- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 1.8.2024
XXIII
Phẩm Voi
(Nāgavagga)
Gồm 14 bài kệ với 8 duyên sự
XXIII. Phẩm Voi_Kệ số 1, 2, 3 (dhp 320, 321, 322)
Chánh văn:
1. Ahaṃ nāgo’ va saṅgāme
cāpato patitaṃ saraṃ
ativākyaṃ titikkhissaṃ
dussīlo hi bahujjano.
(dhp 320)
2. Dantaṃ nayanti samitiṃ
dantaṃ rājā’ bhirūhati
danto seṭṭho manussesu
yo’ tivākyaṃ titikkhati.
(dhp 321)
3. Varaṃ assatarā dantā
ājānīyā ca sindhavā
kuñjarā ca mahānāgā
attadanto tato varaṃ.
(dhp 322)
Chuyển văn:
1. Ahaṃ ativākyaṃ titikkhissaṃ saṅgāme cāpato patitaṃ saraṃ nāgo iva. Bahujjano hi dussīlo.
2. Dantaṃ samitiṃ nayanti, rājā dantaṃ abhirūhati, Yo ativākyaṃ titikkhati danto manussesu seṭṭho.
3. Varaṃ assatarā ājānīyā ca sindhavā kuñjarā ca mahānāgā dantā tato varaṃ attadanto.
Thích văn:
Ahaṃ [chủ cách, số ít, nhân xưng đại từ ngôi thứ nhất “amha”] tôi, ta (tiếng tự xưng).
Nāgo [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ nāga] con voi (nāga còn có nhiều nghĩa khác “rồng, mãng xà”).
Va [iva, bất biến từ tỷ giảo] ví như, giống như, tương tự như.
Saṅgāme [định sở cách, số ít, nam tính, danh từ saṅgāma] trên chiến trường, nơi chiến trường.
Cāpato [danh từ nam tính cāpa + to, dùng như danh từ xuất xứ cách] từ cái nỏ, từ cái cung.
Patitaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ patita (quá khứ phân từ của động từ patati)] được phát ra, được bắn đi.
Saraṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ sara] mũi tên.
Ativākyaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ ativākya] lời gay gắt, sự lăng mạ, sự phỉ báng.
Titikkhissaṃ [động từ tương lai cách, thì vị lai, hình thức attanopada, ngôi I, số ít, “
Dussīlo [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể dussīla (du + sīla + a)] ác giới, thiếu giới hạnh, không giới hạnh.
Hi’ [trạng từ] thật vậy, bởi vì.
Bahujjano [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể bahujjana (bahu + jana)] nhiều người.
Dantaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ danta (quá khứ phân từ của động từ dameti)] được điều phục, được thuần hóa.
Nayanti [động từ tiến hành cách, thì hiện tại, parassapada ngôi III, số nhiều, “
Samitiṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ samiti] cuộc lễ hội, hội nghị, nơi tụ hội.
Rājā’ bhirāhati [hợp âm rājā abhirūhati].
Rājā [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ, biệt ngữ rāja] đức vua, nhà vua.
Abhirūhati [động từ tiến hành cách, thì hiện tại, parassapada ngôi III, số ít, “abhi +
Danto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ danta (quá khứ phân từ của động từ dameti)] được điều phục; người đã điều phục.
Seṭṭho [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ seṭṭha] cao cả, cao quí nhất.
Manussesu [định sở cách, số nhiều, nam tính, danh từ manussa] giữa những con người, giữa nhân loại.
Yo’ tivākyaṃ [hợp âm yo ativākyaṃ].
Yo [chủ cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] ai, người nào, người mà.
Titikkhati [động từ tiến hành cách, thì hiện tại, parassapada ngôi III, số ít, “ti +
Varaṃ [đối cách, số ít, trung tính, tính từ vara. Ở đây được dùng như một trạng từ] quí hóa thay! Cao quí thay!
Assatarā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ assatara] những con lừa, những con la.
Dantā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ danta (quá khứ phân từ của động từ dameti)] đã được thuần hóa, đã được huấn luyện.
Ājānīyā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ ājānīya] thuần chủng, nòi giống tốt.
Sindhavā [chủ cách, số nhiều, nam tính. Danh từ sindhava] những con ngựa nòi, các con ngựa xứ Sindhu.
Kuñjarā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ kuñjara] những con voi.
Mahānāgā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể mahānāga (mahā + nāga)] loài long tượng, loài khổng tượng.
Attadanto [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể attadanta (atta + danta)] người điều phục bản thân, người tự điều phục.
Tato [trạng từ] hơn thứ ấy.
Việt văn:
1. Như voi giữa trận mạc
hứng chịu cung tên bắn
ta nhẫn chịu phỉ báng,
bởi quần chúng ác giới.
(pc 320)
2. Voi thuần, dẫn dự hội
ngựa thuần, được vua cưỡi
người thuần, nhẫn phỉ báng
cao quí giữa loài người.
(pc 321)
3. Quý thay! Loài La thuần
loài ngựa Sindhu giống tốt
loài khổng tượng, voi ngà.
bậc tự điều, quí hơn.
(pc 322)
1. Ta nhẫn chịu lời nguyền rủa, như voi chiến giữa trận mạc hứng chịu lằn tên mũi đạn. Bởi vì phần đông quần chúng vô đạo đức.
2. Voi thuần hóa được dẫn đến lễ hội, ngựa thuần hóa được vua cưỡi, người đã tự điều phục, nhẫn chịu lời phỉ báng, là cao quí nhất giữa loài người.
3. Quí hóa thay, là giống lừa được thuần hóa, giống ngựa Sindhu thuần chủng, và loài khổng tượng có ngà. Con người tự điều phục là cao quí hơn cả.
Duyên sự:
Ba bài kệ này, đức Phật thuyết khi Ngài trú tại thành Kosambi, đề cập đến bản thân Ngài. Trong phẩm Không Dễ Duôi (Appamādavagga) kệ số 1, số 2 và số 3 có nói đến chuyện hoàng hậu Sāmāvatī, liên quan đến duyên sự hai bài kệ này.
Thứ phi của vua Udena là Māgandiyā, đối nghịch với hoàng hậu Sāmāvadī vốn là đệ tử đức Phật. Đã nhiều lần Māgandiyā lập mưu hại hoàng hậu Sāmāvadī nhưng không thành. Vì không thể làm gì được với hoàng hậu nên Māgandiyā chuyển sang làm nhục đức Phật và cũng bởi Māgandiyā căm ghét đức Phật khi Ngài thuyết pháp độ cha mẹ nàng, đã chỉ trích sắc đẹp của nàng.
Thứ phi Magandiyā mua chuộc những người dân thành Kosambi chặn đường mắng chửi, nhục mạ, xuyên tạc, công kích đức Phật lúc Ngài đi vào nội thành Kosambi.
Tôn giả Ānanda không chịu nổi, đã bạch với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, các thị dân này mắng nhiếc, chửi rủa chúng ta, chúng ta hãy rời đây đi đến nơi khác”.
_ “Chúng ta sẽ đi đâu, Ānanda?”
_ “Bạch Thế Tôn, đi đến thành phố khác”
_ “Nếu đến thành phố ấy, dân chúng lại mắng nhiếc, chửi rủa nữa thì chúng ta sẽ đi đâu?”
_ “Bạch Thế Tôn, thì chúng ta sẽ đi đến nơi khác nữa”.
_ “Này Ānanda, nếu chúng ta đến nơi khác nữa cũng bị những người dân nơi ấy mắng nhiếc chửi rủa, thì phải đi đâu?”
_ “Bạch Thế Tôn, vậy thì chúng ta hãy đi nơi khác…”
_ “Này Ānanda, không cần làm như vậy, vụ việc khởi sanh ở đâu thì dàn xếp việc ấy ở đấy mới nên đi đến chỗ khác. Này Ānanda, vậy những ai là người mắng chửi chúng ta?”
_ “Bạch Thế Tôn, mọi người kể cả các người nô lệ và làm mướn, đều mắng chửi”.
Đức Thế Tôn bảo: “Này Ānanda, ta giống như voi chiến xông trận là chịu đựng những mũi tên đến từ bốn phía, cũng như thế, áp lực của ta là chịu đựng, những lời thị phi từ nhiều kẻ vô đạo đức”. Nói xong, đức Phật thuyết lên ba kệ ngôn liên quan đến bản thân Ngài: Ahaṃ nāgo’ va saṅgāme…v.v…attadanto tato varan’ ti.
Khi đức Phật thuyết dứt kệ ngôn, hầu hết người dân ấy, là người bị mua chuộc để đứng nơi ngã ba, ngã tư đường mắng chửi lăng mạ, tất cả đều chứng đắc quả dự lưu.
Lý giải:
Trong ba bài kệ này, bài kệ thứ nhất đức Phật đã nói về thân phận của Ngài.
Bởi vì công chúng đa phần là những kẻ vô đạo đức, không giới hạnh, nên họ mắng nhiếc, nhục mạ Ngài. Ngài nhẫn chịu những lời mắng nhiếc ấy, như con voi chiến xông pha trận mạc phải hứng chịu lằn tên mũi đạn của địch quân bao vây nhắm bắn.
Bài kệ thứ hai, đức Phật nhấn mạnh tính ưu việt của nhân vật được thuần hóa, được huấn luyện, được điều phục. Tại lễ hội long trọng, người ta sẽ dẫn đến những con voi, những con ngựa đã được thuần hóa, chứ không dám đưa những con vật hoang dã, hung hăng, chưa thuần hóa, đến lễ hội vì sợ làm rối loạn. Lại nữa, đức vua là bậc tôn nghiêm quyền lực khi vi hành sẽ cưỡi con voi hay con ngựa đã được thuần hóa, được huấn luyện, chứ vua không cưỡi lên những con vật không thuần hóa. Con người thuần hóa, tự điều phục bản thân bằng bốn thánh đạo, là bậc cao quí giữa loài người; Người mà kham nhẫn được với lời nói gay gắt của người khác, không đáp trả, không hiềm hận, người ấy được gọi là đã tự thuần hóa, ấy là bậc cao quí giữa những con người.
Bài kệ thứ ba, đức Phật nhận xét về giá trị của một con người biết tự điều phục. Con La đã được thuần hoá, con ngựa thuần chủng Sindhu, con voi ngà thuộc khổng tượng, những con vật ấy quí hiếm thật! Những con người tự điều phục bản thân mới thật sự là cao quí./.
Tỳ khoe Tuệ Siêu biên soạn.