Bài 9. Chương I (tiếp theo) _ Tâm Siêu Thế Thiện và Quả (Lokuttarakusala_vipākacitta) _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 1.8.2021

Bài 9. Chương I (tiếp theo) _ Tâm Siêu Thế Thiện và Quả (Lokuttarakusala_vipākacitta) _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 1.8.2021

Sunday, 01/08/2021, 09:54 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 1.8.2021


Bài 9. Chương I (tiếp theo)

Tâm Siêu Thế Thiện và Quả

(Lokuttarakusala_vipākacitta)

· Tâm siêu thế chỉ có hai giống tâm (jāti) là tâm thiện (kusalacitta) và tâm quả (vipākacitta).

- Tâm thiện siêu thế chính là tâm đạo (maggacitta), có 4 thứ:

1. Tâm đạo Dự lưu (Sotāpattimaggacittaṃ)

2. Tâm đạo Nhất lai (Sakadāgāmimaggacittaṃ)

3. Tâm đạo Bất lai (Anāgāmimaggacittaṃ)

4. Tâm đạo Ứng cúng (Arahattamaggacittaṃ)

- Nếu phân theo thiền chứng thì tâm thiện siêu thế có 20 thứ:

1. Tâm sơ đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)

2. Tâm sơ đạo nhị thiền (Dutiyajjhānanapaṭhamamaggacittaṃ)

3. Tâm sơ đạo tam thiền (Tatiyajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)

4. Tâm sơ đạo tứ thiền (Catutthajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)

5. Tâm sơ đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānapaṭhamamaggacittaṃ)

6. Tâm nhị đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānadutiyamaggacittaṃ)

7. Tâm nhị đạo nhị thiền (Dutiyajjhānadutiyamaggacittaṃ)

8. Tâm nhị đạo tam thiền (Tatiyajjhānadutiyamaggacittaṃ)

9. Tâm nhị đạo tứ thiền (Catutthajjhānadutiyamaggacittaṃ)

10.Tâm nhị đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānadutiyamaggacittaṃ)

11.Tâm tam đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānatatiyamaggacittaṃ)

12.Tâm tam đạo nhị thiền (Dutiyajjhānatatiyamaggacittaṃ)

13.Tâm tam đạo tam thiền (Tatiyajjhānatatiyamaggacittaṃ)

14.Tâm tam đạo tứ thiền (Catutthajjhānatatiyamaggacittaṃ)

15.Tâm tam đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānatatiyamaggacittaṃ)

16. Tâm tứ đạo sơ thiền (Paṭhamajjhānacatutthamaggacittaṃ)

17.Tâm tứ đạo nhị thiền (Dutiyajjhānacatutthamaggacittaṃ)

18.Tâm tứ đạo tam thiền (Tatiyajjhānacatutthamaggacittaṃ)

19.Tâm tứ đạo tứ thiền (Catutthajjhānacatutthamaggacittaṃ)

20.Tâm tứ đạo ngũ thiền (Pañcamajjhānacatutthamaggacittaṃ)

- Như vậy tâm thiện siêu thế có 4 hoặc 20 thứ tâm; Nói hẹp có 4, nói rộng có 20.

Giải thích:

- Tâm đạo là tâm thiện siêu thế, bởi tâm được trợ sanh tâm quả (phalacitta) bằng mãnh lực dị thời nghiệp duyên (nānakkhaṇikakammapaccayena).

- Gọi là tâm đạo (maggacitta) vì là tâm có bát chi đạo (maggaṅga) tương ưng, tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

- Tâm đạo hay thiện siêu thế là tuệ đoạn trừ (khaye ñāṇaṃ) phiền não, liễu ngộ níp bàn. Tâm đạo được chứng đắc do nhờ công phu tu tập thiền quán hay hành thiền minh sát (vipassanābhāvanā).

- Khi tâm đạo thứ nhất sanh khởi, vị ấy đã là bậc thánh (ariya), không còn là phàm nhân (puthujjana) nữa. Tâm đạo thứ nhất gọi là sơ đạo (Paṭhamamagga) tức là đạo dự lưu (Sotāpattimagga). Tâm đạo thứ hai gọi là nhị đạo (Dutiyamagga) tức là đạo nhất lai (Sakadāgāmimagga). Tâm thứ ba gọi là tam đạo (Tatiyamagga) tức là đạo bất lai (Anāgāmimagga). Tâm đạo thứ tư gọi là tứ đạo (Catutthamagga) tức là đạo ứng cúng (Arahattamagga).

- Tâm sơ đạo tuyệt trừ ba kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ và đoạn diệt chủng sanh đoạ xứ. Gọi sơ đạo là đaọ dự lưu vì đắc chứng đạo nầy rồi là đã đi vào thánh lưu (ariyasote āpajjatī 'ti sotāpatti).

- Tâm nhị đạo làm suy yếu hai kiết sử: Dục ái và phẫn nộ, đoạn diệt chủng dục hữu tái sanh nhiều lần, nghĩa là chỉ sanh lại cõi dục một lần nữa thì níp bàn, nên gọi tâm nhị đạo là đạo nhất lai.

- Tâm tam đạo tuyệt trừ hẵn hai kiết sử: dục ái và phẫn nộ, đoạn diệt chủng tái sanh cõi dục, không còn trở lại cõi dục nầy nữa mà hoá sanh cõi sắc giới rồi níp bàn tại đấy, nên gọi là tâm tam đạo là đạo bất lai.

- Tâm tứ đạo tuyệt trừ năm thượng phần kiết sử: sắc ái, vô sắc ái, mạn, phóng dật và vô minh, tuyệt chủng luân hồi, xứng đáng được nhân thiên cúng dường, nên gọi tâm tứ đạo là đạo ứng cúng. Danh từ Arahatta có nhiều ý nghĩa, ứng cúng là một trong những ý nghĩa đó.

- Tuệ đạo là Tri kiến tịnh (ñāṇadassanavisuddhi), Tịnh pháp thứ năm trong năm tịnh pháp tuệ minh sát.

- Tâm đạo nếu nói theo tiến trình sát trừ phiền não thì có 4 thứ (mới nói tâm thiện 21 thứ là 17 tâm thiện hiệp thế và 4 tâm thiện siêu thế).

- Tâm đạo nếu nói theo thiền chi mà hành giả đã chứng thiền trước khi đắc đạo, thì có 20 thứ như sơ đạo sơ thiền (5 chi thiền), sơ đạo nhị thiền (4 chi thiền) …v.v… (Do vậy, nói thêm thiện có 37 thứ là 17 tâm thiện hiệp thế và 20 tâm thiện siêu thế).

· Tâm quả siêu thế là hiệu ứng của tâm thiện siêu thế; vì là giống quả (vipākajāti) nên được gọi là quả siêu thế (lokuttaravipāka). Nhưng quả siêu thế không giống như quả hiệp thế; Quả siêu thế không phải được thành tựu do nghiệp bị tác động bởi ái (taṇhā); Quả siêu thế có chức năng đổng lực (javana) giống như thiện siêu thế. Cả hai điều này khác với quả hiệp thế. Vì vậy, tâm quả siêu thế được gọi với danh từ đặc biệt là (phalacitta). Trong tiếng việt, hai từ vipākaphala đều dịch là “Quả”.

- Tâm quả siêu thế có 4 thứ:

1. Tâm quả Dự lưu (Sotāpattiphalacittaṃ)

2. Tâm quả Nhất lai (Sakadāgāmiphalacittaṃ)

3. Tâm quả Bất lai (Anāgāmiphalacittaṃ)

4. Tâm quả Ứng cúng (Arahattaphalacittaṃ)

- Tâm quả siêu thế kể theo tâm đạo hữu thiền thì có 20 thứ:

1. Tâm sơ quả sơ thiền (Paṭhamajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)

2. Tâm sơ quả nhị thiền (Dutiyajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)

3. Tâm sơ quả tam thiền (Tatiyajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)

4. Tâm sơ quả tứ thiền (Catutthajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)

5. Tâm sơ quả ngũ thiền (Pañcamajjhānapaṭhamaphalacittaṃ)

6. Tâm nhị quả sơ thiền (Paṭhamajjhānadutiyaphalacittaṃ)

7. Tâm nhị quả nhị thiền (Dutiyajjhānadutiyaphalacittaṃ)

8. Tâm nhị quả tam thiền (Tatiyajjhānadutiyaphalacittaṃ)

9. Tâm nhị quả tứ thiền (Catutthajjhānadutiyaphalacittaṃ)

10.Tâm nhị quả ngũ thiền (Pañcamajjhānadutiyaphalacittaṃ)

11.Tâm tam quả sơ thiền (Paṭhamajjhānatatiyaphalacittaṃ)

12.Tâm tam quả nhị thiền (Dutiyajjhānatatiyaphalacittaṃ)

13.Tâm tam quả tam thiền (Tatiyajjhānatatiyaphalacittaṃ)

14.Tâm tam quả tứ thiền (Catutthajjhānatatiyaphalacittaṃ)

15.Tâm tam quả ngũ thiền (Pañcamajjhānatatiyaphalacittaṃ)

16.Tâm tứ quả sơ thiền (Paṭhamajjhānacatutthaphalacittaṃ)

17.Tâm tứ quả nhị thiền (Dutiyajjhānacatutthaphalacittaṃ)

18.Tâm tứ quả tam thiền (Tatiyajjhānacatutthaphalacittaṃ)

19.Tâm tứ qủa tứ thiền (Catutthajjhānacatutthaphalacittaṃ)

20.Tâm tứ quả ngũ thiền (Pañcamajjhānacatutthaphalacittaṃ)

Giải thích:

- Trong thiền minh sát, quả siêu thế là tuệ thứ 15, gọi là quả tuệ (phalañāṇa).

- Quả tuệ nầy khởi lên tiếp nối Đạo tuệ (tuệ thứ 14). Sát na tâm đạo trợ sát na tâm quả (phalacitta) bằng vô gián duyên. Đạo nào phát sanh quả nấy.

- Tâm quả phát sanh từ tâm đạo dự lưu, gọi là tâm quả dự lưu. Phát sanh từ tâm đạo nhất lai, gọi là tâm quả nhất lai. Phát sanh từ tâm đạo bất lai, gọi là tâm quả bất lai. Phát sanh từ tâm đạo ứng cúng, gọi là tâm quả ứng cúng.

- Do phát sanh từ sơ đạo sơ thiền nên gọi là sơ quả sơ thiền. Do phát sanh từ sơ đạo nhị thiền nên gọi là sơ quả nhị thiền …v.v…

- Quả siêu thế thuộc về tri kiến tịnh (ñāṇadassanavisuddhi) trong bảy tịnh pháp.

- Tuệ quả siêu thế là vô sanh trí (anuppādeñāṇaṃ). Tuệ đạo thì sát trừ phiền não, Tuệ quả thì lắng yên phiền não, không tái phát phiền não đã được sát trừ.

  • Đạo quả dự lưu _ Sotāpatti, đọc âm là “Tu đà hườn”.
  • Đạo quả nhất lai _ Sakadāgāmi, đọc âm là “Tư đà hàm”.
  • Đạo quả bất lai _ Anāgāmi, đọc âm là “A na hàm”.
  • Đạo quả ứng cúng _ Arahatta, đọc âm là “A la hán”.

- Tóm tắt: 4 hoặc 20 tâm thiện siêu thế và 4 hoặc 20 tâm quả siêu thế, gọi chung là 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

- 81 tâm hiệp thế và 8 hoặc 40 tâm siêu thế gôm lại là 89 hoặc 121 tâm.

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Tuệ Siêu