Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXIV. Phẩm Ái (Tanhāvagga) _ Kệ số 1, 2, 3, 4 (dhp 334, 335, 336, 337)

Friday, 06/09/2024, 05:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học thứ năm 5.9.2024

XXIV

Phẩm Ái

(Tanhāvagga)

Gồm 26 bài kệ với 12 duyên sự.

XXIV. Phẩm Ái_Kệ số 1, 2, 3, 4(dhp 334, 335, 336, 337)

Chánh văn:

1. Manujassa pamattacārino

taṇhā vaḍḍhati māluvā viya

so plavati hurāhuraṃ

phalaṃ icchaṃ’ va vanasmiṃ vānaro.

(dhp 334)

2. Yaṃ esā sahatī jammī

taṇhā loke visattikā

sokā tassa pavaḍḍhanti

abhivaṭṭhaṃ’ va bīranaṃ.

(dhp 335)

3. Yo c’ etaṃ sahati jammiṃ

taṇhaṃ loke duraccayaṃ

sokā tamhā papatanti

udabindū’ va pokkharā.

(dhp 336)

4. Taṃ vo vadāmi bhaddaṃ vo

yāvant’ ettha samāgatā

taṇhāya mūlaṃ khaṇatha

usīrattho’ va bīraṇaṃ

mā vo naḷaṃ’ va soto’ va

māro bhañji punappunaṃ.

(dhp 337)

Chuyển văn:

1. Manujassa pamattacārino taṇhā vaḍḍhati māluvā viya, so hurāhuraṃ plavati phalaṃ icchaṃ vanasmiṃ vānaro iva.

2. Jammī visattikā esā taṇhā loke yaṃ sahatī tassa sokā abhivaṭṭhaṃ bīranaṃ iva pavaḍḍhanti.

3. Loke yo ca jammiṃ duraccayaṃ etaṃ taṇhaṃ sahati tamhā sokā pokkharā udabindū iva papatanti.

4. Yāvanto ettha samāgatā vo bhaddaṃ taṃ vo vadāmi usīrattho bīraṇaṃ iva taṇhāya mūlaṃ khaṇatha naḷaṃ soto iva māro vo punappunaṃ mā bhañji.

Thích văn:

Manujassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, danh từ manuja] của con người.

Pamattacārino [sở thuộc cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể pamattacārī (pamatta + cārī)] của người sống dễ duôi.

Taṇhā [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ taṇhā] ái, tham ái, ái luyến.

Vaḍḍhati [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “vaḍḍha + a + ti”] tăng trưởng, phát triển.

Māluvā [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ māluvā] một loại dây leo (thảo mộc).

Viya [bất biến từ tỷ giảo] ví như.

So [chủ cách, số ít, nam tính, chỉ thị đại từ ta] người ấy, nó.

Plavati [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “plu + a + ti”] nhảy, chuyền, di chuyển.

Hurāhuraṃ [trạng từ] đời này sang đời khác, kiếp sống này sang kiếp sống khác.

Phalaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ phala] trái cây.

Icchaṃ’ va [hợp âm icchaṃ iva]

Icchaṃ [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ icchanta (hiện tại phân từ của động từ icchati)] muốn, thích.

Iva [bất biến từ tỷ giảo] như, ví như.

Vanasmiṃ [định sở cách, số ít, trung tính, danh từ vana] trong khu rừng.

Vānaro [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ vārana] con khỉ, loài khỉ.

Yaṃ [đối cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] ai, người nào.

Esā [chủ cách, số ít, nữ tính, chỉ thị đại từ eta] đó, cái đó.

Sahatī (sahati) [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “sah + a + ti”] chế ngự, chinh phục, ngự trị.

Jammī [hình thức nữ tính của tính từ jamma, chủ cách, số ít] thấp hèn, đáng khinh.

Taṇhā [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ taṇhā] ái, tham ái.

Loke [định sở cách, số ít, nam tính, danh từ loka] trong đời, trên thế gian.

Visattikā [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ visattikā] khát vọng, khát khao.

Sokā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ soka] sự sầu muộn, những ni sầu.

Tassa [sở thuộc, số ít, nam tính, chỉ thị đại từ ta] của người ấy, của nó.

Pavaḍḍhanti [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “pa + vaḍḍh + a + nti”] phát triển, tăng trưởng.

Abhivaṭṭhaṃ’ va [hợp âm abhivaṭṭḥaṃ iva]

Abhivaṭṭhaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tính từ abhivaṭṭha (quá khứ phân từ của động từ abhivassati)] được mưa, gặp mưa.

Bīraṇaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ bīraṇa] cỏ Bi, một loại cỏ rễ ngọt và dễ sanh sôi nẩy nở.

Yo [ chủ cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] ai, người nào.

C’ etaṃ [hợp âm ca etaṃ]

Ca [liên từ] và.

Etaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, chỉ thị đại từ eta] đó, cái đó.

Sahatī (sahati) [động từ tiến hành cách, ngôi III, số ít, “sah + a + ti”] chinh phục, chế ngự.

Jammiṃ [đối cách, số ít, nữ tính, tính từ jammī] đê tiện, thấp hèn.

Taṇhaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ taṇhā] ái, tham ái.

Duraccayaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể duraccaya (du + accaya)] vốn khó vượt qua, khó chinh phục.

Tamhā [xuất xứ cách, số ít, nam tính, chỉ thị đại từ ta] từ người ấy, khỏi người ấy.

Papatanti [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “pa + pat + a + nti”] rơi khỏi, tuột khỏi, rng xuống.

Udabindu [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ hợp thể udabindu (uda + bindu)] giọt nước.

Pokkharā [xuất xứ cách, số ít, trung tính, danh từ pokkhara] sen, hoa sen.

Taṃ [đối cách, số ít, trung tính, chỉ thị đại từ ta] điều này, điều ấy.

Vo [đối cách, số nhiều, nhân xưng đại từ tumha] các ông, các ngươi.

Vadāmi [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi I, số ít, “vad + a + mi”] tôi nói, ta nói.

Bhaddaṃ [đối cách, số ít, trung tính, tính từ bhadda. Ở đây dùng trong nghĩa trạng từ] may mắn thay!

Vo [chỉ định cách, số nhiều, nhân xưng đại tù tumha] cho các ông, cho các ngươi.

Yāvant’ ettha [hợp âm yāvanto ettha].

Yāvanto [trạng từ (=yāvatakā)] nhiều cho đến, hầu hết, tất cả.

Ettha [trạng từ] tại đây.

Samāgatā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ samāgata (quá khứ phân từ của động từ samāgacchati)] hội họp, tụ hội.

Taṇhāya [sở thuộc cách, số ít, nữ tính, danh từ taṇhā] của tham ái.

Mūlaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ mūla] gốc rễ.

Khaṇatha [động từ mệnh lệnh cách, parassapada, ngôi II, số nhiều, “khaṇ + a + tha”] (các ngươi) hãy đào bứng.

Usīrattho [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể usīrattha (usīra + attha)] có nhu cầu hay cần dùng rễ ngọt.

[bất biến từ] chớ có, đừng để.

Vo [đối cách, số nhiều, nhân xưng đại từ tumha] các ông, các ngươi.

Naḷaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ naḷa] lau sậy.

Naḷaṃ’ va [hợp âm naḷaṃ iva].

Iva [bất biến từ tỷ giảo] như là, ví như.

Soto’ va [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ sota] dòng nước.

Eva [bất biến từ nhấn mạnh] chính là…

Māro [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ māra] ma, ác ma, ma vương.

Bhañji [động từ quá khứ, hiện khứ cách, parassapada, ngôi III, số ít, “bhañj + a + i”] đã phá hoại, đã tàn hại, đã đè bẹp.

Punappunaṃ [trạng từ] mãi mãi, lại nữa.

Việt văn:

1. Người sống đời dễ duôi

ái tăng như dây leo

chuyền đời này đời khác

như khỉ rừng thích trái.

(pc 334)

2. Khát ái đê hèn đó

ngự trị ai ở đời,

sầu muộn tăng trưởng mạnh

như cỏ Bi được mưa.

(pc 335)

3. Ở đời, ai chế ngự

ái thấp hèn khó trị

sầu rơi khỏi người ấy

như giọt nước lá sen.

(pc 336)

4. Ta nói: may mắn thay!

các ngươi tụ họp đây;

hãy bứng gốc tham ái

như nhổ rễ cỏ bi

chớ để Ma phá hoại

như dòng nước, cỏ lau.

(pc 337)

1. Ái tham của người sống dễ duôi sẽ tăng trưởng như loài dây leo. Người ấy chuyển sanh từ đời này đến đời khác như khỉ trong rừng chuyền cành hái trái.

2. Khái ái đê hèn đó ngự trị người nào trong đời, rồi thì nỗi sầu của người ấy tăng trưởng thêm như cỏ bi gặp mưa.

3. Ai ở đời chế ngự được ái thấp hèn đó, vốn khó chinh phục, thì nỗi sầu muộn sẽ rơi khỏi người như giọt nước rơi khỏi lá sen.

4. Ta nói với các ngươi điều ấy: Thật may mắn cho tất cả các ngươi đã tụ họp tại đây! Hãy đào bứng gốc rễ của ái tham, như người cần rễ ngọt nhổ cỏ bi vậy. Chớ để ác ma tàn phá các ngươi mãi như dòng nước rạp ngả đám sậy.

Duyên sự:

Bốn bài kệ này, đức Phật thuyết trong một duyên sự là chuyn con cá vàng Kapila, khi Ngài trú ở Jetavanavihāra, gần thành Sāvatthi.

Trong thành Sāvatthi có 500 thanh niên phường chài. Một hôm họ rủ nhau đem lưới đánh cá dọc theo sông Aciravatī. Hôm ấy, họ đánh bắt được một con cá vàng, toàn thân nó vàng ánh. Các thanh niên lần đầu tiên bắt được con cá vàng lạ lùng như vậy, nên quyết định đem con cá tiến dâng đức vua.

Vua Pasenadi và quần thần đều trầm trồ con cá vàng ấy, nhưng khi nó mở miệng ngáp thì mùi hôi thúi từ miệng nó xông ra nồng nặc. Nhà vua suy nghĩ: “Ngoài bậc Đạo sư ra, không có ai biết được tiền nghiệp con cá vàng này đâu!”

Vua Pasenadi dẫn theo tùy tùng và 500 thanh niên phường chài mang con cá vàng đến chùa Jetavana bái kiến đức Phật.

Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, Nhà vua hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, do nghiệp chi mà con cá này có thân vảy vàng óng ánh như vậy? và do nghiệp chi mà miệng nó hôi thối nồng nặc như thế?”

Đức Phật phán: “Thưa đại vương, vào thời giáo pháp của Phật Kassapa, sau khi đức Thế Tôn ấy níp bàn, có hai anh em nhà kia xuất gia trong giáo pháp là tỳ kheo Sāgata và tỳ kheo Kapila, người mẹ và em gái của họ cũng xuất gia là tỳ kheo ni Sādhinī và tỳ kheo ni Tāpanā. Người anh là trưởng lão Sāgata chuyên cần thiền quán đã đắc quả A la hán, còn người em trai là tỳ kheo Kapila theo pháp học thông suốt Phật ngôn là vị pháp sư đa văn. Tỳ kheo Kapila vì tham danh xưng, lợi lộc nên dần dần thuyết sai pháp luật làm cho giáo pháp bị tổn giảm, chư tỳ kheo hiền thiện đã nhiều lần nhắc nhỡ nhưng tỳ kheo Kapila đã không nghe, trái lại còn nói lời mạo phạm chê bai chư Tăng dốt nát. Chư Tỳ kheo mách với trưởng lão Sāgata. Vị trưởng lão Sāgata là người anh đã khuyên sư đệ, cũng không cảnh tỉnh được. Ngày ấy, trưởng lão Sāgata vô dư y níp bàn. Người mẹ và người em gái, hai tỳ kheo ni, do bênh vực tỳ kheo Kapila nên a tùng theo, mắng nhiếc chư tăng. Họ đã tạo ác nghiệp như vậy, sau khi mệnh chung, cả ba người đã tái sanh vào địa ngục A tỳ hết thời gian từ thời Phật Kassapa đến thời đức Phật hiện tại. Tỳ kheo Kapila thoát khỏi địa ngục, quả ác nghiệp dư sót sanh vào chủng loại bàng sanh thủy tộc làm con cá vàng này. Nó có vãy vàng ánh do nghiệp thiện học hỏi và thông suốt phật ngôn, nhưng miệng hôi thối là do nghiệp ác nói sai giáo pháp vì ham danh lợi. Tiền nghiệp con cá vàng là vậy, thưa Đại vương”.

Nói xong tiền nghiệp con cá vàng Kapila, đức Thế Tôn khai khẩu cho con cá nói lại hạnh nghiệp của nó. Xong, con cá chết và tái sanh lại cõi địa ngục.

Lúc ấy, đức Thế Tôn quán xét căn cơ của hội chúng đang tụ họp, Ngài thuyết pháp thích hợp tâm tánh của họ, rồi kết thúc Ngài đã nói lên những bài kệ này: Manujassa pamattacārino…v.v…māro bhañji punappunan’ ti.

Dứt pháp thoại, năm trăm thanh niên phường chài có ước nguyện đoạn tận khổ đau nên đã xuất gia với đức Thế Tôn, không bao lâu họ đã chứng quả A la hán, đoạn tận mọi đau khổ.

Lý giải:

Đức Phật đã lấy tích sự con cá vàng Kapila làm đề tài thuyết pháp tiếp độ 500 thanh niên phường chài. Từ một vị tỳ kheo thông suốt kinh điển, một pháp sư li lạc, chỉ vì ham mùi danh lợi, thuyết sai pháp và chê bai các vị tăng khác là dốt nát, nên số phận bi đát như vậy.

Trong mỗi kệ ngôn, đức Phật đều dùng thí dụ để minh họa cho pháp ấy.

Kệ ngôn thứ nhất, “người sống đời dễ duôi, ái tăng như dây leo. Chuyền đời này đời khác, như khỉ rừng thích trái”. Có nghĩa là: Đối với người sống buông lung, thất niệm, lơ là phòng hộ tâm, ái tham nơi người ấy tăng trưởng mạnh, ví như loài dây leo quấn bám vào thân cây, phát triển mạnh mẽ làm cho cây bị suy yếu và chết dần. Một người mà ái tham tăng trưởng sẽ tái sanh trôi ni từ kiếp sống này đến kiếp sống khác như loài khỉ trong rừng thích ăn trái cây, nó cứ chuyển từ cây này đến cây khác, từ cành này đến cành kia để tìm quả rừng, không biết bao giờ mới ngừng nghỉ không chuyển nhảy nữa!

Kệ ngôn thứ hai, “Khát ái đê hèn đó, ngự trị ai ở đời, sầu muộn tăng trưởng mạnh như cỏ Bi được mưa”. Có nghĩa là: Đối với người nào có nhiều khát ái (ái sắc, ái thinh, ái hương, ái vị, ái xúc), bị ái chinh phục, thì đối với người ấy sự sầu muộn, buồn khổ gia tăng, ví như loài cỏ Bīraṇa vào mùa mưa, nó phát triển nhanh vậy.

Kệ ngôn thứ ba, “Ở đời ai chế ngự, ái thấp hèn khó trị, sầu rơi khỏi người ấy như giọt nước lá sen”. Có nghĩa là: bài kệ này đối lập với bài kệ thứ hai, nếu ý nghĩa trong bài kệ hai, khát ái chinh phục người nào thì nỗi sầu khổ gia tăng cho người ấy; thì ý nghĩa trong bài kệ thứ ba ngược lại, nếu ai ở đời chế ngự được tham ái thấp hèn vốn khó chinh phục ấy, thì nỗi sầu khổ nơi người ấy sẽ không còn nữa, như giọt nước rơi trên lá sen sẽ tuột mất.

Kệ ngôn thứ tư, “Ta nói: May mắn thay! Các ngươi tụ họp đây. Hãy bứng gốc tham ái như nhổ rễ cỏ Bi; chớ để Ma phá hoại như dòng nước cỏ lau”. Bài kệ thứ tư này đức Phật nói với chúng đệ tử, các ngươi thật may mắn khi đến với giáo pháp này không bị hủy diệt như Kapila. Ngài khuyến khích mọi người hãy đào bứng gốc rễ của tham ái bằng đạo tuệ A la hán, như người cần dùng rễ ngọt cỏ Bīraṇa, họ đào bứng gốc cỏ bằng cái cuốc vậy. Ngài cũng dạy thêm chớ để phiền não ma, tử thần ma tàn hại các ngươi mãi như dòng nước chảy mạnh đạp ngã đám lau sậy mọc mé bờ.

Bốn bài kệ này nên hiểu ý nghĩa như thế./.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.