- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ hai 13.11.2023
XVI
Phẩm Thân Ái
(Piyavagga)
XVI. Phẩm Thân Ái_Kệ số 1, 2, 3 (dhp 209, 210, 211)
Duyên sự:
Ba bài kệ nầy được đức Phật thuyết khi Ngài ngự tại Jetavana thành Sāvatthi do câu chuyện một gia đình xuất gia.
Ở kinh thành Sāvatthi có một gia đình nọ gồm người cha, người mẹ và cậu con trai.
Cậu con trai của gia đình ấy được nghe Phật thuyết Pháp, muốn xuất gia mà cha mẹ không chấp thuận nên cậu con trai trốn cha mẹ đi đến chùa xin xuất gia làm tỳ kheo.
Thế rồi người cha và người mẹ không thể sống thiếu con trai nên họ cũng theo con xuất gia thành tỳ kheo và tỳ kheo ni.
Cả ba người họ không thể dứt tình cảm gia đình nên mặc dù đã xuất gia, họ vẫn quây quần bên nhau có khi ở trong chùa tỳ kheo, có khi ở tại trú xứ tỳ kheo ni. Họ cùng ăn, cùng uống, cùng trò chuyện nhảm nhí.
Ba người xuất gia nhưng sống mật thiết như vậy, đã gây phiền toái cho chư tỳ kheo và chư tỳ kheo ni không ít.
Các vị tỳ kheo bèn đem sự việc của họ bạch trình đức Thế Tôn.
Đức Phật cho gọi họ đến và gạn hỏi: sự việc ấy có đúng chăng?
Họ thú thật, và khi được hỏi tại sao làm vậy? Thì họ nói vì họ không thể sống tách rời nhau.
Đức Phật phán rằng: “Đã xuất gia rồi sống kiểu tình cảm gia đình như thế là không thích hợp. Không gặp người thương là khổ, gặp người ghét cũng là khổ; Do đó, không nên tạo thân ái hay ghét bỏ người và vật chi cả”. Nói xong, đức Phật dạy ba bài kệ: Ayoge yuñjaṃ_attānaṃ…v.v…yesaṃ natthi piyāppiyan’ ti.
Chánh văn:
1. Ayoge yuñjam_attānaṃ
yogasmiñca ayojayaṃ
atthaṃ hitvā piyaggāhī
pihet’ attānuyoginaṃ.
(dhp 209)
2. Mā piyehi samāgañchi
appiyehi kudācanaṃ
piyānaṃ adassanaṃ dukkhaṃ
appiyānañca dassanaṃ.
(210)
3. Tasmā piyaṃ na kayirātha
piyāpāyo hi pāpako
ganthā tesaṃ na vijjanti
yesaṃ natthi piyāppiyaṃ.
(dhp 211)
Thích văn:
Ayoge [định sở cách, số ít, nam tính, tính từ ayoga (na + yoga)] việc không đáng chuyên tâm, việc không nên chăm chú.
Yuñjaṃ_attānaṃ [hợp âm yuñjaṃ attānaṃ]
Yuñjaṃ [chủ cách, số ít, nam tính, hiện tại phân từ yuñjanta] chuyên tâm, chăm chú, chuyên chú.
Attānaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ biệt ngữ atta] tự mình, bản thân.
Yogasmiñca [hợp âm yogasmiṃ ca]
Yogasmiṃ [định sở cách, số ít, nam tính, danh từ yoga] việc nên chuyên tâm, việc đáng chuyên tâm.
Ayojayaṃ [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ ayojayanta (na + yojayanta)] không chuyên tâm, không chăm chú.
Atthaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ attha] mục tiêu, mục đích, sự lợi ích.
Hitvā [bất biến quá khứ phân từ của động từ jahati (
Piyaggāhī [chủ cách, số ít, nam tính, hợp thể danh từ “piya + gāhī”] người bám lấy vật ưa thích, người bám theo dục lạc.
Pihet’ attānuyoginaṃ [hợp âm piheti attānuyoginaṃ]
Piheti [động từ tiến hành cách “
Attānuyoginaṃ [đối cách, số ít, nam tính, hợp thể danh từ “atta + anuyogī”] vị tự chuyên tâm, bậc nổ lực bản thân.
Mā [bất biến từ] chớ, đừng, không nên.
Piyehi [sợ dụng cách, số nhiều, nam tính, danh từ từ piya] với những người thân ái, với các người thương yêu.
Samāgañchi [động từ quá khứ cách “saṃ + ā +
Appiyehi [sợ dụng cách, số nhiều, nam tính, danh từ appiya (na + piya)] với những người không thương, với các kẻ thù.
Kudācanaṃ [trạng từ] bao giờ (mā kudācanaṃ: đừng bao giờ), bất kể khi nào.
Piyānaṃ [chỉ định cách, số nhiều, nam tính, danh từ piya] những người thân ái.
Adassanaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, hợp thể danh từ adassana (na + dassana)] sự không gặp, sự không thấy.
Appiyānaṃ [chỉ định cách, số nhiều, nam tính, hợp thể danh từ appiya (na + piya)] những người không thương, những kẻ ghét.
Dassanaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ dassana] sự gặp gở, sự thấy.
Dukkhaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ dukkha] sự khổ, đau khổ.
Piyaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ piya] sự thân ái, sự thương yêu.
Kayirātha [động từ khả năng cách loại attanopana “
Piyāpāyo [chủ cách, số ít, nam tính, hợp thể danh từ “piya + apāya”] sự ly biệt người thương, sự xa lìa cái yêu thích.
Pāpako [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ pāpaka (pāpa + ka)] tệ hại, tình trạng xấu đi.
Ganthā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ gantha] sự trói buộc, sự buộc ràng.
Tesaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, chỉ thị đại từ Ta] đối với những người ấy.
Vijjanti [động từ tiến hành cách “
Yesaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, liên quan đại từ ya] đối với những ai, đối với những người nào.
Natthi [động từ phủ định “na + atthi (
Piyāppiyaṃ [đối cách, số ít, trung tính hợp thể danh từ piyāppiya (piya + appiya)] vật thân ái và không thân ái, vật yêu thích và không yêu thích.
Việt văn:
1. Chuyên chú việc không nên,
không chuyên chú việc nên,
bỏ đích, theo hỷ ái
ganh tỵ người chuyên chú.
(pc 209)
2. Đừng bao giờ hội ngộ
với người thương, kẻ ghét
thương không gặp là khổ
ghét mà gặp cũng phiền.
(pc 210)
3.Bởi thế, không nên thương,
ái biệt ly phiền muộn.
với ai không thương ghét
người ấy không vướng bận.
(pc 211)
Chuyển văn:
1. Attānaṃ ayoge yuñjaṃ yogasmiṃ ayojayaṃ ca atthaṃ hitvā piyaggāhī attānuyoginaṃ piheti.
Người theo đuổi thân ái, tự mình chuyên tâm vào việc không đáng chuyên tâm, không chuyên chú vào việc đáng chuyên chú, bỏ rồi mục đích, rồi lại ganh với bậc tự chuyên chú.
2. Piyehi appiyehi mā kudācanaṃ samāgañchi adassanaṃ appiyānaṃ dassanaṃ ca dukkhaṃ.
Đừng bao giờ hội ngộ với những người thương và những người không thương, không gặp người thương hay gặp người không thương đều là khổ.
3. Tasmā piyaṃ na kariyātha, hi piyāpāyo pāpako. Yesaṃ piyāppiyaṃ natthi, tesaṃ ganthā na vijjanti.
Do đó, không nên tạo thân ái vì ái biệt ly là phiền luỵ. Đối với những ai không có thương và ghét, thì những người ấy không có sự ràng buộc.
Lý giải:
Nguyên nhân đức Phật thuyết ba bài kệ nầy vì chuyện ba người trong một gia đình mặc dù đã xuất gia nhưng tình thân ái giữa cha mẹ và con trai, giữa vợ và chồng, họ không dứt ra được, họ sinh hoạt với nhau trông chướng mắt. Chuyện được trình lên đức Phật.
Bài kệ thứ nhất, đức Phật dạy có ý nghĩa là:
Người dính mắc tình thân ái (piyaggāhī) họ tự sống chuyên tâm vào việc không đáng chuyên tâm, tức là việc mà bậc xuất gia không nên chú ý (ayonisomanasikāre) như đi đến tìm gặp chuyện trò với người bất xứng, làm cho sự tu tập thối thất. Họ không chuyên tâm vào việc đáng chuyên tâm, tức là việc mà bậc xuất gia nên chú ý (yonisomanasikāre) như đi đến nơi thanh vắng chánh niệm tỉnh giác để tăng trưởng Giới Định Tuệ. Người dính mắc tình thân ái, sau khi bỏ rơi mục đích thiền định đạo quả, đến khi nghe thấy người khác chứng đắc đạo quả thiền định, thì nuối tiếc phải chi mình cũng đắc đạo quả hay thiền định như người kia nhỉ!
Bài kệ thứ hai, có ý nghĩa là, đức Phật khuyên: đừng bao giờ hội họp với những người thương và những người không thương: bởi lẽ với người thương mà không gặp là khổ, với người không thương mà gặp mặt hoài cũng khổ.
Bài kệ thứ ba, đức Phật dạy: Không nên tạo ra tình cảm thân ái, bởi thân ái mà phải ly biệt là phiền luỵ. Đối với những ai không còn sự thương ghét thì nơi những người ấy không có sự ràng buộc nội tâm./.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.