Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG | THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA) | Bài 109. Ngũ Quyền (Indriya) và Ngũ Lực (Bala).

Thursday, 02/01/2025, 23:40 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG

THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)

Bài 108. Ngũ Quyền (Indriya) và Ngũ Lực (Bala)

Pañc’indriyāni: (1) saddhindriyaṁ; (2) viriyindriyaṁ; (3) satindriyaṁ; (4) samādhindriyaṁ; (5) paññindriyaṁ.

Có năm quyền: tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền.

Pañca balāni: (1) saddhābalaṁ; (2) viriyabalaṁ; (3) satibalaṁ; (4) samādhibalaṁ; (5) paññābalaṁ.

Có năm lực là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực.

Chú Thích

Các quyền (Indriya) và lực (Bala) bao gồm cùng chung năm yếu tố nhưng có chức năng khác nhau, tương tự như trong cách nói tiếng Việt là trách nhiệm và quyền hạn. Quyền (indriya), cũng dịch là căn, là pháp có nhiệm vụ kiểm soát các lãnh vực trong phạm vi tương ứng. Lực (bala) là sức mạnh đương đầu với pháp đối nghịch.

  1. Tín (saddha) là niềm tin. Là pháp tạo nên sự quyết đoán (abhimokkha); là sức mạnh áp đảo thái độ trù trừ.
  2. Tấn (viriya) là nỗ lực. Là pháp tạo nên sự siêng năng (paggaha); là sức mạnh áp đảo sự biếng nhác.
  3. Niệm (sati) là sự ghi nhận rõ ràng. Là pháp tạo nên sự tỉnh thức (Upaṭṭhāna); là sức mạnh áp đảo sự bất cẩn.
  4. Định (samādhi) là sự tập chú. Là pháp tạo nên sự không xao lãng (avikkhepa). Là sức mạnh áp đảo sự dao động trước những chi phối.
  5. Tuệ (paññā) là sự sáng suốt. Là pháp tạo nên khả năng thấy, biết chân xác (dassanạ. Là sức mạnh áp đảo sự u mê.

Năm pháp trên được xem là nội lực chủ đạo trong thiền quán (vipassana) giống như năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ lạc, định) là yếu tính của thiền chỉ (samatha).

Theo Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya V, 15) sự viên mãn của ngũ quyền, ngũ lực được ghi nhận như sau:

Cao điểm của tín là bốn phẩm chất bất thối của bậc nhập lưu (Sotāpannassa Angāni) (niềm tin bất động ở Phật, Pháp, Tăng và giới hạnh).

  1. Cao điểm của tấn là tứ chánh cần (padhāna).
  2. Cao điểm của niệm là tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna).
  3. Cao điểm của định là bốn thiền sắc giới (pūpajjhāna).
  4. Cao điểm của tuệ là liễu ngộ tứ diệu đế (ariyasacca).

Trên phương diện pháp hành được nhấn mạnh yếu tố quân bình:

  1. Tín và tuệ phải cân bằng để tránh niềm tin mù quáng và cái nhìn duy lý.
  2. Tấn và định phải cân bằng để tránh sự bất an và trì trệ.
  3. Niệm là yếu tố duy nhất không cần sự quân bình. Nói cách khác là bao nhiêu cũng tốt.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.