Môn học: PĀLI PHÁP CÚ || XIV. Phẩm Phật Đà (Buddhavagga) - Kệ Số 10, 11, 12, 13, 14 (dhp 188, 189, 190, 191, 192)

Friday, 29/09/2023, 07:31 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học thứ năm  28.9.2023

XIV

Phật Đà

 (Buddhavagga)

XIV. Phẩm Phật Đà_Kệ số 10, 11, 12, 13, 14   (dhp 188, 189, 190, 191, 192)

Duyên sự:

Những bài kệ nầy đức Phật thuyết khi Ngài trú tại Sāvatthi, Jetavana. Thế Tôn đã ngự trên đồi cát thuyết pháp độ Aggidatta, quan tế tự của vua Pasenadi.

Tương truyền, Aggidatta vốn là quan tế tự của tiên đế Mahākosala. Khi tiên đế băng hà, thái tử Pasenadi nối ngôi. Vua Pasenadi vẫn để cựu thần Aggidatta giữ chức vụ quan tế tự và dành cho một sự kính trọng đặc biệt như vị quốc sư.

Quốc sư Aggidatta đã suy nghĩ: vị vua trẻ nầy rất kính trọng ta, nhưng vua còn trẻ, ta đã già, khó làm hài lòng vua. Vậy ta hãy cáo lão đi tu.

Quốc sư Aggidatta vào triều xin đức Vua cho phép về hưu đi tu. Vua Pasenadi khẩn thỉnh Quốc sư ở lại, nhưng quốc sư vẫn không đổi ý. Cuối cùng đức Vua cũng đành cho phép.

Quốc sư về nhà bố thí hết tài sản của mình rồi xuất gia làm đạo sĩ, có 10 ngàn tuỳ tùng cũng xuất gia theo.

Đạo sĩ Aggidatta dạy cho các đệ tử tuỳ tùng hãy nương tựa bái tế núi, rừng, đến chùa, cội cây, làm vậy sẽ thoát mọi khổ đau.

Uy tín của đạo sĩ Aggidatta ảnh hưởng rộng rải, dân chúng ba xứ lớn là Aṅga, Magadha và Kuru theo về rất đông; Họ hộ độ cúng dường đoàn đạo sĩ ấy dồi dào.

Thời bấy giờ, đức Phật đã xuất hiện ở thế gian. Một ngày kia vào rạng đông, Ngài dùng Phật nhản quán xét thế gian, thấy được duyên lành đắc A la hán của đạo sĩ Aggidatta và đồ chúng của ông. Đức Thế Tôn biết rõ trước phải tạo niềm tin cho họ rồi Ngài mới đến thuyết pháp độ được.

Thế nên, vào buổi chiều hôm ấy, đức Phật cho gọi Trưởng lão Mahāmoggallāna và phán dạy:

“Này Moggallāna, ngươi có thấy Bà la môn Aggidatta chăng? Ông ta dạy chúng đệ tử thực hành phi đạo giải thoát. Ngươi hãy đên đó trước nhiếp phục họ có niềm tin, rồi Như Lai sẽ đến sau”.

Trưởng lảo Mahāmoggallāna vâng lệnh đức Phật, đi đến trú xứ của đạo sĩ bà la môn Aggidatta.

Ở gần trú xứ Bà la môn Aggidatta có một đồi cát do những đệ tử của ông theo lời thày dạy hể lúc khởi tà tư duy thì hãy múc một thùng cát ở bờ sông đem về đổ một nơi đó, lâu ngày đống cát lớn thành đồi cát. Chổ ây có con mảng xà trú ngụ, nó rất hung dữ và kịch độc.

Khi trưởng lão Mahāmoggallāna đến chổ đạo sĩ Aggidatta xin tá túc một đêm, vị đạo sĩ từ chối với lý do không có tịnh thất trống. Trưởng lão mới hỏi chổ đống cát kia có được không?

Đạo sĩ bảo: “chổ đó có con mãng xà vương rất hung hăng”.

Trưởng lão nói: “Hãy cho ta tở chổ ấy!”

Đạo sĩ miển cưởng cho: “Thế thì tuỳ ông!”

Trưởng lão đi đến đồi cát và ngồi xuống. Mãng xà vương dưới đống cát bị động liền bò ra, thấy có người ngồi trên đống cát chổ của nó, nó hung hản phun khói độc toan hại mạng trưởng lão. Trưởng lão dùng thần thông phun khói mạnh hơn để áp chế luồng khói độc của mãng xà vương.

Mãng xà vương tức tối liền phun lửa đốt trưởng lão, thần thông của trưởng lão mạnh hơn, Ngài nhập thiền hoả giới phun lửa đốt thân mãng xà vương cháy như ngọn đuốc, sáng rực góc trời.

Các đạo sĩ nửa đêm thấy vậy nghĩ rằng: vị sa môn đã bị mảng xà vương hại chết rồi.

Trưởng lão Moggallāna dùng thần lực chinh phục đươc mãng xà vương. Ngài ngôi lại nơi đống cát, mãng xà vương dùng thân khoanh tròn đống cát và ngẩng đầu cao phùng mang lớn như tán lọng che trên đầu Ngài.

Sáng ra, các đạo sĩ đi đến đống cát để xem trưởng lão chết sống như thế nào; Họ thất trưởng lão đang ngồi tỉnh toạ trên đống cát bình an vô sự có mãng xà vương quấn chung quanh chổ ngồi và phùng mang che trên đấu trưởng lão, họ phát tâm kính phục chấp tay đảnh lễ trưởng lão và đồng thanh tán thán:

“Thật kỳ diệu thay là thần lực của sa môn. Ngài sa môn đã thu phục được độc xà”.

Các đạo sĩ đang đứng vây quanh trưởng lão với lời ca tụng, đức Thế Tôn ngự đến, trưởng lão Mahāmoggallāna trông thấy đức Thế Tôn đang đi đến liền đứng lên đảnh lễ đón rước đức Thế Tôn.

Các Đạo sĩ hỏi trưởng lão: Thưa Ngài, vị sa môn này còn cao quí hơn Ngài nữa sao?

Trưởng lão đáp: Đúng thế! Vì Ngài là bậc Đạo sư của ta, ta là đệ tử của Ngài.

Khi đức Thế Tôn đã an toạ trên đống cát, các vị đạo sĩ chấp tay đảnh lễ và tán dương:

“Thần lực của vị đệ tử đã như thế thì còn nói gì là thần lực của vị Đạo sư như Ngài!”

Đức Thế Tôn cho mời đạo sĩ Aggidatta đến và hỏi rằng:

“Này Aggidatta, ngươi đã giáo huấn chúng đệ tử của ngươi thế nào?”

“Thưa Ngài Sa môn, tôi đã dạy bảo đồ chúng như sau: hãy nương tựa núi, rừng, đền tháp, cội cây, làm vậy sẽ thoát mọi khổ đau”.

“Này Aggidatta, đi đến nương tự nơi núi, rừng, đền tháp, cội cây, làm vậy không thoát khỏi khổ đau được. Người nào nương tựa Phật Pháp Tăng và chánh kiến mới thoát khỏi đau khổ”.

Nói xong đức Phật thuyết lên năm kệ ngôn: Bahuṃ ve saraṇaṃ yanti…v.v…

Dứt pháp thoại, đạo sĩ Aggidatta cùng chúng đạo sĩ đệ tử, đều chứng đắc quả A la hán với tứ tuệ phân tích. Tất cả đồng đảnh lễ dưới chân đức Phật và xin xuất gia.

Đức Thế Tôn đưa tay vẫy gọi: “ Etha bhikkhavo, caratha brahmacariyaṃ _ Hãy đến đây, này các tỳ kheo, hãy sống đời sống phạm hạnh”.

Tức thì, các vị đạo sĩ ấy tự nhiên có đầy đủ y bát cùng các tư cụ tỳ kheo, y như vị trưởng lão sáu mươi hạ vậy.

Chánh văn:

10. Bahuṃ ve saraṇaṃ yanti

pabbatāni vanāni ca

ārāmarukkhacetyāni

manussā bhayatajjitā.

(dhp 188)

11. N’etaṃ kho saraṇaṃ khemaṃ

n’ etaṃ saraṇamuttamaṃ

n’ etaṃ saraṇamāgamma

sabbadukkhā pamuccati.

(dhp 189)

12. Yo ca buddhañca dhammañca

saṅghañca saraṇaṃ gato

cattāri ariyasaccāni

sammappaññāya passati.

(dhp 190)

13. Dukkhaṃ dukkhasamuppādaṃ

dukkhassa ca atikkamaṃ

ariyañc’ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ

dukkhūpasamagāminaṃ.

(dhp 191)

14. Etaṃ kho saraṇaṃ khemaṃ

etaṃ saraṇamuttamaṃ

etaṃ saraṇamāgamma

sabbadukkhā pamuccati.

(dhp 192)

Thích văn:

Bahuṃ [đối cách, số ít, trung tính, tính từ bahu] nhiều.

Ve [bất biến từ] quả thật, thật vậy.

Saraṇaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ saraṇa] sự nương tựa, chổ nương tựa.

Yanti [động từ tiến hành cách “yā + a”, ngôi III, số nhiều] đi đến.

Pabbatāni [đối cách, số nhiều, trung tính, danh từ pabbata] những ngọn núi.

Vanāni [đối cách, số nhiều, trung tính, danh từ vana] những khu rừng.

Ārāmarukkhacetyāni [đối cách, số nhiều, trung tính, hợp thể danh từ     ārāma + rukkha +cetya]. Ārāma (danh từ nam tính) ngôi chùa, khu vườn. Rukkha (danh từ nam tính) cội cây. Cetya hay Cetiya (danh từ trung tính) đền tháp. Āramarukkhacetyāni những ngôi chùa, những cội cây và những đền tháp.

Manussā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ manussa] nhân loại, loài người.

Bhayatajjitā [chủ cách, số nhiều, nam tính hợp thể tính từ bhayatajjita (bhayena tajjitā)] bị hoảng hốt bởi nổi sợ hãi, kinh hoàng bởi tai ương.

N’ etaṃ [hợp âm na etaṃ]

Etaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, chỉ thị đại từ eta] đó, cái đó, việc đó.

Saraṇaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ saraṇa] sự nương tựa, sự y chỉ.

Khemaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tỉnh từ khema] an ổn, bình an.

Saraṇamuttamaṃ [hợp âm saraṇaṃ uttamaṃ]

Uttamaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tính từ uttama] cao cả, cao thượng, cao quí.

Saraṇamāgamma [hợp âm saranaṃ āgamma]

Saraṇaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ saraṇa] sự nương tựa, sự y chỉ.

Āgamma [bất biến quá khứ phân từ của động từ āgacchati (ā + gam)] sau khi đi về, sau khi đến, sau khi hồi qui.

Sabbadukkhā [xuất xứ cách, số ít, trung tính, hợp thể danh từ sabbadukkha (sabba + dukkha)] tất cả khổ, mọi khổ đau.

Pamuccati [động từ tiến hành cách, thụ động thể, “pa + muc + ya”, ngôi III, số ít] được thoát ra, được thoát khỏi.

Yo [chủ cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] ai, người nào, bất luận ai.

Buddhañca [hợp âm buddhaṃ ca]

Buddhaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ buddha] Phật đà, đức Phật.

Dhammañca [hợp âm dhammaṃ ca]

Dhammaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ dhamma] Pháp, giáo Pháp.

Saṅghañca [hợp âm saṅghaṃ ca]

Saṅghaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ saṅgha] tăng già, hội chúng, tăng chúng.

Gato [quá khứ phân từ của động từ gacchati, (gam + ta: gata)] đã đi đến, đã đến nơi. Saranaṃ gato_qui y.

Cattāri [đối cách, số nhiều, trung tính, số mục tính từ catu] số 4, bốn.

Ariyasaccāni [đối cách, số nhiều, trung tính, hợp thể danh từ ariyasacca (ariya + sacca)] thánh đế, diệu đế, chân lý đặc thù.

Sammappaññāya [sở dụng cách, số ít, nữ tính, hợp thể danh từ sammappaññā (sammā + paññā)] chánh trí, cách tuệ.

Passati [động từ tiến hành cách “dis + a”, ngôi III, số ít] thấy, tỏ ngộ.

Dukkhaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ dukkha] sự khổ, sự đau khổ.

Dukkhasamuppādaṃ [đối cách, số ít, nam tính, hợp thể danh từ dukkhasamuppāda (dukkha + samuppāda)] sự sanh khổ, tập khởi của khổ.

Dukkhassa [chỉ định cách, số ít, trung tính, danh từ dukkha] sự khổ, sự đau khổ.

Atikkamaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh động từ atikkama (của động từ atikkamati)] sự vượt qua, sự đi qua khỏi, sự diệt mất.

Ariyañc’ aṭṭhaṅgikaṃ [hợp âm ariyaṃ ca aṭṭhaṅgikaṃ].

Ariyaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ ariya] cao quí, cao thượng, thánh.

Aṭṭhaṅgikaṃ [đối cách, số ít, nam tính, hợp thể tính từ aṭṭhaṅgika          (aṭṭha + aṅga + ika)] có tám chi phần, có tám nhánh.

Maggaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ magga] con đường, đạo lộ.

Dukkhūpasamagāminaṃ [đối cách, số ít, nam tính, hợp thể tính từ dukkhūpasamagāmī)] đi đến tịch tịnh khổ, nhân đến khổ yên, nhân đến níp bàn.

Việt văn:

10. Loài người sợ tai ương

đến nương tựa nhiều nơi

núi non và rừng rậm,

vườn cây và đền tháp.

(pc 188)

11. Nương tựa ấy không ổn,

không phải nương tối thượng

đến nương tựa chổ ấy

không thoát mọi khổ đau.

(pc 189)

12. Ai qui y đức Phật,

giáo Pháp và tăng chúng,

ai với chánh trí tuệ

thấy được bốn thánh đế.

(pc 190)

13. Khổ và khổ tập khởi,

sự vượt qua khổ đau,

thánh đạo tám chi phần

nhân đưa đến khổ diệt.

(pc 191)

14. Nương tựa ấy an ổn,

nương tựa ấy tối thượng,

đến nương tựa chổ ấy

mới thoát mọi khổ đau.

(pc 192)

Chuyển văn:

10, 11. Bhayatajjitā manussā bahuṃ ve saraṇaṃ yanti pabbatāni vanāni ārāme rukkhe cetiyāni ca. Etaṃ saraṇaṃ  na khemaṃ, etaṃ saraṇaṃ  na uttamaṃ; Etaṃ saraṇaṃ  na āgamma sabbadukkhā na pamuccati.

Loài người sợ hãi tai ương đi đến nương tựa nhiều chổ như núi non, rừng rậm, các khu vườn, các cội cây, các đền tháp. Sự nương tựa đó không phải an ổn, sự nương tựa đó không phải tối thượng, sự nương tựa chổ đó không thoát mọi khổ đau.

12, 13, 14. Yo buddhañca dhammañca saṅghañca saraṇaṃ gato cattāri ca ariyasaccāni sammappaññāya passati (seyyathīdaṃ) dukkhaṃ, dukkhasamuppādaṃ, dukkhassa atikkamaṃ, dukkhūpasamagāminaṃ aṭṭhaṅgikaṃ ariyamaggaṃ ca. Etaṃ kho saranaṃ khemaṃ, etaṃ saraṇaṃ uttamaṃ; Etaṃ saraṇaṃ āgamma sabbadukkhā pamuccati.

Ai qui y đức Phật, giáo pháp và tăng chúng, ai với chánh trí thấy được bốn thánh đế (tức là) sự khổ, sự tập khởi của khổ, sự vượt qua khổ, và thánh đạo tám chi phần đưa đến khổ diệt. Sự nương tựa đó quả thật là an ổn, sự nương tựa đó là tối thượng; Qui y đó là thoát mọi khổ đau.

Lý giải:

Loài người có hai cực đoan: tin vào tha lực hoặc không tin gì cả. Tư tưởng tín ngưởng đa thần là đặt niềm tin vào tha lực; Tư tưởng vô thần phủ bác không có các loại hoá sanh, đó là một tư tưởng cực đoan không tin gì cả.

Đối với người tín ngưởng đa thần, mỗi khi hửu sự muốn thoát khỏi tai ương hoặc có nguyện ước được con cái, được tài lộc…họ đi đến khấn vái thần núi, thần rừng, thần biển, thần cây, thần đình…v.v…

Đạo sĩ Aggidatta dạy đệ tử hãy nương tựa các tha lực ấy để được thoát khổ đau.

Đức Phật thuyết hai bài kệ 188 và 189 để nói cho mọi người biết: khổ tai ương xảy ra là do nghiệp ác mình đã làm thì làm sao chỉ khấn vái thần núi, thần rừng…v.v…mà thoát khổ ấy được; với lại chúng sanh lẻ thường phải bị khổ già, khổ bệnh, khổ chết, thì làm sao chỉ khấn vái cầu tha lực giúp cho thoát khỏi già bệnh chết được. Đó là ý nghĩa câu nói: N’ etaṃ saraṇaṃ āgamma sabbadukkhā pamuccati, đến nương tựa chổ ấy không thoát mọi khổ đau.

Ba bài kệ 190, 191, 192 đức Phật thuyết về sự nương tựa an ổn tối thượng, thoát khỏi sự khổ đau sanh tử luân hồi, đó là qui y Phật Pháp Tăng để giác ngộ tứ đế.

Qui y tam bảo không có nghĩa là nương nhờ tha lực. Nương tựa đức Phật, xem Ngài là vị Đạo Sư chỉ con đường; Nương tựa Giáo Pháp, xem lời dạy của Ngài như kim chỉ nam để hành trình giải thoát; Nương tựa Tăng chúng, xem các đệ tử xuất gia của Ngài như những hướng dẫn viên thay mặt Ngài dẫn dắt thực hành giáo Pháp.

Khi đã có niềm tin vững chắc nơi tam Bảo, một người tự mình nổ lực tinh tấn liểu tri bốn chân lý khổ, tập, diệt, đạo, sẽ chứng ngộ níp bàn.

Người với trí tuệ chân chánh, chứng ngộ níp bàn, đắc quả A la hán, người ấy giải thoát khỏi mọi khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn