Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXI. Phẩm Tạp Lục (Pakiṇṇakavagga) _ Kệ số 7 đến 12 (dhp 296 đến 301)

Sunday, 09/06/2024, 16:01 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học chủ nhật  9.6.2024

XXI

Phẩm Tạp Lục

(Pakiṇṇakavagga)

XXI. Phẩm Tạp Lục_Kệ số 7 đến 12 (dhp 296 đến 301)

Chánh văn:

7. Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā Gotamasāvakā

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ buddhagatā sati.

(dhp 296)

8. Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā Gotamasāvakā

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ Dhammagatā sati.

(dhp 297)

9. Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā Gotamasāvakā

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ sanghagatā sati.

(dhp 298)

10. Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā Gotamasāvakā

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ kāyagatā sati.

(dhp 299)

11. Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā Gotamasāvakā

yesaṃ divā ca ratto ca

ahiṃsāya rato mano.

(dhp 300)

12. Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā Gotamasāvakā

yesaṃ divā ca ratto ca

bhāvanāya rato mano.

(dhp 301)

Chuyển văn:

7. Gotamasāvakā sadā suppabuddhaṃ pabujjhanti yesaṃ divā ca ratto ca niccaṃ buddhagatā sati.

8. Gotamasāvakā sadā suppabuddhaṃ pabujjhanti yesaṃ divā ca ratto ca niccaṃ dhammagatā sati.

9. Gotamasāvakā sadā suppabuddhaṃ pabujjhanti yesaṃ divā ca ratto ca niccaṃ saṅghagatā sati.

10. Gotamasāvakā sadā suppabuddhaṃ pabujjhanti yesaṃ divā ca ratto ca niccaṃ kāyagatā sati.

11. Gotamasāvakā sadā suppabuddhaṃ pabujjhanti yesaṃ divā ca ratto ca ahiṃsāya rato mano.

12. Gotamasāvakā sadā suppabuddhaṃ pabujjhanti yesaṃ divā ca ratto ca bhāvanāya rato mano.

Thích văn:

Suppabuddhaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể Suppabuddha (su + pabuddha) dùng như một trạng từ] khéo tnh thức.

Pabujjhanti [động từ hiện tại_tiến hành cách, “pa + budh + ya + nti”, ngôi III, số nhiều] giác tnh, tnh thức.

Sadā [trạng từ] luôn luôn.

Gotamasāvakā [chủ cách, số nhiều, nam tính danh từ hợp thể Gotamasāvaka (Gotama + sāvaka)] các hàng thinh văn của đức Gotama, các đệ tử của đức Gotama.

Yesaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, quan hệ đại từ ya] của những người mà, đối với những người nào.

Divā [trạng từ] ban ngày.

Ratto  [trạng từ] ban đêm.

Niccaṃ [trạng từ] hằng, thường xuyên.

Buddhahagatā [chủ cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể buddhagata (buddha + gata)] liên quan đến đức Phật, về đức Phật, ân đức Phật.

Sati [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ sati] niệm, sự niệm tưởng, sự tưởng nhớ.

Dhammagatā [chủ cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể dhammagata (dhamma + gata)] liên quan đến giáo Pháp, thuộc về giáo Pháp, ân đức Pháp.

Saṅghagatā [chủ cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể saṅghata (saṅgha + gata)] liên quan đến Tăng già, thuộc về Tăng già, ân đức Tăng.

Kāyagatā [chủ cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể Kāyata (kāya + gata)] liên quan đến thân, thuộc về thân thể, thân thể trược.

Ahiṃsāya [chỉ định cách, số ít, nữ tính, danh từ ahiṃsā (a + hiṃsā)] về sự không não hại, niềm bất hại.

Rato [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ rata quá khứ phân từ của động từ ramati] được vui thích, thỏa thích, hoan hỷ.

Mano [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ biệt ngữ mana] tâm ý, ý.

Bhāvanāya [chỉ định cách, số ít, nữ tính, danh từ bhāvanā] về sự tu tiến, hành thiền.

Việt văn:

7. Đệ tử đức Cồ_Đàm

luôn luôn khéo giác tnh

ban ngày lẫn ban đêm

hằng niệm tưởng Phật đà.

(pc 296)

8. Đệ tử đức Cồ_Đàm

luôn luôn khéo giác tnh

ban ngày lẫn ban đêm

hằng niệm tưởng giáo Pháp.

(pc 297)

9. Đệ tử đức Cồ_Đàm

luôn luôn khéo giác tỉnh

ban ngày lẫn ban đêm

hằng niệm tưởng Tăng chúng.

(pc 298)

10. Đệ tử đức Cồ_Đàm

luôn luôn khéo giác tỉnh

ban ngày lẫn ban đêm

hằng niệm tưởng thân hành.

(pc 299)

11. Đệ tử đức Cồ_Đàm

luôn luôn khéo giác tỉnh

ban ngày lẫn ban đêm

ý vui niềm bất hại.

(pc 300)

12. Đệ tử đức Cồ_Đàm

luôn luôn khéo giác tỉnh

ban ngày lẫn ban đêm

ý vui sự tu tiến.

(pc 301)

7. Các đệ tử đức Cồ_Đàm luôn luôn sống giác tỉnh, ban ngày lẫn ban đêm hằng niệm tưởng Phật.

8. Các đệ tử đức Cồ_Đàm luôn luôn sống giác tỉnh, ban ngày lẫn ban đêm hằng niệm tưởng Pháp.

9. Các đệ tử đức Cồ_Đàm luôn luôn sống giác tỉnh, ban ngày lẫn ban đêm hằng niệm tưởng Tăng.

10. Các đệ tử đức Cồ_Đàm luôn luôn sống giác tỉnh, ban ngày lẫn ban đêm hằng niệm tưởng thân hành.

11. Các đệ tử đức Cồ_Đàm luôn luôn sống giác tỉnh, ban ngày lẫn ban đêm ý vui thích không não hại.

12. Các đệ tử đức Cồ_Đàm luôn luôn sống giác tỉnh, ban ngày lẫn ban đêm ý vui thích sự tu tiến.

Duyên sự:

Những bài kệ này, được đức Phật thuyết ở thành Rājagaha, khi Ngài trú tại chùa Veḷuvana, do câu chuyện đứa con trai của người chở củi.

Đứa bé này chơi với bạn có chánh kiến, thường niệm Phật trước khi chơi trò chơi nên lúc nào cũng thắng cuộc, đứa bé này học thuộc câu niệm Phật và cũng làm theo bạn. Lâu dần nó thuần thục và thành thói quen niệm Phật.

Một ngày kia, cha đứa bé chở củi từ ngoại thành vào thành để bán, dẫn nó theo. Khi xe bò chở củi đi gần tới cổng thành nơi bãi tha ma, ông bán củi mới dừng lại thả bò cho ăn cỏ uống nước. Hai con bò của ông đã nhập đàn bò khác đi ăn rồi vào thành, ông ta để con trai ở lại trông xe và ông thì đi vào thành tìm lại hai con bò.

Khi tìm thấy đã dẫn chúng ra thành nhưng cổng thành giờ ấy đã đóng, ông không thể dẫn bò ra chỗ đứa con trai.

Nói về đứa bé, chiều tối không thấy cha, nó chun xuống gầm xe và nằm ngủ.

Nghe rằng ở Rājagaha là nơi có nhiều phi nhơn. Đứa bé lại nằm ngủ gần bãi nghĩa địa tha ma. Có hai phi nhơn thấy đứa bé, một phi nhơn ác xấu nói: “chúng ta sẽ ăn thịt nó”, một phi nhơn hiền thiện thì ngăn cản. Phi nhơn ác bất kể lời khuyên ngăn, nắm chân đứa bé lôi ra.

Đứa bé giật mình, theo thói quen niệm Phật “Namo buddhassa, namo buddhassa, namo buddhassa”. Phi nhơn ác hoảng sợ lùi lại đứng yên. Phi nhơn thiện mới bảo: “Chúng ta đã làm việc không nên làm; chúng ta hãy chuộc lỗi với đứa bé”. Phi nhơn ấy ở lại trông chừng đứa bé, còn phi nhơn ác thì đi vào cung vua lấy thức ăn của vua đựng trong đĩa vàng mà mang ra thành, dỗ dành đứa bé với hình dạng cha mẹ của nó. Sau khi đứa bé ăn xong, phi nhơn ấy liền khắc chữ trên đĩa bằng thần lực dạ xoa và chú nguyện chỉ có vua mới thấy được chữ trên đĩa.

Sáng hôm sau, nội cung hô lên đêm qua bị mất trộm thức ăn và bát đĩa của vua. Vua truyền khám xét trong thành và ngoại thành, thì bắt gặp trong xe củi của người bán củi có bát đĩa cung vua. Họ bắt đứa bé và cha của đứa bé đến gặp vua.

Vua hỏi đứa bé sự việc. Nó khai ra sự thật. Vua Bimbisāra nhìn thấy các dòng chữ trên bát đĩa kể rõ sự tình. Vua bèn đưa hai cha con cậu bé đến đức Phật.

Đức vua hỏi bậc Đạo sư: chỉ niệm Phật là có được sự bảo vệ sao?

Đức Phật dạy rằng: “Tâu đại vương, không phải chỉ có niệm ân Phật là tự h trì, mà những ai khéo tu tập tâm theo sáu pháp môn cũng có uy lực hộ trì, vô sự đối với ma quỉ hoặc bùa chú”.

Rồi đức Thế Tôn thuyết lên sáu bài kệ: Suppabuddhaṃ pabujjhanti…v.v…bhāvanāya rato mano’ ti.

Dứt kệ ngôn, đứa bé và cha mẹ nó đều chứng quả dự lưu. Sau đó cả nhà họ xuất gia và đắc quả A la hán.

Lý giải:

Sáu bài kệ trong duyên sự này, đức Phật dạy sáu pháp tu phổ thông vừa theo trình độ của cha con người bán củi để họ đạt đến quả dự lưu.

Câu nói “Đệ tử đức Cồ_Đàm” (Gotamasāvakā) nghĩa là những đệ tử của Ngài; Ngài mang họ Gotama (Cồ_Đàm) do đó khi nêu tên của chư Phật, thì đức Phật thời hiện tại là Phật Cồ_Đàm (Gotamabuddha). Sở dĩ trong sáu bài k này, đức Phật nói: “Đệ tử đức Cồ_Đàm”, vì hai cha con đứa bé không phải là đệ tử của Ngài, đứa bé đọc câu niệm Phật, chẳng qua nó bắt chước đứa bạn của nó, con nhà chánh kiến niệm Phật mỗi khi có cuộc chơi nên thắng cuộc mãi, đứa bé này mới bắt chước đọc theo.

Câu nói “luôn luôn khéo giác tỉnh” (sappabuddhaṃ pabujjhanti sadā) nghĩa là bất cứ lúc nào, vào ban ngày sáng thức dậy, hay vào ban đêm trước khi ngủ, đều tnh giác khéo tác ý hướng tâm đến đề mục tu tập.

“Hằng niệm tưởng Phật đà” (niccaṃ buddhagatā sati), là thường xuyên nhớ tưởng đến mười ân đức Phật (buddhaguṇa) như nhớ tưởng “Iti pi so bhagavā arahaṃ” (Đức Thế Tôn ấy là bậc ứng cúng)… như vậy gọi là niệm Phật (buddhānussati).

“Hằng niệm tưởng giáo Pháp” (niccaṃ dhammagatā sati), là thường xuyên nhớ tưởng sáu ân đức Giáo Pháp (dhammaguṇa) như nhớ tưởng rằng: “Svakkhāto bhagavatā dhammo” (Giáo Pháp do đức Thế Tôn khéo thuyết)… Như vậy gọi là niệm Pháp (dhammānussati).

“Hằng niệm tưởng Tăng chúng” (niccaṃ saṅghagatā sati) là thường xuyên nhớ tưởng chín ân đức Tăng (saṅghaguṇa) như là “Supatipanno bhagavato sāvakasaṅgho” (chúng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh)… Như thế gọi niệm Tăng (saṅghānussati).

“Hằng niệm tưởng thân hành” (niccaṃ kāyagatā sati) tức là thường suy niệm về ba mươi hai thể trược, như “Imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco” (trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da)… Như thế là thân hành niệm (kāyagatasati).

“Ý vui niềm bất hại” (ahiṃsāya rato mano), nghĩa là tâm an trú với Từ, Bi, Hỷ, Xả. Như sau: “Sabbe sattā sukhitā hontu” (mong tất cả chúng sanh hãy được an vui); “Sabbe sattā dukkhā pamuñcantu” (mong tất cả chúng sanh được thoát khổ đau); “Sabbe sattā sampattīhi samijjhantu” (mong tất cả chúng sanh hãy được thành tựu lợi lạc”; “Sabbe sattā kammassakā” (tất cả cúng sanh là sở hu chủ của nghiệp). Như vậy gọi tu tứ vô lượng tâm.

“Ý vui sự tu tiến” (bhāvanāya sato mano), nghĩa là chuyên tâm tu thân (kāyabhāvanā, tu giới (sīlabhāvanā), tu tâm (cittabhāvanā) tức là tu thiền chỉ , tu tuệ (paññābhāvanā) tức là tu thiền quán.

Đó là ý nghĩa sáu bài kệ pháp cú trong duyên sự này./.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.