- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 4.4.2024
XIX
Phẩm Chấp Pháp
(Dhammaṭṭhavagga)
XIX. Phẩm Chấp Pháp_Kệ số 13, 14 (dhp 268, 269)
Chánh văn:
13. Na monena muni hoti
mūḷharūpo aviddasu
yo ca tulaṃ’ va paggayha
varaṃ ādāya paṇḍito.
(dhp 268)
14. Pāpāni parivajjeti
sa munī tena so munī
yo munāti ubho loke
munī tena pavuccati.
(dhp 267)
Chuyển văn:
13. Mūḷharūpo aviddasu monena muni hoti paṇḍito yo ca tulaṃ paggayha iva varaṃ ādāya.
14. Pāpāni parivajjeti so muni so tena muni. Yo ubho loke munāti tena muni pavuccati.
Thích văn:
Monena [sở dụng cách, số ít, trung tính, danh từ mona] bởi sự im lặng.
Muni [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ muni] bậc Mâu ni, bậc hiền thánh, bậc hiền triết.
Mūḷharūpo [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể mūḷharūpa (mūḷha + rūpa)] người si mê, người mê muội.
Aviddasu [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ aviddasu] người thiếu hiểu biết, người dốt nát.
Tulaṃ’ va [hợp âm tulaṃ iva]
Tulaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ tulā] cái cân.
Paggayha [bất biến quá khứ phân từ của động từ paggaṇhāti (pa +
Varaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ vara] hảo hạng, quí giá; cái tốt nhất.
Ādāya [bất biến quá khứ phân từ của động từ ādāti (ā +
Parivajjeti [động từ hiện tại_tiến hành cách “pari +
Munī [trong câu 2 và câu 4 của bài kệ 269, thật ra là Muni (nam tính, số ít), vì âm luật vần kệ nên đọc munī] vị hiền thánh, bậc hiền sĩ.
Munāti [động từ hiện tại_tiến hành cách “
Ubho [đối cách, số nhiều, ba tính, phiếm chỉ đại từ ubha (có biến cách chung cả ba tính, và chỉ là hình thức số nhiều)] cả hai.
Việt văn:
13. Im lặng mà ngu dốt
đâu phải là hiền triết!
bậc trí chọn điều lành
như người cầm cân lên.
(pc 268)
14. Bậc hiền triết tránh ác,
bởi đó, là hiền triết
ai hiểu rõ hai đời
được gọi là hiền triết.
(pc 269)
13. Người si mê dốt nát, dù im lặng cũng không là bậc hiền triết; Bậc trí là người chọn điều tốt, bỏ điều xấu, như người cầm cái cân lên (chọn tốt bỏ xấu).
14. Người trí ấy là bậc hiền triết, vị ấy là bậc hiền triết do chọn và bỏ đúng đắn. Người mà biết rõ cả hai đời, do điều đó cũng được gọi là bậc hiền triết.
Duyên sự:
Hai bài kệ này, đức Phật thuyết tại Sāvatthi, khi Ngài trú ở Jetavanavihāra, vì chuyện các ngoại đao.
Phật giáo lúc sơ thời, đức Phật chưa cho phép các tỳ kheo việc phúc chúc, tụng kinh cát tường cho thí chủ…v.v… Nên chư tỳ kheo khi được mời đến nhà ăn, ăn xong không nói lời chúc phúc, tuỳ hỷ công đức của thí chủ mà đứng dậy ra về.
Phía ngoại đạo, tại những nơi được mời ăn, ăn xong họ nói lời cát tường, chúc phúc cho mọi người: “Khemaṃ hotu sukhaṃ hoti āyu vaḍḍhatu (xin cho người bình yên, xin cho người an vui, xin cho người tăng tuổi thọ)”…v.v…
Dân chúng phàn nàn: “Gần các ngoại đạo, chúng ta còn được nghe chúc an lành; các tôn giả này thì im lặng ra về”.
Chư tỳ kheo liền trình bạch sự việc ấy đến bậc Đạo sư. Bậc Đạo sư đã cho phép:
“Này các tỳ kheo, từ nay các ngươi hãy chúc phúc tuỳ hỷ ở nơi nhà ăn…v.v… hãy trò chuyện tiếp xúc, hãy thuyết pháp”.
Chư tỳ kheo đã làm theo như thế. Dân chúng được nghe phúc chúc, tuỳ hỷ công đức nên phấn khởi, thường xuyên thỉnh mời các tỳ kheo, cúng dường trọng hậu.
Các ngoại đạo lại phàn nàn: “Chúng ta là bậc hiền triết mới yên lặng, còn các đệ tử của Sa môn Gotama thì thuyết tụng bát nháo tại những nơi nhà ăn”.
Bậc Đạo sư nghe được lời phàn nàn ấy, Ngài đã phán: “Này chư tỳ kheo, ta không gọi bậc hiền triết chỉ vì thái độ im lặng. Bởi lẽ, có một số người không hiểu biết nên không nói, một số người vì không tự tin nên không nói, một số người do bỏn xẻn kiến thức không muốn người khác biết sở trường của mình nên không nói. Do đó, im lặng chưa phải là hiền triết; Mà do yên lặng các ác mới gọi là bậc triết”.
Nói xong, đức Thế Tôn đã thuyết hai bài kệ: Na monena munī hoti…v.v…muni tena pavuccatī’ ti.
Cuối pháp thoại có nhiều vị tỳ kheo đắc được thánh quả.
Lý giải:
Danh từ “muni” xuất phát từ ngữ căn “mun”, động từ “munāti” (hiểu biết rõ ràng), do đó dịch là bậc hiền triết (người đạo đức có trí tuệ).
Các ngoại đạo thời ấy lầm tưởng “muni” có liên hệ với danh từ mona (sự im lặng), mới bảo nhau rằng: Chúng ta là bậc hiền triết giữ im lặng (Mayaṃ munino monaṃ karoma).
Đức Phật dạy các tỳ kheo: “Đâu phải do im lặng mà thành bậc hiền triết” (na monena muni hoti). Có nghĩa là, im lặng cái miệng, tịnh khẩu, không nói chuyện, nhưng si mê ngu dốt thì đâu phải là bậc hiền triết.
Lại nữa, hai câu cuối của bài kệ 268 phải ghép chung với hai câu đầu của bài kệ 269 mới tròn nghĩa:
…Yo ca tulaṃ’ va pagayha
varaṃ ādāya paṇḍito (dhp 268)
pāpāni parivajjeti
saminī tena so munī…(dhp 269)
“Bậc hiền trí là người mà chọn điều tốt bỏ điều xấu như người cầm cân, vị ấy là bậc hiền sĩ, do tính cách đó nên thành bậc hiền triết”
Một lẽ nữa, ai biết rõ cả hai đời, bởi ý nghĩa đó cũng được gọi là bậc hiền triết (yo munāti ubho loke muni tena pavuccati). Cả hai đời, có nghĩa thế giới bên trong (tức ngũ uẩn) và thế giới bên ngoài (tức vạn vật vũ trụ), cả hai thế giới ấy đều là vô thường, khổ, vô ngã.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.