Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXII. Phẩm Khổ Cảnh (Nirayavagga) _ Kệ số 10 (dhp 315)

Sunday, 21/07/2024, 07:58 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học chủ nhật 21.7.2024

XXII

Phẩm Khổ Cảnh

(Nirayavagga)

XXII. Phẩm Khổ Cảnh_Kệ số 10 (dhp 315)

Chánh văn:

10. Nagaraṃ yathā paccantaṃ

guttaṃ santarabāhiraṃ

evaṃ gopetha attānaṃ

khaṇo vo mā upaccagā

khaṇātitā hi socanti

nirayamhi samappitā.

(dhp 315)

Chuyển văn:

10. Yathā paccantaṃ nagaraṃ santarabāhiraṃ guttaṃ evaṃ attānaṃ gopetha hi khaṇātītā nirayamhi samppitā socanti khaṇo vo mā upaccayā.

Thích văn:

Nagaraṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ nagara] thành phố, thành trì.

Yathā [trạng từ] như, cũng như.

Paccantaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tính từ paccanta] biên thùy, biên ải.

Guttaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tính từ gutta (quá khứ phân từ của động từ gopeti)] được canh phòng, được phòng hộ.

Santarabāhiraṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tính từ hợp thể santarabāhira (sa + antara + bāhira)] với bên trong lẫn bên ngoài.

Evaṃ [trạng từ] cũng vậy, cũng thế.

Gopetha [động từ khả năng cách ba thì, hình thức attanopada, ngôi III, số ít, “gup + e + etha”] nên canh phòng, nên phòng vệ.

Attānaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ biệt ngữ atta] tự mình, bản thân.

Khaṇo [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ nam tính khaṇa] thời khắc, dịp, cơ hội.

Vo [sở dụng cách, số nhiều, nhân xưng đại từ ngôi II tumha] bởi các ngươi, do các ông.

[bất biến từ] chớ có, đừng nên.

Upaccayā [động từ quá khứ cách thì quá khứ, hình thức parassapada, ngôi III, số ít, “upa + ati + gam + a + ā”] nó đã trôi qua, đã vụt qua.

Khaṇātītā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ hợp thể khaṇātīta (khaṇa + atīta)] bỏ lỡ cơ hội, trôi qua dịp may.

Hi [bất biến từ] thật vậy, bởi lẽ.

Socanti [động từ tiến cách thì hiện tại, dạng parassapada, ngôi III, số nhiều, “suc + a + nti”] sầu muộn, buồn rầu.

Nirayamhi [định sở cách, số ít, nam tính, danh từ niraya] trong khổ cảnh, trong địa ngục.

Samappitā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ samappita (quá khứ phân từ của động từ samappeti)] đã đi đến, đã đạt đến, bị đọa sanh.

Việt văn:

10. Như thành trì biên địa

được canh gác trong ngoài,

cũng vậy, phòng vệ mình,

chớ để thời khắc trôi

lỡ cơ hội, sầu muộn

khi đọa vào khổ cảnh.

(pc 315)

10. Như thành trì vùng biên địa được canh phòng bên trong lẫn bên ngoài, cũng như vậy, phải tự canh phòng chính mình chớ để thời gian trôi qua, bởi lẽ những người bỏ qua cơ hội, bị đọa sanh vào khổ cảnh sẽ sầu muộn.

Duyên sự:

Bài kệ này, đức Phật thuyết ở Sāvatthi, khi Ngài trú tại Jetavanavihāra, vì chuyện nhiều vị tỳ kheo.

Có nhiều vị tỳ kheo an cư mùa mưa tại một vùng biên địa. Trong tháng đầu, các vị trú an lạc nhờ dân làng hộ độ vật thực. Nhưng đến tháng giữa, thì bọn thảo khấu nổi dậy đánh phá ngôi làng ch các tỳ kheo ấy nhập hạ, chúng vơ vét tài sản mang đi. Người ta xây dựng thành trì ở vùng biên địa này để ngăn chặn bọn đạo tặc, canh phòng cẩn mật. Từ ngày đó, các vị tỳ kheo không nhận được sự quan tâm hộ độ, nên đã trải qua hai tháng cuối nhập hạ không được an ổn.

Khi mãn an cư, chư tỳ kheo ấy đi về Sāvatthi để bái kiến bậc Đạo sư. Chư tỳ kheo về đến Sāvatthi đã đảnh lễ đức Thế Tôn, Ngài tiếp chuyện họ và hỏi: “Này các tỳ kheo, các ngươi sống ở đấy có an lạc không?”.

Các tỳ kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, tháng đầu chúng con đã sống an vui, nhưng đến tháng giữa bọn thảo khấu đã đánh phá làng, mọi người lo xây đắp thành trì ngăn bọn thảo khấu nên không quan tâm hộ độ nữa. Vì thế chúng con nhập hạ hai tháng cuối không an lạc”.

Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, các ngươi chớ nghĩ rằng khó có được lạc trú lâu dài! Hãy canh phòng bản thân, như người ta canh phòng thành trì vậy”. Nói xong, đức Phật đã thuyết lên bài kệ: Nagaraṃ yathā paccantaṃ…v.v…nirayamhi samppitā’ ti.

Dứt pháp thoại, các vị tỳ kheo ấy tâm được kích động đã chứng đắc quả vị A la hán.

Lý giải:

Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn này để kích động tâm tư của các vị tỳ kheo, đừng nghĩ rằng nhờ người khác hộ độ mà mình sống an lạc; Lạc trú dựa vào người khác khó có được lâu dài, mà phải do bản thân tạo lạc trú mới thật sự ổn.

Bằng cách gì?

Đức Phật lấy sự việc dân chúng nơi vùng biên địa xây thành lũy để canh phòng đạo tặc, địch quân quấy rối, Ngài dạy rằng phải nên canh phòng bản thân.

Đừng để thời gian trôi qua (khaṇo vo mā upaccagā). Vị tỳ kheo phải biết tranh thủ thời gian hãy biết nắm bắt cơ hội để tu tập thiền định. Thời gian trôi qua không níu lại được, cơ hội vuột khỏi không tìm lại được.

Thời gian là ngày và đêm, thời gian trôi qua làm cho già đi, tiến gần sự chết. Không tu tập thì không kịp, sẽ bị hối tiếc sầu muộn.

Cơ hội là thời điểm thuận lợi để tu tập chứng đạo quả. Có bốn cơ hội là, cơ hội có vị Phật xuất hiện (buddhuppādakhaṇo), cơ hội được sanh vào xứ trung thổ (majjhimadese uppattikhaṇo), cơ hội có được chánh kiến (sammādiṭṭhiyā paṭiladdhakhaṇo), cơ hội không bị khiếm khuyết sáu giác quan (channaṃ āyatanānaṃ avekallakhaṇo).

Bỏ l cơ hội (khaṇātītā) là khi có bốn dịp may ấy lại để trôi qua, không quyết tâm nm lấy thời cơ để tu tập.

Đọa sanh khổ cảnh sẽ sầu muộn (socanti nirayamhi samappitā), những người bỏ cơ hội tu tập, sau khi tái sanh vào khổ cảnh sẽ sầu muộn đau khổ./.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.