- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 9.5.2024
XX
Phẩm Đạo Lộ
(Maggavagga)
XX. Phẩm Đạo Lộ_Kệ số 11 & 12 (dhp 283 & 284)
Chánh văn:
11. Vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ
vanato jāyati bhayaṃ
chetvā vanañca vanathañca
nibbanā hotha bhikkhavo.
(dhp 283)
12. Yāvaṃ hi vanatho na chijjati
aṇumatto’ pi narassa nārisu
paṭibaddhamano va tāva so
vaccho khīrapako’ va mātari.
(dhp 284)
Chuyển văn:
11. Bhikkhavo vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ vanato bhayaṃ jāyati vanañca chetvā vanathañca nibbanā hotha.
12. Narassa nārisu aṇumatto api vanatho yāvaṃ hi na chijjati tāva so mātari khīrapako vaccho iva paṭibaddhamano eva.
Thích văn:
Vanaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ vana] khu rừng già, rừng nguyên sinh.
Chindatha [động từ mệnh lệnh cách, ngôi III, số nhiều, “
Mā [bất biến từ] đừng, chớ có.
Rukkhaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ rukkha] cây cối.
Vanato [vana + to. Dùng như xuất xứ cách cho cả số ít và số nhiều] từ khu rừng.
Jāyati [động từ tiến hành cách thì hiện tại, ngôi III, số ít, “
Bhayaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ bhaya] sự lo sợ, sự sợ hãi.
Chetvā [bất biến quá khứ phân từ của động từ chindati, (
Vanañca [hợp âm vanaṃ ca].
Vanathañca [hợp âm vanathaṃ ca].
Vanathaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ vanatha] rừng tạp, rừng trồng.
Nibbanā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể nibbana (ni + vana)] không có rừng, không có rừng.
Hotha [mệnh lệnh cách, ngôi III, số nhiều, “
Bhikkhavo [hô cách, số nhiều, nam tính, danh từ bhikkhu] này các tỳ kheo, hỡi các tỳ kheo.
Yāvaṃ hi [hợp âm yāva_ṃ_hi].
Yāva [bất biến từ] cho đến khi nào.
Hi [bất biến từ] bởi vì.
Vanatho [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ vanatha] dục vọng, ái dục.
Chijjati [động từ tiến hành cách_thụ động thể, ngôi III, số ít, “
Aṇumatto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể Aṇumatta (aṇu + matta)] một chút, nhỏ nhoi, vi tế.
Pi = api [bất biến từ] cũng, mặc dù.
Narassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, danh từ nara] của người nam, của đàn ông.
Nārisu [định sở cách, số nhiều, nữ, danh từ nārī] giữa các người nữ, đối với các người nữ hay đàn bà.
Paṭibaddhamano [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể paṭibaddhamana (paṭibaddha + mana)] tâm ý bị trói cột, bị trói buộc.
Tāva [bất biên từ] cho đến khi ấy.
So [chủ cách, số ít, nam tính, chỉ thị đại từ ta] nó, người nam ấy.
Vaccho [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ vaccha] con bê, con nghé
Khīrapako’ va [hợp âm khīrapako iva].
Khīrapako [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể khīrapaka (khīra + paka)] bú sữa, uống sữa.
Iva [bất biến từ] như, ví như.
Mātari [định sở cách, số ít, nữ tính, danh từ biệt ngữ mātu] ở mẹ, nơi mẹ.
Việt văn:
11. Đốn rừng không đốn cây
từ rừng sanh sợ hãi.
đốn rừng già, rừng thừa
tỷ kheo, hãy không rừng.
(pc 283)
12. Chừng nào chưa đốn rừng
ái dục giữa gái trai
tâm vẫn bị buộc ràng
như bê theo bú mẹ.
(pc 284)
11. Hỡi chư tỳ kheo, hãy đốn rừng chớ đốn cây. Nỗi sợ hãi sanh ra từ khu rừng. Sau khi đốn rừng già và rừng thưa hãy sống không rừng.
12. Cho đến khi nào rừng ái dục, dù vi tế, giữa nam với nữ, chưa được đốn bỏ, thì cho đến khi ấy nam nhân ấy vẫn bị trói buộc, ví như con bê còn bú sữa đeo theo mẹ vậy.
Duyên sự:
Hai bài kệ này, được đức Phật thuyết ở Sāvatthi, khi Ngài trú tại Jetavanavihāra, vì chuyện năm vị tỳ kheo già.
Trong thành Sāvatthi, có năm vị tộc trưởng giàu có và là bạn thân với nhau, họ thường làm phước chung. Một lần, họ nghe bậc Đạo sư thuyết pháp và đồng suy nghĩ: “Chúng ta đã già cả, đời sống tại gia có lợi ích gì cho chúng ta đâu!” Rồi họ xin xuất gia với bậc Đạo sư.
Năm ông tộc trưởng đã xuất gia, nhưng vì tuổi già không thể học giáo pháp. Họ cho xây dựng ngôi sa la ở ranh chùa Jetavana và sống chung ở đó.
Hằng ngày họ đi khất thực rồi cùng nhau ghé về nhà vợ con để được hộ độ thêm thức ăn.
Trong số năm vị tỳ kheo già ấy, một người có vợ là người giỏi nấu nướng. Bà ấy trở thành nữ hộ độ năm vị ấy. Mỗi khi khất thực về cả năm vị tỳ kheo già đến nhà bà nữ hộ độ, bà nấu và dâng thêm những món ăn khác.
Ít lâu sau, bà nữ thí chủ lâm trọng bệnh và qua đời. Năm vị tỳ kheo già ngồi tụ họp tại sa la của họ và khóc than kể lể: “Bà tín nữ nấu ăn ngon đã qua đời rồi!”.
Các vị tỳ kheo ở chung quanh chạy đến hỏi: “Có việc gì thế, các hiền giả?”. Năm vị ấy nói: “Bạch quí Ngài, bà tín nữ Madhurapācikā, người hộ độ chúng tôi đã qua đời. Nay chúng tôi tìm đâu ra một bà hộ tăng như thế. Chúng tôi khóc vì chuyện ấy”.
Chư tỳ kheo đã bàn tán việc này tại giảng đường. Đức Thế Tôn ngự đến giảng đường hỏi các tỳ kheo đang bàn luận đề tài gì? Các tỳ kheo trả lời đức Phật là chuyện như vậy, như vậy.
Đức Phật bèn thuyết bổn sanh con quạ (Kākajātaka. Chuyện số 146). Rồi Ngài cho gọi năm tỳ kheo già ấy đến và dạy: “Này các tỳ kheo, các người gặp phải khổ này vì khu rừng tham sân si, nếu đốn bỏ khu rừng ấy thì các ngươi sẽ không khổ như vậy”. Nói xong, đức Phật thuyết hai bài kệ: Vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ…v.v…vaccho khīrapako’ va mātarī’ ti.
Dứt pháp thoại, năm vị tỳ kheo già ấy đã chứng đắc quả dự lưu, pháp thoại cũng có lợi ích cho các vị hiện diện.
Lý giải:
Hai bài kệ pháp cú này có nhiều từ ngữ ẩn nghĩa.
Câu nói: “Đốn rừng không đốn cây” (vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ), có nghĩa là rừng này không phải rừng cây, vì nếu là rừng cây thì đốn rừng phải đốn cây; Còn rừng này ám chỉ rừng phiền não như tham, sân, si…v.v…(rāgādikilesavanaṃ), khu rừng ẩn nghĩa.
Câu nói: “Từ rừng sanh sợ hãi” (vanato jāyati bhayaṃ). Như từ khu rừng thông thường sanh ra đủ thứ nguy hiểm đáng sợ, có cọp, sư tử, rắn, phi nhơn … cũng vậy, khu rừng phiền não sanh ra các nguy hiểm đáng sợ là sanh, già, bệnh, chết và nghiệp quả …
Câu nói: “Đốn rừng già, rừng thưa. Tỳ kheo, hãy không rừng” (chetvā vanañca vanathañca nibbanā hotha bikkhavo). Hỡi các tỳ kheo, các ngươi hãy sống không rừng sau khi đốn rừng già và rừng thưa.
Theo nghĩa thông thường, nơi có nhiều cây lớn, cây cổ thụ thì gọi là “vana” (rừng già), nơi chỉ có cây nhỏ, cây tạp, mọc chen chúc với cây cổ thụ thì gọi là vanatha (rừng thưa). Nhưng ở đây, rừng già (vana) ẩn nghĩa rừng căn cội phiền não như tham, sân, si; và rừng thưa hay rừng chồi (vanatha) ám chỉ các phiền não hay pháp bất thiện tương ưng tham, sân, si … như vô tàm, vô quý, phóng dật, tà kiến, ngã mạn, tật, lận, hối, hôn trầm, thụy miên, hoài nghi. Đốn cả hai thứ rừng phiền não ấy bằng bát thánh đạo, gọi là không còn rừng (nibbanā), tức là quả A la hán.
Bài kệ pháp cú 284, đức Phật dạy nhắm đến sự việc năm vị sư già khóc than vì thương tiếc bà tín nữ hộ độ bửa ăn cho họ mỗi ngày.
Cho đến khi nào rừng phiền não, thô hay tế, nhất là phiền não luyến ái giữa nam nữ, chưa được đốn chặt, thì cho đến khi ấy người đó tâm ý bị buộc ràng ví như con bê hay con nghé còn bú sữa, nó sẽ đeo sát bò mẹ hay trâu mẹ.
Hoặc hiểu là: Lúc nào mà rừng phiền não dù thô hay tế, chưa được đốn bỏ, thì đến khi ấy tâm dính mắc giữa nam nữ vẫn còn./.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.