohi tatheva nandati.

Chủ với bò vui thích,

Upadhīhi narassa nandanā,

Người sanh y, vui thích ,

Na hi so nandati yo nirūpadhīti..

Không sanh y, không vui.

Bản dịch hiệu đính:

Có con vui vì con

Có bò vui vì bò

Có được vui vì được

Không chi, có gì vui?

(Thế Tôn):

''Socati puttehi puttimā,

Cha đối con sầu muộn ,

Gomā gohi tatheva socati.

Chủ với bò sầu muộn,

Upadhīhi narassa socanā,

Người sanh y, sầu muộn,

Na hi so socati yo nirūpadhīti..

Không sanh y, không sầu.

Bản dịch hiệu đính:

Có con khổ vì con

Có bò khổ vì bò

Sanh sự thời sự sanh

Không có thì không khổ

Nandati: vui thích 

Socati: sầu muộn

Upadhīhi: sanh y / nirūpadhī: không sanh y

Upadhi là một thuật ngữ rất khó dịch. Bản chữ Hán cổ xưa dịch là sanh y, thủ đắc. Phạn ngữ Upadhi gồm hai phần kết hợp: upa + dhā có nghĩa là tựa vào, gối đầu chỉ cho nền tảng của sự hiện hữu. Trong Phật học thì upadhi mang cả hai ý nghĩa chủ thể và khách thể. Trong ý nghĩa khách thể thì upadhi có nghĩa là những gì truy cầu, thủ đắc, hay “lẽ sống”.

Trong ý nghĩa chủ thể có nghĩa là bám víu, tựa vào, hay chấp thủ. Có 4 sanh y:

(i) Dục sanh y - kāmūpadhi - sự chấp thủ hay bám víu vào cảnh của thị dục.

(ii) Uẩn sanh y - khandhūpadhi, sự chấp thủ vào năm uẩn như là sự tồn tại của bản ngã.

(iii) Phiền não sanh y - kilesūpadhi, sự chấp thủ vào cảnh phiền não như cách thoả mãn bản năng.

(iv) Sở hành sanh y - abhisaṅkhārūpadhi - là sự tạo tác của nghiệp tạo nên thức tái sanh và quả đời sau. Đây là điều kiện tái tạo của kiếp luân hồi.

Theo Sớ Giải thì Upadhi trong bài kệ do vị thiên nói chỉ cho dục sanh y trong khi chữ nirupadhi trong bài kệ do Đức Phật dạy chỉ cho quả vị A la hán hoàn toàn giải thoát.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

 

2. Nandatisuttaṃ [Mūla]

12. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

''Nandati puttehi puttimā,

Gomā [gomiko (sī. syā. kaṃ. pī.)] gohi tatheva nandati.

Upadhīhi narassa nandanā,

Na hi so nandati yo nirūpadhīti..

''Socati puttehi puttimā,

Gomā gohi tatheva socati.

Upadhīhi narassa socanā,

Na hi so socati yo nirūpadhīti..

2. Nandatisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

12. Dutiye nandatīti tussati attamano hoti. Puttimāti bahuputto. Tassa hi ekacce puttā kasikammaṃ katvā dhaññassa koṭṭhe pūrenti, ekacce vaṇijjaṃ katvā hiraññasuvaṇṇaṃ āharanti, ekacce rājānaṃ upaṭṭhahitvā yānavāhanagāmanigamādīni labhanti. Atha tesaṃ ānubhāvasaṅkhātaṃ siriṃ anubhavamānā mātā vā pitā vā nandati. Chaṇadivasādīsu vā maṇḍitapasādhite putte sampattiṃ anubhavamāne disvā nandatīti, ‘‘nandati puttehi puttimā’’ti āha. Gohi tathevāti yathā puttimā puttehi, tathā gosāmikopi sampannaṃ gomaṇḍalaṃ disvā gāvo nissāya gorasasampattiṃ anubhavamāno gohi nandati. Upadhī hi narassa nandanāti, ettha upadhīti cattāro upadhī – kāmūpadhi, khandhūpadhi, kilesūpadhi, abhisaṅkhārūpadhīti. Kāmāpi hi ‘‘yaṃ pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ, ayaṃ kāmānaṃ assādo’’ti (ma. ni. 1.166) evaṃ vuttassa sukhassa adhiṭṭhānabhāvato ‘‘upadhiyati ettha sukha’’nti iminā vacanatthena upadhīti vuccati. Khandhāpi khandhamūlakassa dukkhassa adhiṭṭhānabhāvato, kilesāpi apāyadukkhassa adhiṭṭhānabhāvato, abhisaṅkhārāpi bhavadukkhassa adhiṭṭhānabhāvatoti. Idha pana kāmūpadhi adhippeto. Pañca hi kāmaguṇā tebhūmikādipāsāda-uḷārasayana-vatthālaṅkāra-nāṭakaparivārādivasena -paccupaṭṭhitā pītisomanassaṃ upasaṃharamānā naraṃ nandayanti. Tasmā yathā puttā ca gāvo ca, evaṃ imepi upadhī hi narassa nandanāti veditabbā. Na hi so nandati yo nirūpadhīti yo kāmaguṇasampattirahito daliddo dullabhaghāsacchādano, na hi so nandati. Evarūpo manussapeto ca manussanerayiko ca kiṃ nandissati bhagavāti āha.

Idaṃ sutvā satthā cintesi – ‘‘ayaṃ devatā sokavatthumeva nandavatthuṃ karoti, sokavatthubhāvamassā dīpessāmī’’ti phalena phalaṃ pātento viya tāyeva upamāya tassā vādaṃ bhindanto tameva gāthaṃ parivattetvā socatīti āha. Tattha socati puttehīti videsagamanādivasena puttesu naṭṭhesupi nassantesupi idāni nassissantīti nāsasaṅkīpi socati, tathā matesupi marantesupi corehi rājapurisehi gahitesu vā paccatthikānaṃ hatthaṃ upagatesu vā maraṇasaṅkīpi hutvā socati. Rukkhapabbatādīhi patitvā hatthapādādīnaṃ bhedavasena bhinnesupi bhijjantesupi bhedasaṅkīpi hutvā socati. Yathā ca puttehi puttimā, gosāmikopi tatheva navahākārehi gohi socati. Upadhī hi narassa socanāti yathā ca puttagāvo, evaṃ pañca kāmaguṇopadhīpi –

‘‘Tassa ce kāmayānassa, chandajātassa jantuno;

Te kāmā parihāyanti, sallaviddhova ruppatī’’ti. (su. ni. 773) –

Vuttanayena naraṃ socanti. Tasmā narassa socanā sokavatthukamevāti veditabbā. Na hi so socati, yo nirūpadhīti yassa pana catubbidhāpete upadhiyo natthi, so nirupadhi mahākhīṇāsavo kiṃ socissati, na socati devateti.

Nandatisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.