- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 2.5.2024
XX
Phẩm Đạo Lộ
(Maggavagga)
XX. Phẩm Đạo Lộ_Kệ số 9 (dhp 281)
Chánh văn:
9. Vācānurakkhī manasā susaṃvuto
kāyena ca akusalaṃ na kayirā
ete tayo kammapathe visodhaye
ārādhaye maggaṃ isippaveditaṃ.
(dhp 281)
Chuyển văn:
9. Vācānurakkhī manasā saṃvuto kāyena ca akusalaṃ na kayirā ete tayo kammapathe visodhaye maggaṃ isippaveditaṃ ārādhaye.
Thích văn:
Vācānurakkhī [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể vācānurakkhī (vācā + anurakkhī)] sự gìn giữ lời nói.
Manasā [sở dụng cách, số ít, nam tính, danh từ biệt ngữ mana] bởi ý, do ý.
Susaṃvuto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể susaṃvuta (su + saṃvuta quá khứ phân từ của động từ saṃvarati)] khéo thu thúc, khéo phòng hộ.
Kāyena [sở dụng cách, số ít, nam tính, danh từ kāya] bởi thân, do thân.
Akusalaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ akusala (a + kusala)] điều bất thiện, điều xấu.
Na [phủ định từ] không, chẳng, bất.
Kayirā [động từ khả năng cách_loại Attanopada, ngôi III, số ít, “
Ete [đối cách, số nhiều, nam tính, chỉ thị đại từ eta] những cái đó.
Tayo [đối cách, số nhiều, nam tính, số mục tính từ ti] ba, số 3, ba cái.
Kammapathe [đối cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể kammapatha)] nghiệp đạo, những lối tạo nghiệp, các đường tạo nghiệp.
Visodhaye [động từ khả năng cách loại Attanopada, ngôi III, số ít, “vi +
Ārādhaye [động từ khả năng cách loại Attanopada, ngôi III, số ít, “ā +
Maggaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ magga] con đường, đạo lộ.
Isippaveditaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể isippavedita (isi + pavedita)] được tuyên bố bởi bậc ẩn sĩ, được ẩn sĩ tuyên thuyết.
Việt văn:
9. Lời nói được gìn giữ,
tâm ý khéo phòng hộ
thân không làm điều ác
thanh tịnh ba nghiệp đạo
chứng đạo, ẩn sĩ dạy.
(dhp 281)
9. Gìn giữ lời nói, tâm ý khéo thu thúc, thân không làm điều bất thiện. Nên thanh lọc ba nghiệp lộ ấy, nên chứng tri con đường mà bậc Ẩn sĩ đã tuyên bố.
Duyên sự:
Bài kệ này, được đức Phật thuyết tại Rājagaha, khi Ngài trú ở Veḷuvamavihāra, vì câu chuyện tôn giả Mahāmoggallāna trông thấy ngạ quỉ heo.
Một ngày nọ, tôn giả Mahāmoggallāna cùng với tôn giả Lakkhana từ núi Gijjhakūṭa đi xuống để vào thành Rājagaha khất thực, đi đến chổ nọ Tôn giả Mahāmoggallāna đứng lại và mĩm cười. Thấy vậy tôn giả Lakkhaṇa mới hỏi: “Do nhân gì, hiền giả mỉm cười?”
Tôn giả Mahāmoggallāna bảo: “Hiền giả hãy hỏi tôi câu này lúc trước mặt đức Thế Tôn, tôi sẽ trả lời”.
Thế rồi hai vị xuống núi và đi vào thành Rājagaha khất thực. Vào buổi chiều, hai vị đi đến Veḷuvana đảnh lễ đức Thế Tôn.
Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, hai vị ngồi xuống một bên. Khi ấy Tôn giả Lakkhana nhắc lại câu hỏi với tôn giả Mahāmoggallāna: “Thưa hiền giả Moggallāna, lúc sáng từ núi Gijjhakūṭa đi xuống, do nhân gì hiền giả đứng lại và mỉm cười?”.
_ “Này hiền giả Lakkhaṇā, lúc đó tôi nhìn thấy một ngạ quỉ mình người mà đầu heo, từ miệng nó mọc ra cái đuôi. Tôi thầm nghĩ từ trước giờ ta chưa từng thấy một chúng sanh có hình tướng dị kỳ như thế, nên tôi mỉm cười”.
Đức Thế Tôn xác nhận: “Thật vậy, những vị thinh văn có thiên nhãn sẽ thấy. Này chư tỳ kheo, ta cũng từng thấy chúng sanh đó khi vừa giác ngộ, nhưng ta không nói vì lòng bi mẫn đối với những người nếu họ không tin ta, sẽ bất lợi cho họ. Nay có Moggallāna chứng kiến rồi, ta sẽ nói. Này chư tỳ kheo, Moggallāna đã nói đúng sự thật”.
Rồi theo lời thỉnh cầu của chư tăng, đức Phật đã thuyết tiền nghiệp của ngạ quỉ heo như sau:
Trong thời kỳ đức Thế Tôn Kassa, tại một ngôi chùa làng nọ có hai vị tỳ kheo cư trú, họ sống hoà hợp, vị lớn sáu mươi hạ, vị nhỏ năm mươi chín hạ. Mặc dù hạ lạp gần ngang bằng nhau như vị tỳ kheo năm mươi chín hạ vẫn thực hành phận sự của vị tỳ kheo nhỏ hạ đối với vị sáu mươi hạ, như là vị sa di đối với vị tỳ kheo vậy. Vị tỳ kheo sáu mươi hạ cũng đối xử với vị tỳ kheo năm mươi chín hạ rất thân thiện, như một vị đồng phạm hạnh ngang hàng.
Hai vị sống chung trong thời gian dài, tình như thủ túc, tưởng chừng không bao giờ chia lìa nếu như không bị lời ly gián của một vị khách tăng.
Một ngày nọ có vị khách tăng là pháp sư lổi lạc ghé lại ngôi chùa làng ấy. Hai vị trưởng lão trong chùa rất hoan hỷ và thỉnh vị khách tăng lưu lại ít hôm để thuyết pháp cho dân làng nghe. Mỗi ngày hai vị trưởng lão dẫn vị khách tăng đi khất thực quanh làng hoặc thỉnh về nhà thí chủ nhận sự cúng dường.
Ở năm ba hôm, vị khách tăng sanh tâm muốn chiếm đoạt ngôi chùa để mình làm trụ trì sẽ có danh lợi. Vị khách tăng dùng lời nói đâm thọc, khiến hai vị trưởng lão nghi kỵ lẫn nhau, mất tình đoàn kết, rồi mỗi vị một ngã bỏ chùa ra đi. Suốt nhiều chục năm hai vị trưởng lão không gặp mặt nhau.
Vị pháp sư do tạo nghiệp chia rẽ ấy nên sau khi chết đoạ sanh vào địa ngục A tỳ. Từ địa ngục A tỳ, với ác quả dư sót đã tái sanh làm loài ngạ quỉ heo trên núi Gijjhakūṭa.
Sau khi nói xong tiền nghiệp của ngạ quỉ heo, đức Phật dạy các tỳ kheo thêm: “Này các tỳ kheo, với vị tỳ kheo cần thanh tịnh tam nghiệp thân khẩu ý”. Rồi đức Phật thuyết lên kệ ngôn: “Vācānurakkhī manasā saṃvuto…v.v… Ārādhaye maggaṃ isippaveditan’ ti.
Dứt pháp thoại có nhiều vị tỳ kheo đắc thánh quả.
Lý giải:
Bài kệ này ý đức Phật dạy các tỳ kheo, hể là bậc xuất gia thì phải giữ thanh tịnh tam nghiệp (tayo kammapathe visodhaye), tức là thanh tịnh thân nghiệp (kāyakammaṃ visodhaye), thanh tịnh khẩu nghiệp (vacīkammavisodhaye), thanh tịnh ý nghiệp (manokammaṃ visodhaye). Nhưng trong bài kệ, vì liên qua đến duyên sự nói về tiền nghiệp của ngạ quỷ miệng heo, do qua của khẩu nghiệp nói chia rẽ, nên đức Phật thuyết nêu khẩu nghiệp trước rồi, rồi đến ý nghiệp, sau cùng là thân nghiệp: “Vācānurakkhī manasā susaṃvuto kāyena ca akusalaṃ na kayirā…”
Vācānurakkhī, gìn giữ lời nói. Đây có nghĩa là gìn giữ khẩu nghiệp, tránh bốn khẩu ác hạnh (Vacīduccaritānaṃ vajjanaṃ): không nói dối, không nói chia rẽ, không nói độc ác, không nói chuyện vô ích.
Manasā susaṃvuto, khéo phòng hộ tâm ý. Đây có nghĩa là gìn giữ ý nghiệp, tránh ba ý ác hạnh (manoduccaritānaṃ vajjanaṃ): không tham, không phẫn nộ, không tà kiến.
Kāyena ca akusalaṃ na kayirā, thânh không làm điều bất thiện. Đây có nghĩa là gìn giữ thân nghiệp, tránh ba thân ác hạnh (kāyaduccaritānaṃ vajjanaṃ): không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
Thân khẩu ý không tạo nghiệp bất thiện như thế gọi là thanh tịnh tam nghiệp (tayokammapathe visodhaye).
Đức Phật dạy, nếu làm thanh tịnh tam nghiệp sẽ chứng đạt đạo lộ đã được các bậc Ẩn sĩ tuyên thuyết. Các bậc Ẩn sĩ (Isīhi) là đức Phật và chư A la hán thinh văn của đức Phật. Đạo lộ đã được tuyên thuyết (paveditaṃ maggaṃ) là bát chánh đạo (aṭṭhaṅgikamaggaṃ), đạo lộ đưa đến níp bàn./.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.