BÍ QUYẾT SỐNG AN LẠC _ Kinh Rừng Núi (Araññasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU (S.i,5) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA  _ Bài học ngày 23.4.2021

BÍ QUYẾT SỐNG AN LẠC _ Kinh Rừng Núi (Araññasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU (S.i,5) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 23.4.2021

Friday, 23/04/2021, 18:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.4.2021

BÍ QUYẾT SỐNG AN LẠC

Kinh Rừng Núi (Araññasuttaṃ)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU (S.i,5)

Sống tốt là sống không dành quá nhiều thì giờ cho những vì vượt khỏi khả năng hữu hạn. Hai điều khiến chúng sanh đau khổ nhiều là muốn quá khứ khác hơn và đặt nhiều kỳ vọng ở tương lai. Quá khứ là đống tro tàn mà không ai có thể thay đổi. Tương lai thì chưa tới và còn muôn điều không ai biết. Điều tệ hại hơn là do bận tâm nhiều với quá khứ và tương lai người ta đánh mất giây phút hiện tại - thời điểm đang thật sự có và có thể làm tốt được. Bài kinh ngắn nầy ghi lại một chi tiết thú vị. Ngay cả một vị thiên cũng không hiểu tại sao có những bậc tu hành sống an lạc trong nếp sống rất đạm bạc. Đấng Thiên Nhân Sư đã trả lời chính do biết sống với hiện tại.

Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi:

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Araññe viharantānaṃ,

Thường sống trong rừng núi,

santānaṃ brahmacārinaṃ.

Bậc Thánh sống Phạm hạnh,

Ekabhattaṃ bhuñjamānānaṃ,

Một ngày ăn một buổi,

kena vaṇṇo pasīdatīti..

Sao sắc họ thù diệu?

(Thế Tôn):

''Atītaṃ nānusocanti,

Không than việc đã qua,

nappajappanti nāgataṃ.

Không mong việc sắp tới,

Paccuppannena yāpenti,

Sống ngay với hiện tại,

tena vaṇṇo pasīdati..

Do vậy, sắc thù diệu.

''Anāgatappajappāya,

Do mong việc sắp tới,

atītassānusocanā.

Do than việc đã qua,

Etena bālā sussanti,

Nên kẻ ngu héo mòn,

naḷova harito lutoti..

Như lau xanh rời cành.

Arañña: rừng, cảnh lan nhã

santānaṁ brahmacārinaṁ: phạm hạnh thanh tịnh, tịnh tu

ekabhattaṃ: một bữa ăn duy nhất

vaṇṇa: màu da, sắc diện

pasīdati: tươi sáng

anusocati: than vãn / nānusocanti: không than vãn

atīta: quá khứ, chuyện đã qua

pajappati: mong cầu, khao khát / nappajappanti: không mong cầu

nāgata: vị lai, cái chưa đến.

yāpeti: nuôi dưỡng (cuộc sống)

paccuppanna: hiện tại, cái đang có

Sớ Giải ghi rằng vị thiên nầy là một địa tiên sống trong rừng nhìn thấy những tỳ kheo tu thiền với thần sắc tươi sáng nên thắc mắc như vậy. Sống mỗi ngày một bữa ăn vừa phải với người tu thiền đó là nếp sống trung đạo. Diện mạo và màu da tươi sáng cũng là một trong những biểu hiện của nội tâm kiên cố định và niệm.

Tu tập thiền định là một lối sống với hiện tại theo ý nghĩa xác thực nhất. Những hối tiếc, phiền muộn những gì đã qua được xem là sự tiêu phí năng lực vô ích vì không ai có thể thay đổi được những chuyện đã rồi. Những khát khao ở tương lai cũng là thái cực khác của tâm lý vì rất ít khó ai biết chính xác ngày mai sẽ ra sao. Sống với hiện tại tức là không phí đi thời gian thật sự có được, và cũng chính thời điểm nầy, những gì có thể làm được trở nên thật sự khả thi.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

10. Araññasuttaṃ [Mūla]

10. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi :

''Araññe viharantānaṃ, santānaṃ brahmacārinaṃ.

Ekabhattaṃ bhuñjamānānaṃ, kena vaṇṇo pasīdatīti..

''Atītaṃ nānusocanti, nappajappanti nāgataṃ.

Paccuppannena yāpenti, tena vaṇṇo pasīdati..

''Anāgatappajappāya, atītassānusocanā.

Etena bālā sussanti, naḷova harito lutoti..

Naḷavaggo paṭhamo.

Tassuddānaṃ :

Oghaṃ nimokkhaṃ upaneyyaṃ, accenti katichindi ca.

Jāgaraṃ appaṭividitā, susammuṭṭhā mānakāminā.

Araññe dasamo vutto, vaggo tena pavuccati..

10. Araññasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

10. Dasame santānanti santakilesānaṃ, paṇḍitānaṃ vā. ‘‘Santo have sabbhi pavedayanti (jā. 2.21.413), dūre santo pakāsantī’’tiādīsu (dha. pa. 304) hi paṇḍitāpi santoti vuttā. Brahmacārinanti seṭṭhacārīnaṃ maggabrahmacariyavāsaṃ vasantānaṃ. Kena vaṇṇo pasīdatīti kena kāraṇena chavivaṇṇo pasīdatīti pucchati. Kasmā panesā evaṃ pucchati? Esā kira vanasaṇḍavāsikā bhummadevatā āraññake bhikkhū pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkante araññaṃ pavisitvā rattiṭṭhānadivāṭṭhānesu mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā nisinne passati. Tesañca evaṃ nisinnānaṃ balavacittekaggatā uppajjati. Tato visabhāgasantati vūpasammati, sabhāgasantati okkamati, cittaṃ pasīdati. Citte pasanne lohitaṃ pasīdati, cittasamuṭṭhānāni upādārūpāni parisuddhāni honti, vaṇṭā pamuttatālaphalassa viya mukhassa vaṇṇo hoti. Taṃ disvā devatā cintesi – ‘‘sarīravaṇṇo nāmāyaṃ paṇītāni rasasampannāni bhojanāni sukhasamphassāni nivāsanapāpuraṇasayanāni utusukhe tebhūmikādibhede ca pāsāde mālāgandhavilepanādīni ca labhantānaṃ pasīdati, ime pana bhikkhū piṇḍāya caritvā missakabhattaṃ bhuñjanti, viraḷamañcake vā phalake vā silāya vā sayanāni kappenti, rukkhamūlādīsu vā abbhokāse vā vasanti, kena nu kho kāraṇena etesaṃ vaṇṇo pasīdatī’’ti. Tasmā pucchi.

Athassā bhagavā kāraṇaṃ kathento dutiyaṃ gāthaṃ āha. Tattha atītanti atīte asuko nāma rājā dhammiko ahosi, so amhākaṃ paṇīte paccaye adāsi. Ācariyupajjhāyā lābhino ahesuṃ. Atha mayaṃ evarūpāni bhojanāni bhuñjimhā, cīvarāni pārupimhāti evaṃ ekacce paccayabāhullikā viya ime bhikkhū atītaṃ nānusocanti. Nappajappanti nāgatanti anāgate dhammiko rājā bhavissati, phītā janapadā bhavissanti, bahūni sappinavanītādīni uppajjissanti, ‘‘khādatha bhuñjathā’’ti tattha tattha vattāro bhavissanti, tadā mayaṃ evarūpāni bhojanāni bhuñjissāma, cīvarāni pārupissāmāti evaṃ anāgataṃ na patthenti. Paccuppannenāti yena kenaci taṅkhaṇe laddhena yāpenti. Tenāti tena tividhenāpi kāraṇena.

Evaṃ vaṇṇasampattiṃ dassetvā idāni tasseva vaṇṇassa vināsaṃ dassento anantaraṃ gāthamāha. Tattha anāgatappajappāyāti anāgatassa patthanāya. Etenāti etena kāraṇadvayena. Naḷova harito lutoti yathā harito naḷo lāyitvā uṇhapāsāṇe pakkhitto sussati, evaṃ sussantīti.

Araññasuttavaṇṇanā niṭṭhitā. Naḷavaggo paṭhamo.