Môn học: PĀLI PHÁP CÚ || XV. Phẩm Uế Nhiễm (Malavagga) - Kệ số 1, 2, 3, 4 (dhp 235, 236, 237, 238)

Thursday, 18/01/2024, 20:16 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học thứ năm   18 .1.2023

XVIII

Phẩm Uế Nhiễm

 (Malavagga)

XVIII. Phẩm Uế Nhiễm_Kệ số 1, 2, 3, 4 (dhp 235, 236, 237, 238)

Chánh văn:

1. Paṇḍupalāso’ va’ dāni’ si

yamapurisā’ pi ca taṃ upaṭṭhitā

uyyogamukhe ca tiṭṭhasi

pātheyyampi ca te na vijjati.

(dhp 235)

2. So karohi dīpam_attano

khippaṃ vāyama paṇḍito bhava

niddhantamalo anaṅgaṇo

dibbaṃ ariyabhūmiṃ ehisi.

(dhp 236)

3. Upanītavayo ca’ dāni’ si

sampayāto’ si yamassa santike

vāso’ pi ca te natthi antarā

pātheyyampi ca te na vijjati.

(dhp 237)

4. So karohi dīpam_attano

khippaṃ vāyama paṇḍito bhava

niddhantamalo anaṅgaṇo

na puna jātijaraṃ upehisi.

(dhp 238)

Chuyển văn:

1. Idāni paṇḍupalāso iva asi taṃ yamapurisā api ca upaṭṭhitā uyyogamukhe ca tiṭṭhasi te pātheyyampi api ca na vijjati.

2. So attano dīpaṃ karohi khippaṃ vāyama paṇḍito bhava niddhantamalo anaṅgaṇo dibbaṃ ariyabhūmiṃ ehisi.

3. Idāni upanītavayo ca asi yamassa santike sampayāto asi te antarā vāso  api ca natthi te pātheyyaṃ api ca na vijjati.

4. So attano dīpaṃ karohi khippaṃ vāyama paṇḍito bhava niddhantamalo anaṅgaṇo puna jātiṃ jaraṃ na upehisi.

Thích văn:

Paṇḍupalāso’ va’ dāni’ si [dãy hợp âm paṇḍupalāso iva idāni asi]

Paṇḍupalāso [chủ cách, số ít, nam tính, hợp thể danh từ paṇḍupalāsa (paṇḍu + palāsa)] chiếc lá vàng úa, lá cây ngả vàng.

Iva [bất biến tỷ giảo] như, ví như.

Idāni [trạng từ] nay, hiện nay, bây giờ.

Asi [động từ hiện_tiến hành cách “as + a + i”, ngôi III, số ít] anh là, ngươi là.

Yamapurisā [chủ cách, số nhiều, nam tính, hợp thể danh từ yamapurisa (yama + purisa)] diêm sứ, sứ giả thần chết.

Te [chỉ định cách, số ít, nhân xưng đại từ ngôi II tumha] ngươi, mi, anh.

Upaṭṭhitā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ upaṭṭhita_quá khứ phân từ của động từ upatiṭṭhati] đã đứng gần, đứng chờ.

Uyyogamukhe [định sở cách, số ít, trung tính, hợp thể danh từ uyyogamukha (uyyoga + mukha)] tại ngưởng cửa diệt vong, cửa chết.

Tiṭṭhasi [động từ hiện tại_tiến hành cách “hā + a”, ngôi II, số ít] ngươi đang đứng.

Pātheyyampi [hợp âm pātheyyaṃ pi]

Pātheyyaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ pātheyya] hành trang; lương thực theo đường.

Te [sở thuộc cách, số ít, nhân xưng đại từ ngôi II tumha] của ngươi, của anh.

Na [phân từ phủ định] không, chẳng.

Vijjati [động từ hiện tại, tiến hành cách “vid + ya”, ngôi III, số ít] có, hiện hửu, tồn tại.

So [chủ cách, số ít, nam tính, chỉ thị đại từ ta] ấy, đó.

Karohi [động từ mệnh cách “kar + o +hi”, ngôi II, số ít] (ngươi) hãy làm, hãy tạo dựng.

Dīpam_attano [hợp âm dīpaṃ attano]

Dīpaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ dīpa] hòn đảo.

Attano [chỉ định cách, số ít, nam tính, danh từ biệt ngữ atta] cho mình, cho tự mình, cho ta.

Khippaṃ [trạng từ] mau chóng, nhanh chóng.

Vāyama [động từ mệnh lệnh cách “vi + ā + yam”, ngôi II, số ít] hãy siêng năng, hãy cố gắng.

Paṇḍito [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hoặc danh từ paṇḍita] (tính từ) sáng suốt, (danh từ) người trí, bậc trí.

Bhava [động từ mệnh lệnh cách “bhū +a”, ngôi II, số ít] hãy là, hãy trở thành.

Niddhantamalo [chủ cách, số ít, nam tính, hợp thể tính từ niddhantamala (niddhanta + mala)] cấu uế đã tẩy trừ, uế nhiễm đã được phủi sạch.

Anaṅgaṇo [chủ cách, số ít, nam tính, hợp thể tính từ anaṅgaṇa (na + aṅgaṇa)] vô uế, không bợn nhơ, trong sạch, thanh tịnh.

Ariyabhūmiṃ [đối cách, số ít, nữ tính, hợp thể danh từ ariyabhūmi (ariya + bhūmi)] thánh địa, cõi thánh.

Dibbaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, tính từ dibba] thuộc thần tiên, thuộc thiên thần.

Ehisi [động từ thì vị lai_tương lai cách “i + a = e” ngôi II, số ít (essasi, ehisi)] sẽ đi đến, sẽ hướng đến.

Upanītavayo [chủ cách, số ít, nam tính, hợp thể tính từ upanītavaya (upanīta + vaya)] có sự suy tàn đến gần, sắp tàn.

Sampayāto’ si [hợp âm sampayāto asi]

Sampayāto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ sampayāta_quá khứ phân từ của động từ sampayāti] đã đi đến.

Yamassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, danh từ yama] sự chết chóc, sự hoại vong, tử thần, diêm chúa.

Santike [trạng từ] gần kề.

Vāso’ pi [hợp âm vāso api]

Vāso [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ vāsa] sự cư ngụ; chổ trú, chổ ở, quán trọ.

Antarā [trạng từ] khoảng giữa, giữa đường.

Puna [bất biến từ] nữa, thêm nữa, lần nữa.

Jātijaraṃ [đối cách, số ít, nữ tính, hợp thể danh từ jātijarā (jati + jarā)] sự sanh và sự già, sanh già.

Upehisi [động từ thì vị lai_tương lai cách “upa + vi + a”, ngôi II, số ít] sẽ đi đến.

Việt văn:

1. Ngươi nay như lá vàng

diêm sứ đang chờ ngươi

ngươi đứng ngưởng cửa chết

hành trang ngươi không có.

(pc 235)

2. Hãy tự làm hòn đảo,

mau chuyên cần, sáng suốt,

trừ uế nhiễm, vô cấu

đến thánh vức thiên cảnh.

(pc 236)

3. Đời ngươi nay sắp tàn,

ngươi tiến dần cỏi chết

giữa đường không chổ trọ

hành trang ngươi không có.

(pc 237)

4. Hãy từ làm hòn đảo

mau chuyên cần, sáng suốt,

trừ uế nhiễm, vô cấu

chẳng trở lại sanh già.

(pc 238)

1. Giờ đây ngươi như chiếc lá vàng, các Diêm sứ đang chực chờ ngươi, ngươi đang đứng trước ngưởng của thần chết, và ngươi không có hành trang.

2. Vậy ngươi hãy làm hòn đảo cho mình, hãy mau tinh tấn, hãy là kẻ không ngoan. Nếu gột sạch trần cấu, không còn uế nhiễm thì ngươi sẽ đi đến thánh vức thiên cảnh.

3. Đời ngươi nay sắp lụn tàn, ngươi đang đến gần cỏi chết, giữa đường ngươi không có chổ trọ, và ngươi cũng không có hành trang.

4. Vậy ngươi hãy làm hòn đảo cho mình, hãy mau tinh tấn, hãy là kẻ khôn ngoan. Nếu gột sạch trần cấu, không còn uế nhiễm thì ngươi sẽ không trở lại sanh già.

Duyên sự:

Bốn bài kệ nầy được đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi khi Ngài trú ở Jetavana, cho một ông cụ được các con làm lễ chúc thọ.

Ông cụ nầy ở Takkasilā nhưng gốc ở Sāvatthi, thời trẻ ông bỏ xứ đi học nghề nghiệp và cưới vợ sanh con tại thành Takkasilā. Sau nầy các con của ông trưởng thành, ông cho phép chúng trở về cố hương Sāvatthi sinh sống, và chúng đã thành những cận sự nam có niềm tin tam Bảo.

Thời gian sau, những người con nầy đã rước cha từ Takkasilā về Sāvatthi để phụng dưỡng, cha của họ nay tuổi đã già.

Họ thỉnh đức Phật và chúng tỳ kheo về nhà cúng dường để chúc thọ cho cha.

Ngày đầu, họ cúng dường chư Tăng có đức Phật chủ toạ. Sau khi thọ trai, đức Phật chúc phúc và thuyết pháp cho ông cụ nghe với hai bài kệ:

Ngươi nay như lá vàng

diêm sứ đang chờ người

ngươi đứng ngưởng cửa chết

hành trang ngươi không có.

(pc 235)

Hãy tự làm hòn đảo

mau chuyên cần, sáng suốt

trừ uế nhiễm, vô cấu,

đến thánh vức thiên cảnh.

(pc 236)

Dứt hai kệ ngôn nầy, ông cụ chứng đắc quả vị Dự lưu (Tu đà huờn)

Những người con của ông cụ lại thỉnh đức Phật và chư Tăng đến cúng dường ngày hôm sau. Họ cũng tác bạch: “Lễ cúng dường hôm nay chúng con làm cũng để cầu phước chúc thọ cho cha của chúng con”.

Sau khi thọ thực xong, đức Phật thuyết pháp cho ông cụ nghe với hai bài kệ khác:

Đời ngươi nay sắp tàn

ngươi tiến gần cỏi chết

giữa đường không chổ trọ

hành trang ngươi không có.

(pc 237)

Hãy tự làm hòn đảo

mau chuyên cần, sáng suốt

trứ uế nhiễm, vô cấu.

chẳng trở lại sanh già.

(pc 238)

Nghe xong hai bài kệ, ông cụ chứng đắc quả vị Bất Lai (A na hàm).

Lý giả:

Ví như chủ nhà làm tiệc thết đãi với nhiều món ăn, nhưng thực khách không có sức ăn, chỉ ăn vừa với thể tạng mình thôi. Cũng vậy, đức Thế Tôn thuyết hai bài kệ đầu vào hôm trước với ý nghĩa đưa đến quả vị A na hàm, thì ông cụ chỉ chứng đắc thánh quả Dự lưu. Hôm sau đức Thế Tôn thuyết hai bài kệ nữa với ý nghĩa dẫn đến quả vị A la hán thì ông cụ chỉ chứng đắc thánh quả Bất Lai. Điều nầy cũng tuỳ duyên, tuỳ căn cơ chúng sanh thôi.

Ý nghĩa củ hai bài kệ pháp cú 235 và 236 dẫn đến đạo quả A na hàm:

Đức Phật nhắc nhở ông cụ, ông nay đã già, thân xác đã khô héo không biết chết lúc nào, như lá cây vàng trên cành không biết rơi rụng lúc nào. Diêm sứ đang chờ, ông đang đứng trước ngưởng cửa của sự chết mà trước giờ ông chưa hành thiện như vậy thì hành trang để đi tái sanh không có.

Đức Phật dạy thêm: Vậy nên ông hãy mau chóng tinh cần và sáng suốt, tự xây hòn đảo cho mình. Nếu ông gột rửa được phiền não dục ái và sân hận, không còn cấu uế nội tâm do phiền não ấy thì ông sẽ đi đến cõi Tịnh cư thiên (suddhāvāsa), là thánh vức (ariyabhūmi), cỏi chỉ dành cho bậc thánh tam quả và tứ quả.

Ý nghĩa của hai bài kệ pháp cú 237 và 238 dẫn đến đạo quả A la hán:

Đức Phật lại một lần nữa nhắc nhở ông cụ rằng, ông đang sắp suy tàn, bị già nua dẫn đến cái chết, dọc dường sanh tử ông có chổ trọ nhất định vì dong ruổi luân hồi, và không được hạnh phúc trong cảnh giới tái sanh nếu hành trang thiện nghiệp không có.

Rồi Đức Phật dạy: Vậy nên ông hãy mau chóng tinh cần và sáng suốt, tự xây hòn đảo cho mình. Nếu ông gột rửa được phiền não sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, phóng dật và vô minh, hoàn toàn thanh tịnh khỏi các cấu uế phiền não thì ông sẽ giải thoát luân hồi không còn trở lại tam giới bị sanh già bệnh chết nữa.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn