- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG
Bài học ngày 1.12.2023
THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)
Bài 73. Tổng Quan Về Nghiệp
Nghiệp là một đề tài lớn trong Phật Pháp nói chung và Thắng Pháp nói riêng. Trong Thắng Pháp Abhidhamma, nói theo chân đế, thì nghiệp là định lý tự nhiên không nằm trong quan niệm luân lý đạo đức thường thức. Thí dụ sự ăn năn hối hận về một hành động sai quấy đã làm được xem là điều tốt theo cái nhìn thường có nhưng theo Thắng Pháp thì hối hận là một thuộc tánh trong nhóm sân phần mà sự phiền muộn khó chịu đi chung với nhân sân (dosa hetu).
Có ba phạm trù về nghiệp được tìm thấy trong kinh điển. Từ ba phạm trù nầy có thể tìm thấy định nghĩa chính xác mà người học Phật cần lưu ý.
Trong phần nói về nghiệp, quyển Thắng Pháp Tập Yếu, dùng chữ kammacatukka (Bốn Phần Của Nghiệp). Mỗi phần có 4 thứ nghiệp. Tổng cộng là 16. Tất cả gồm có:
Một điểm nên lưu ý là theo định nghĩa bình thường thì nghiệp là “hành vi tạo tác” được hiểu là những gì “thể hiện qua hành động” như bố thí, sát sanh.. nhưng theo Phật học, đặc biệt là Thắng Pháp, thì sự sanh khởi của mỗi sát na tâm thiện hay bất thiện đều tạo quả (…).
Chữ quả trong “nghiệp quả” được dịch từ Phạm ngữ Vipāka được dịch tinh xác là “quả dị thục” là cách nói ngắn của cụm từ “dị thời nhi thục – khác thời gian mà chín” có nghĩa là đây là quả báo với chu kỳ hoàn chỉnh như hột xoài sanh ra cây xoài, cây xoài sanh ra hoa xoài, hoa xoài sanh ra trái xoài với hột xoài bên trong. Sự “hưởng thụ quá trình” như một người đang tạo phước và hoan hỷ với việc đang làm thì sự hoan hỷ nầy không gọi là quả dị thục.
Cũng nên nói thêm về cách sử dụng ngôn từ ở đây. Trong từ ngữ tiếng Việt có chữ thường lầm lẫn là “phước báu” và “nghiệp báo”. Chữ báu là quý báu chỉ dùng phước lành thù thắng; trong khi chữ “báo” có nghĩa là quả báo dùng chung tất cả quả nghiệp.
Trong cách nói thông thường, thì chữ “nghiệp” thường được hiểu là nghiệp xấu như câu thơ Kiều “đã mang lấy nghiệp vào thân” trong lúc theo Phật Pháp thì chữ nghiệp gồm cả nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Trường hợp chữ “quả báo” hay “báo ứng” thường hiểu là quả xấu nhưng chính xác thì dù quả tốt hay xấu đều là quả báo